Hướng Dẫn Cách Kiểm Tra Tụ Điện Đơn Giản, Chính Xác - Lidinco
Có thể bạn quan tâm
Tụ điện là một trong những linh kiện điện tử đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các mạch điện. Vậy có những cách nào để đo và kiểm tra tụ điện nhanh chóng, hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Tụ điện là gì?
Tụ điện là một loại linh kiện điện tử thụ động. Cấu tạo gồm hai lớp bề mặt dẫn điện được ngăn cách ở giữa bởi lớp điện môi. Trong mạch điện, tụ điện đóng vai trò lưu giữ và giải phóng năng lượng cho mạch.
Tại sao cần đo và kiểm tra tụ điện?
Mục đích của việc đo tụ điện là để kiểm tra sự thay đổi giá trị điện dung. Bằng cách so sánh giá trị đo được với giá trị ban đầu, bạn có thể đánh giá xem hệ thống mạch bên trong có gặp lỗi hay không. Liệu linh kiện có bị hỏng hay không.
Ví dụ khi tụ điện bị hư hỏng trong các thiết bị điện như máy bơm, máy lạnh, điều hòa, quạt điện thường dẫn đến việc máy bị kêu to hoặc tiếng è è, có mùi, hoặc thậm chí máy không hoạt động. Việc kiểm tra tụ sẽ giúp đảm bảo phát hiện được các lỗi liên quan để khắc phục, sửa chữa kịp thời.
Ngoài đo giá trị điện dung, người ta còn tiến hành thử nghiệm cao áp để kiểm tra khả năng cách điện của lớp điện môi trong tụ điện. Nhằm đảm bảo sản phẩm tụ điện đạt các tiêu chuẩn an toàn để sử dụng.
Thiết bị đo tụ điện:
Sử dụng đồng hồ vạn năng đo tụ điện
Đây là một thiết bị mà chắc chắn bất kỳ anh em thợ sửa chữa điện nào cũng có trong tủ đồ nghề của mình vì nó có thể sử dụng trong rất nhiều tình huống đo lường khác nhau và hơn thế nữa là giá thành của nó rất rẻ.
Tuy nhiên, Lidinco cũng sẽ đề cập đến 2 khó khăn mà chắc chắn bạn sẽ gặp phải khi thực hiện phép đo tụ điện bằng VOM đó chính là độ chính xác của thiết bị không cao nên việc đo giá trị của tụ sẽ gặp nhiều khó khăn
Một điểm yếu thứ hai của việc dùng VOM để kiểm tra loại linh kiện này đó là nó có dải đo quá nhỏ nên chỉ có thể dùng kiểm tra vài loại tụ điện cơ bản. Tuy nhiên với một mức giá chỉ từ vài trăm ngàn thì đây cũng là điều có thể chấp nhận được
→ Xem danh mục sản phẩm: Đồng hồ vạn năng
Sử dụng máy hiện sóng kết hợp mát phát xung kiểm tra tụ điện
Ngoài đồng hồ vạn năng, thì máy hiện sóng cũng là một thiết bị có thể kiểm tra tụ điện khá tốt và chính xác. Vì hầu hết các máy hiện sóng được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay là các dòng máy kỹ thuật số nên có t hể vẽ lại các đồ thì sóng, ghi lại hình ảnh tín hiệu một cách chính xác nhất, giúp thực hiện tốt các phép đo theo miền thời gian
Trong phương pháp kiểm tra tụ điện bằng oscilloscope ta sẽ sử dụng một điện trở với giá trị nhỏ hơn nhiều, giá trị của điện trở sẽ thay đổi tùy thuộc vào giá trị của tụ điện. Đối với các tụ điện ở dải PicoFarad sẽ cần điện trở có giá trị chục Ohm. Đối với tụ điện milifared sẽ cần điện trở vài nghìn ohm. Các giá trị thực tế còn phụ thuộc vào máy phát xung mà bạn sử dụng, đều ra 50Ω là phù hợp nhất trong trường hợp này
→ Xem danh mục sản phẩm: Máy hiện sóng | Máy phát xung
Sử dụng máy đo tụ điện (máy LCR)
Ngoài 02 loại thiết bị trên thì máy đo tụ điện (máy đo LCR) là một thiết bị chuyên dụng bạn có thể dùng để kiểm tra nhanh chóng tụ điện còn sống hay chết. Ngoài ra, bạn cũng có thể đo lường chính xác giá trị của tụ điện biết được tụ điện của bạn có đang hoạt động đúng chức năng hay không từ đó có thể đưa ra biện phép sửa chửa nhanh chóng
Nếu bạn đang phân vân một cách kiểm tra tụ điện nhanh chóng, chính xác để đáp ứng cho nhu cầu làm việc kiểm tra các tụ điện liên tục của mình thì việc đầu tư máy đo LCR là vô cùng hợp lý
→ Xem danh mục sản phẩm: Máy đo LCR
Cách xả tụ điện an toàn:
Việc xả tụ điện phụ thuộc vào loại và điện dung của tụ điện. Tụ điện lớn hơn 1F nên được xả tụ một cách cẩn thận vì khi tụ bị ngắn mạch thì không chỉ gây hư hại cho bản thân tụ mà còn gây nổ và sốc điện.
