Hướng Dẫn Cách Hút Mũi Cho Bé An Toàn Tại Nhà | Huggies
Có thể bạn quan tâm
MỤC LỤC BÀI VIẾT
- Tại sao cần hút mũi cho trẻ sơ sinh?
- Khi nào thì cần hút mũi cho trẻ?
- Các cách hút mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả hiện nay
- Những sai lầm khi hút mũi cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ
- Ba mẹ nên lưu ý điều gì khi hút mũi cho bé?
- Gợi ý dụng cụ hút mũi cho bé an toàn, phổ biến hiện nay
- Các câu hỏi thường gặp về cách hút mũi cho bé
Trẻ 5 tháng tuổi đã có sự phát triển vượt bậc so với trẻ sơ sinh. Không khí ô nhiễm và sự thay đổi thời tiết đột ngột khiến cho trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh lý về đường hô hấp, gây ra các tình trạng sổ mũi, ngạt mũi, khó thở do có đờm,... Vì vậy, các phương pháp vệ sinh mũi như cách rửa mũi hay hút mũi cho bé luôn là vấn đề mà mẹ bỉm đặc biệt quan tâm. Hãy cùng Huggies tìm hiểu cách hút mũi cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn trong bài sau mẹ nhé!
>> Tham khảo thêm:
- Vì sao trẻ bị sổ mũi? Cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ
- Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè, phải làm sao?
- Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình nguy hiểm không?
Tại sao cần hút mũi cho trẻ sơ sinh?
Trẻ sơ sinh với hệ miễn dịch còn non nớt và sức đề kháng yếu thường dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như nghẹt mũi, sổ mũi, ho và hắt hơi. Những nguyên nhân gây nghẹt mũi phổ biến là chất nhầy, đờm hoặc dị vật làm tắc nghẽn đường thở, có thể ảnh hưởng đến hô hấp nếu không được xử lý kịp thời.
Vậy, liệu bố mẹ có nên hút mũi cho trẻ sơ sinh? Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi chưa thể tự xì mũi hoặc khạc đờm. Vì vậy, lúc này bé rất cần bố mẹ hỗ trợ bằng cách hút mũi, giúp đường thở của trẻ thông thoáng và phòng ngừa các biến chứng về hô hấp.
Khi chăm sóc trẻ sơ sinh, sẽ có nhiều biểu hiện bố mẹ cần chú ý quan tâm hơn những trẻ đã lớn. Do đó, đối với những bố mẹ lần đầu có con, tìm hiểu và chuẩn bị cho những vấn đề phổ biến ở trẻ sơ sinh là cần thiết. Cùng Huggies theo dõi Những vấn đề thường gặp khi chăm sóc trẻ sơ sinh qua video sau:
>> Tham khảo thêm các loại tã dành cho trẻ sơ sinh:
- Tã giấy là gì? Hướng dẫn mẹ lựa chọn tã giấy cho trẻ sơ sinh
- [HƯỚNG DẪN] Cách đóng bỉm cho trẻ sơ sinh và thay tã đúng CHUẨN
Tại sao cần hút mũi cho trẻ sơ sinh (Nguồn: Huggies)
Khi nào thì cần hút mũi cho trẻ?
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường gặp các vấn đề hô hấp như ngạt mũi, sổ mũi và khó thở do chất nhầy và đờm tích tụ trong miệng và xoang mũi. Đặc biệt, đối với trẻ dưới 2 tuổi chưa biết cách khạc đờm, vì vậy bố mẹ nên hút mũi để hỗ trợ bé thở dễ dàng hơn. Bố mẹ nên hút mũi cho trẻ sơ sinh khi trẻ có các biểu hiện như sau:
- Bé bị nghẹt mũi, khó thở, thở khò khè
- Khi ho bé xuất hiện tình trạng ho có đờm xanh, đờm đặc hoặc kèm theo sốt, cảm cúm
- Khi bé bị mắc các bệnh như nhiễm khuẩn hô hấp trên, viêm mũi dị ứng tăng tiết đờm
Những lúc này, hút mũi sẽ giúp thông thoáng đường thở cho bé, hỗ trợ trẻ dễ thở hơn. Tuy nhiên, bố mẹ lưu ý chỉ nên hút mũi cho bé khi có chỉ định từ bác sĩ để đảm bảo an toàn cho trẻ.