Có nhiều cách khác nhau để xả tụ điện, trong đó cách đơn giản nhất là sử dụng bóng đèn kết nối với tụ điện. Ví dụ để xả tụ đện 100V. Có thể sử dụng bóng đèn tròn 110V. Tụ sẽ truyền năng lượng cho bóng đèn và xả điện một cách an toàn.
Vì tụ điện là linh kiện lưu trữ điện tích nên trước khi kiểm tra, đo lường đều phải đảm bảo tụ được xả điện. Đặc biệt là không được để các chân của tụ điện chạm nhau gây ngắn mạch hoặc để chính mình chạm vào chân của tụ điện vì có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Cách kiểm tra tụ điện sống hay chết:
Sử dụng đồng hồ vạn năng
Sau đây là các phương pháp chi tiết giúp bạn kiểm tra tụ điện. Xem rằng liệu tụ điện sống hay chết, có bị ngắn hay hở điện hay không.
Phương pháp 1: Kiểm tra tụ điện bằng đồng hồ vạn năng kim
Bước 1: Đảm bảo tụ điện đã được xả hoàn toàn.
Bước 2 : Chọn đồng hồ vạn năng kim ở chế độ OHM ( và dùng mức điện trở cao khoảng từ 10k đến 1MΩ để kiểm tra)
Bước 3: Kết nối que đo của đồng hồ với các cực của tụ điện. Que đỏ với cực dương và que đen với cực âm.
Bước 4: Nếu đồng hồ bắt đầu từ 0 và tăng dần đến vô cực có nghĩa là tụ điện đang hoạt động tốt. Còn ngược lại nếu đồng hồ giữ nguyên ở mức 0 nghĩa là tụ điện đã bị chết hoặc hở điện.
Phương pháp 2: Kiểm tra tụ điện bằng đồng hồ vạn năng số
Bước 1: Xả hoàn toàn tụ điện
Bước 2: Chỉnh đồng hồ về phần OHM ( chọn thang đo ít nhất 1000 Ohm)
Bước 3: Kết nối que đo của đồng hồ với các chân của tụ điện
Bước 4: Đọc số đo hiển thị trên đồng hồ vạn năng rồi thả que đo ra
Bước 5: Chỉnh đồng hồ vạn năng về chế độ đo DCV
Bước 6: Kết nối lại que đo của đồng hồ vạn năng với các chân của tụ điện
Bước 7: Đọc kết quả hiển thị trên đồng hồ. Nếu kết quả giảm dần có nghĩa là tụ đang hoạt động tốt.
Phương pháp 3: kiểm tra tụ điện với chế độ kiểm tra điện dung có ở đồng hồ vạn năng
Ngoài 2 phương pháp trên, ở các đồng hồ vạn năng có chức năng kiểm tra điện dung capacitance mood hỗ trợ nhanh chóng đo điện dung của tụ điện.
Bước 1: Xả tụ hoàn toàn
Bước 2: Tháo tụ ra khỏi mạch điện
Bước 3: Chọn chế độ đo Capacitance trên đồng hồ vạn năng
Bước 4: Kết nối que đo của đồng hồ vạn năng với chân của tụ điện
Bước 5: Đọc kết quả đo hiển thị trên đồng hồ vạn năng. Nếu giá trị đo gần bằng với giá trị trên vỏ của tụ điện có nghĩa là tụ đang hoạt động tốt. Còn trong trường hợp giá trị thấp hơn nhiều so với con số trên vỏ của tụ thì có khả năng tụ điện đã bị hỏng và cần thay thế.