>> Tham khảo:
- Trẻ sơ sinh bị ho có đờm, khò khè thì phải làm sao?
- Mẹo trị ho cho trẻ nhỏ: Trẻ bị ho nên ăn và kiêng ăn gì?
Các cách hút mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả hiện nay
Cách hút mũi cho bé sơ sinh bằng dụng cụ chữ U
Dưới đây là các bước hướng dẫn cách hút mũi cho trẻ bằng dụng cụ hình chữ U:
- Bước 1: Đặt trẻ nằm xuống và ngửa cằm lên, sau đó nhỏ 2-3 giọt nước muối vào mũi bé để chất nhầy trong mũi được loãng ra
- Bước 2: Mẹ đặt vòi lớn vào mũi trẻ, đồng thời mẹ dùng lực hút đầu vòi nhỏ để đưa chất nhầy từ trong mũi bé xuống hộp nhựa bên dưới. Lúc này, bố mẹ dùng lực hút càng mạnh thì chất nhầy được lấy ra càng nhiều.
- Bước 3: Sau khi hút xong một bên, làm sạch ống hút và thực hiện tương tự với bên còn lại. Nếu sau 5-10 phút trẻ vẫn bị nghẹt mũi, bố mẹ có thể lặp lại toàn bộ quá trình một lần nữa.
- Bước 4: Sau khi sử dụng xong, bố mẹ lau lại mũi cho bé và vệ sinh dụng cụ hút mũi. Mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn để làm sạch.
>> Tham khảo: Cách tăng sức đề kháng cho trẻ khỏe mạnh: Sữa, Thuốc, Thực phẩm
Cách hút mũi cho trẻ bằng dụng cụ chữ U (Nguồn: Huggies)
Cách hút mũi cho trẻ bằng ống bơm cao su
Hút mũi cho bé bằng ống bơm cao su là phương pháp an toàn và tiện lợi. Dưới đây là hướng dẫn khi bố mẹ có thể tham khảo:
- Bước 1: Đặt trẻ nằm xuống và nghiêng đầu qua một bên. Nhỏ 2-3 giọt dung dịch nhỏ mũi vào mũi bé, cố gắng giữ chất lỏng trong mũi bé khoảng 1-2 phút
- Bước 2: Cầm ống bơm cao su với ngón tay cái ở đáy, ngón trỏ và ngón giữa ở đầu. Bóp nhẹ để đẩy không khí ra và đưa đầu cao su vào một lỗ mũi của bé.Sau đó, bố mẹ nhẹ nhàng thả tay để ống bơm tạo lực hút, hút dịch nhầy ra ngoài.
- Bước 3: Sau khi hút xong, bố mẹ cần vệ sinh ống bơm và thực hiện thao tác tương tự cho bên mũi còn lại.
- Bước 4: Dùng khăn mềm lau sạch mũi bé sau khi hút. Sau đó, vệ sinh dụng cụ bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn.
>> Tham khảo: Trẻ bị tiêu chảy: Nguyên nhân và cách chữa
Cách hút mũi cho trẻ bằng ống bơm cao su (Nguồn: Huggies)
Cách hút mũi cho bé bằng máy
Máy hút mũi sử dụng đơn giản và rất hiệu quả trong việc giúp làm sạch dịch nhầy cho trẻ sơ sinh. Dưới đây là các bước hướng dẫn chi tiết cách sử dụng máy hút mũi bằng điện:
- Bước 1: Nhỏ từ 2 đến 3 giọt nước muối sinh lí vào mỗi bên mũi của bé, do nước muối sẽ giúp làm mềm chất nhầy bên trong mũi của bé
- Bước 2: Đặt bé nằm thẳng, đầu hơi nghiêng nhẹ lên trên.
- Bước 3: Đặt đầu hút của máy vào mũi bé, bật công tắc để máy tự động hút dịch nhầy ra ngoài.
- Bước 4: Dùng khăn mềm lau nhẹ vùng mũi của bé. Sau đó, vệ sinh dụng cụ bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn.
>> Tham khảo: Lịch sinh hoạt bé 1 tuổi: Ăn, ngủ. Vui chơi mẹ cần biết
Cách hút mũi cho trẻ bằng máy (Nguồn: Huggies)
Những sai lầm khi hút mũi cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ
Những sai lầm khi hút mũi cho trẻ nhỏ (Nguồn: Huggies)
Không dùng miệng hút mũi cho bé
Một sai lầm phổ biến mà nhiều phụ huynh mắc phải là sử dụng miệng để hút mũi cho bé. Bố mẹ thường nghĩ rằng đây là phương pháp nhanh chóng và không gây tổn thương cho con. Nhưng trên thực tế, miệng là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn. Việc dùng miệng để hút mũi cho trẻ có thể tạo ra con đường lây nhiễm vi khuẩn từ người lớn sang trẻ, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và gây hại cho sức khỏe của bé.
>> Tham khảo: Bệnh tay chân miệng ở trẻ: Dấu hiệu, cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh
Không lạm dụng việc hút mũi
Việc lạm dụng hút mũi thường xuyên có thể dẫn đến tổn thương niêm mạc, làm tình trạng nghẹt mũi của bé trở nên trầm trọng hơn. Do đó, bố mẹ cần phải hạn chế hút mũi cho bé và chỉ thực hiện khi thực sự cần thiết và cần tham khảo chỉ dẫn của bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh lưu ý rằng:
“Mẹ chỉ sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi cho trẻ, tuyệt đối không dùng các loại thuốc nhỏ mũi khác để rửa mũi. Nước rửa mũi là nước muối sinh lý đã được tiệt khuẩn, nên dùng lọ nhỏ, tốt nhất sử dụng trong vòng 2 ngày sau khi mở nắp. Các lọ nước muối sinh lý để nhỏ mắt, mũi, tai phải là các lọ riêng, khác nhau, không được dùng chung mẹ nhé!”
Không hút mũi cho trẻ vừa ăn no
Bố mẹ tuyệt đối không được hút mũi cho bé khi bé vừa mới ăn no. Vì khi này, dạ dày của trẻ đã đầy, việc hút mũi có thể gây khó chịu và thậm chí dẫn đến tình trạng nôn ói. Do đó, nên đợi ít nhất 30 phút sau khi trẻ ăn để thực hiện việc hút mũi, nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả cho trẻ.
>> Tham khảo:
- Sự phát triển của trẻ 5 tháng tuổi: Dinh dưỡng, vận động
- Top 19 loại bánh ăn dặm cho bé 6 tháng ngon, dinh dưỡng
Tuyệt đối không được hút mũi khi trẻ vừa ăn no (Nguồn: Huggies)
Không được dùng tay móc họng để trẻ ói ra đờm
Việc dùng tay móc họng để khiến trẻ ói ra đờm là hoàn toàn sai. Điều này không chỉ làm tổn thương niêm mạc hầu họng, gây sặc vào đường thở mà còn có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, trào ngược dạ dày sau này.Hơn nữa, hành động này có thể làm trẻ sợ hãi và tạo tâm lý lo lắng mỗi khi bị nghẹt mũi.
Phải tham khảo ý kiến của bác sĩ
Không được tự ý hút mũi cho trẻ nếu như không tham khảo ý kiến hoặc không có chỉ định của bác sĩ. Thời điểm, tần suất hút mũi cũng phải nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ chứ không lạm dụng.
>> Tham khảo: Bổ sung DHA cho trẻ sơ sinh từ 0 - 6 tháng tuổi hiệu quả, an toàn
Ba mẹ nên lưu ý điều gì khi hút mũi cho bé?
Niêm mạc mũi của trẻ rất nhạy cảm, do đó, các thao tác hút mũi cần phải nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương. Dưới đây là một vài điểm mà bố mẹ cần chú ý khi vệ sinh mũi cho con:
- Đảm bảo các dụng cụ hút đờm được làm sạch bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn trước và sau khi sử dụng.
- Bố mẹ cần thực hiện nhẹ nhàng, cẩn thận, tránh làm tổn thương niêm mạc và gây chảy máu.
- Sau khi hút xong, hãy vệ sinh mũi cho bé bằng nước muối sinh lý.
- Không nên hút quá ba lần mỗi ngày để tránh làm niêm mạc mũi bị mỏng và dễ tổn thương.
- Tuyệt đối không sử dụng miệng để hút mũi cho trẻ.
- Nếu trẻ hắt hơi khi rửa mũi, đây là phản ứng khi chất nhầy được đẩy ra ngoài nên bố mẹ không cần phải lo lắng. Bố mẹ chỉ dừng lại nếu trẻ phản ứng quá mạnh.