Sử dụng máy hiện sóng và máy phát xung kiểm tra tụ
Để thực hiện bài kiểm tra này, bạn cần chuẩn bị một máy hiện sóng có hai kênh đo và máy phát xung có hai kênh đo, tụ điện cần kiểm tra và điện trở
Bước 1: Sử dụng cáp BNC - BNC kết nối giữa máy phát xung và máy hiện sóngBước 2: Đặt máy phát xung về dạng sóng vuông với mức tần số mà bạn muốn kiểm traBước 3: Kết nối dây đầu cá sấu từ kênh 2 của máy phát xung đến R-CBước 4: Kết nối kênh còn lại của máy hiện sóng đến R-CBước 5: Cẩn thận phân cực bằng cách kết nối nối đất của hai thiết bị với nhau và với dây dẫn âm của tụ nếu nó được phân cựcBước 6: Lúc này tín hiệu sẽ hiển thị trên Oscilloscope, điều chỉnh độ phân giải dọc để đọc tín hiệuBước 7: Điều chỉnh tín hiệu của máy phát cho đến khi tụ điện sạc xong và gần với giai đoạn cao của sóng vuông. Nếu tần số quá thấp, tụ điện sẽ kết thúc quá trình sạc, nếu quá cao tụ sẽ sạc không hết
Sử dụng nhíp đo LCR đo tụ điện dán
Nhíp đo LCR là thiết bị đo điện chuyên dụng được sử dụng vô cùng tiện lợi đối với các loại linh kiện dán SMD. Bạn có thể dễ dàng đo điện dung của tụ điện với thiết bị này. Để tìm hiểu thêm, bạn có thể xem video dưới đây:
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số thiết bị khác để kiểm tra tụ điện như máy đo điện dung arduino, cầu công suất… cũng rất hiệu quả
Thiết bị kiểm tra tụ điện chính hãng:
Công ty Lidinco chuyên cung cấp, phân phối các loại thiết bị đo lường điện chuyên dụng dành cho việc kiểm tra và đo tụ điện như đồng hồ vạn năng, nhíp đo LCR, thiết bị đo LCR,… với giá tốt và bảo hành chính hãng. Xem ngay các sản phẩm liên quan tại đây hoặc liên hệ ngay với Lidinco để được tư vấn kỹ thuật và báo giá:
Công Ty TNHH Đầu Tư Phát Triển Cuộc Sống
Địa chỉ: 487 Cộng Hòa, Phường 15, Quận Tân Bình, TPHCM, Việt Nam
Điện thoại: 028 3977 8269 / 028 3601 6797 / 028 3977 8019
Email: sales@lidinco.com
Từ khóa » Giải Thích Số Liệu Ghi Trên Tụ điện 1000uf-16v
-
Một Tụ điện Có Ghi 40uF - 220V. A) Hãy Giải Thích Các Số Ghi Trên Tụ ...
-
Ý Nghĩa Các Thông Số Ghi Trên Tụ điện
-
Cách đọc Trị Số Và ý Nghĩa Tụ điện - Mạch điện Tử
-
TD16 Tụ Hóa 1000uF 16V - Robocon.Vn
-
Cách đọc Tụ điện đơn Giản Dễ Hiểu - ĐIỆN TỬ TƯƠNG LAI
-
Trên Vỏ Một Tụ điện Có Ghi 20μF-200V. Nối Hai Bản Của Tụ - Khóa Học
-
TỤ ĐIỆN LÀ GÌ? Cấu Tạo, Phân Loại, Cách đọc Giá Trị, ứng Dụng, Cách Ki
-
Trên Một Tụ điện Có Ghi 160V - 100µF. Nêu ý Nghĩa Các Thông Số Này?
-
Tụ Hóa 1000uF 16V (3 Con/túi) - Linh Kiện 888
-
Bài 7 Trang 33 SGK Vật Lí 11
-
Tụ Hóa 1000uF-16V / Tụ Hóa 16V 1000uF / Tụ 1000uF 16V - A9H5
-
Tụ Hóa 1000uF/16V - Linh Kiên Điện Tử Đức Huy
-
Tụ Nhôm 1000uF 16V 10x10mm | Shopee Việt Nam