>> Tham khảo: Trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng nguy hiểm thế nào?
Những điều cần lưu ý khi hút mũi cho trẻ (Nguồn: Huggies)
Gợi ý dụng cụ hút mũi cho bé an toàn, phổ biến hiện nay
Dụng cụ hút mũi dạng chữ U
Với thiết kế tiện lợi, dụng cụ hút mũi hình chữ U giúp bố mẹ dễ dàng sử dụng mà không gây khó chịu cho bé. Dụng cụ này giúp hạn chế gây tổn thương cho niêm mạc mũi nhạy cảm của bé, đồng thời hút chất nhầy hiệu quả. Ngoài ra, dụng cụ này cũng dễ vệ sinh, phù hợp cho trẻ sơ sinh với kích thước mũi nhỏ.
>> Tham khảo: TOP 5 mẫu xe tập đi cho bé tốt nhất được ưa chuộng hiện nay
Dụng cụ ống bầu cao su
Một loại dụng cụ khác hút mũi cho trẻ là ống bầu cao su, với tính đàn hồi tốt. Bố mẹ chỉ cần đưa một đầu của ống vào mũi trẻ, rồi bóp ống để hút chất nhầy ra ngoài. Đây là dụng cụ dễ sử dụng và giá cả phải chăng, nhưng bố mẹ có thể gặp khó khăn trong việc vệ sinh do dịch mũi sẽ ứ đọng lại trong ống bầu. Nếu không làm sạch đúng cách, nó có thể trở thành nơi phát triển của vi khuẩn và nấm mốc. Do đó, các bác sĩ khuyên nên sử dụng loại này một lần và không tái sử dụng nhiều lần.
>> Tham khảo: Nhiệt độ phòng cho trẻ sơ sinh bao nhiêu là thích hợp nhất?
Dụng cụ hút mũi cho bé bằng điện hoặc chạy pin
Dụng cụ hút mũi cho bé bằng điện hoặc pin rất tiện lợi và dễ sử dụng, với thiết kế chỉ cần đưa đầu hút vào mũi trẻ và bấm nút để hút dịch nhầy. Các dòng máy này thường có lực hút đều và duy trì ổn định, dễ vệ sinh và có thể sử dụng nhiều lần.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều thương hiệu kinh doanh dụng cụ hút mũi cho trẻ sơ sinh. Một số hãng máy hút mũi khá nổi tiếng như máy hút mũi Bebe Confort có xuất xứ từ Pháp, máy hút mũi Farlin, Kuku có xuất xứ từ Đài Loan, hay máy hút mũi Nuk, Chicco, Richell, Pigeon,…
>> Tham khảo:
- Trẻ sơ sinh ngủ nhiều không chịu bú hoặc bú ít có đáng lo không?
- Trẻ sơ sinh xì hơi nhiều có sao không? Bình thường hay bất thường?
Các câu hỏi thường gặp về cách hút mũi cho bé
Có nên hút mũi trẻ sơ sinh thường xuyên?
Việc hút mũi trẻ sơ sinh là phương pháp hiệu quả để loại bỏ dịch nhầy, giúp thông thoáng đường thở và hỗ trợ trẻ dễ thở hơn. Tuy nhiên, cha mẹ không nên lạm dụng việc này, vì nếu thực hiện quá thường xuyên, niêm mạc mũi của trẻ có thể bị tổn thương. Khi niêm mạc bị hư hại, trẻ sẽ dễ dàng bị vi khuẩn tấn công, khiến tình trạng sức khỏe trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, hút mũi cần được thực hiện một cách hợp lý và có chỉ định của bác sĩ.
>> Tham khảo: Trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ: Nguyên nhân và cách chữa trị
Có nên dùng máy hút mũi cho bé không?
Trong trường hợp trẻ chỉ bị sổ mũi nhẹ bên trong thì không cần thiết. Khi nào dịch mũi của bé đặc và ứ đọng, gây cản trở cho việc hô hấp, khó thở thì bố mẹ có thể cân nhắc sử dụng máy hút mũi. Ba mẹ nên lưu ý, khi dùng máy hút phải áp chế lực hút vừa phải ở những lần đầu tiên. Máy hút mũi sẽ tạo ra tiếng ồn, có thể bé sẽ phản ứng sợ hãi lúc đầu khi bé chưa quen.
>> Tham khảo: 9 Nguyên nhân trẻ sơ sinh quấy khóc cả ngày và Cách xử lý
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi bao lâu thì hết?
Thời gian trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thường kéo dài từ 5 đến 7 ngày nếu do dị ứng hoặc tác động bên ngoài. Ngược lại, nếu nghẹt mũi là dấu hiệu của bệnh lý, thời gian bệnh có thể kéo dài lâu hơn. Nếu bé có triệu chứng kèm theo như sốt hay ho, cha mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để kịp thời phát hiện và điều trị.
>> Tham khảo: 8 cách hạ sốt nhanh cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn, hiệu quả
Có cách hút mũi cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi không?
Việc xử lý nghẹt mũi cho trẻ 1 tháng tuổi có thể thực hiện tại nhà nếu bé chỉ bị nghẹt mũi nhẹ và không kèm theo các triệu chứng khác. Bố mẹ có thể dùng nước muối sinh lý và dụng cụ hút mũi chuyên dụng như ống hút, ống bơm, dụng cụ hình chữ U để làm sạch mũi bé.
Tuy nhiên, nếu xuất hiện thêm triệu chứng như bé bị sốt hoặc khó ăn uống, cha mẹ nên đưa bé đến bác sĩ ngay để được kiểm tra và điều trị kịp thời, tránh biến chứng ngoài ý muốn.
Hy vọng bài viết trên đã giúp các mẹ biết cách hút mũi cho bé sao cho đúng cách. Để tìm hiểu thêm các thông tin khác, mẹ có thể tham khảo tại chuyên mục Chăm sóc bé hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia của Huggies.
>> Bài viết cùng chủ đề bố mẹ có thể tham khảo:
- Các tuần khủng hoảng Wonder Week của trẻ và cách vượt qua
- Bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0-18 tuổi chuẩn WHO [Mới nhất]
- Biểu đồ tăng trưởng của trẻ: Cân nặng, chiều cao
>> Nguồn tham khảo:
- https://www.nationwidechildrens.org/family-resources-education/health-wellness-and-safety-resources/helping-hands/suctioning-the-nose-with-a-bulb-syringe
- https://www.babycenter.com/baby/bathing-body-care/how-to-use-a-bulb-syringe-or-nasal-aspirator-to-clear-a-stuf_482
Từ khóa » Cách Nhỏ Mũi Cho Trẻ Em
-
Bật Mí 5 Cách Rửa Mũi Cho Trẻ Sơ Sinh Vừa Nhanh Vừa Hiệu Quả
-
Hướng Dẫn Sử Dụng An Toàn Thuốc Nhỏ Mũi Cho Bé | Vinmec
-
Bác Sĩ Nhi Tư Vấn 4 Bước Nhỏ Mũi Cho Trẻ đúng Chuẩn
-
Cách Rửa Mũi Cho Bé - 5 Lưu ý Quan Trọng để đảm Bảo An Toàn
-
Mách Mẹ Cách Nhỏ Mũi An Toàn để Trẻ Sơ Sinh ít Quấy Khóc - Fysoline
-
Bác Sĩ Hướng Dẫn Cách Nhỏ Mũi Chuẩn Cho Trẻ - YouTube
-
Cách Dùng Nước Muối Sinh Lý Nhỏ Mũi Cho Trẻ Hiệu Quả Và An Toàn
-
Hướng Dẫn Sử Dụng Nước Muối Sinh Lý Cho Bé đúng Cách | Medlatec
-
HƯỚNG DẪN BA MẸ VỆ SINH MŨI CHO TRẺ ĐÚNG CÁCH
-
Hướng Dẫn Hút Mũi Và Rửa Mũi Cho Trẻ Sơ Sinh đúng Cách - Huggies
-
4 Bước Nhỏ Mũi đúng Chuẩn Cho Trẻ - Thầy Thuốc Việt Nam
-
Nhỏ Mũi Cho Trẻ Thế Nào Là đúng Cách? - Giáo Dục Việt Nam
-
Cách Rửa Mũi Cho Trẻ Ngay Tại Nhà - VnExpress Sức Khỏe
-
Kỹ Thuật Rửa Mũi Cho Trẻ Em