Hướng Dẫn Cách Lái Xe ô Tô Số Sàn Cơ Bản Cho Người Mới Học
Nội dung bài viết hướng dẫn lái xe ô tô số sàn cơ bản cho người mới học
1. Hướng dẫn lái xe số sàn cơ bản 2. Các bước hướng dẫn lái xe oto số sàn Bước 1: Làm quen và định vị vị trí chân côn Bước 2: Học cách điều khiển hộp số Bước 3: Cách khởi động máy và điều khiển cho xe di chuyển Bước 4: Chuyển số và tiến hành tăng tốc Bước 5: tiến hành lùi xe Bước 6: giảm tốc độ và dừng xe lại Bước 7: cách sử dụng phanh tayHướng dẫn lái xe ô tô số sàn cơ bản cho người mới học, hiện tại ô tô đang ngày trở nên phổ biến tại nước ta và để lái được ô tô thì buộc mọi người phải đi học cách vận hành. Đối với người mới bắt đầu tập lái xe thì xe số sàn luôn là ưu tiên hàng đầu mặc dù hiện nay số tự động đang chiếm ưu thế và ngay tại các trường đào tạo lái xe thì xe số sàn vẫn được lựa chọn. Nội dung bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn cho bạn đọc cách lái xe số sàn cơ bản nhất phù hợp cho những người mới bắt đầu học cách lái xe, bên cạnh đó là một số lỗi mà các bạn hay mắc phải trong quá trình điều khiển xe ô tô số sàn.
1. Hướng dẫn lái xe số sàn cơ bản
Điều đầu tiên nếu như bạn là một ngời mới học cách lái xe thì bạn cần biết và hiểu được các bộ phận, cũng như nhiệm vụ của chúng để từ đó có được các kiến thức cơ bản trước bước vào thực hành. Hướng dẫn lái xe ô tô số sàn là người hướng dẫn sẽ chỉ bạn các bước cơ bản nhất cũng như lưu ý bạn một số việc trong quá trình điều khiển xe mà bạn có thể gặp phải khi đấy thì bạn phải xử lý như thế nào để đảm bảo an toàn.
cần số sàn
Xe số sàn thì ngoài chân phanh và chân ga thì còn được trang bị thêm bàn đạp ly hợp hay còn được gọi là chân côn để điều khiển, nó hoàn toàn khác so với số tự động khi chỉ có chân phanh và chân ga. Ngoài ra thì cấu tạo của hộp số sàn cũng khá là phức tạp đòi hỏi bạn phải sử dụng nhiều thì mới có thể thao tác một cách thuần thục được.
2. Các bước hướng dẫn lái xe oto số sàn
Nhìn chung nếu như bạn là người mới bắt đầu làm quen với việc lái xe số sàn thì người hướng dẫn sẽ chỉ bạn các bước cơ bản như sau:
Bước 1: Làm quen và định vị vị trí chân côn
Đây là một bước cực kì quan trọng trong quá trình hướng dẫn lái xe số sàn cho người mới học, những người lần đầu tiên ngồi vào vô lăng xe ô tô số sàn cần phải học được cách định vị vị trí chân ga, chân phanh và chân côn. Sau đó là việc phối hợp nhuần nhuyễn giữa các loại này lại với nhau, khác với xe số tự động thì chỉ cần sử dụng chân phải để đạp chân phanh hoặc chân ga thì khi lái xe số sàn bạn phải sử dụng cả hai chân, chân trái thì dùng để đạp chân côn còn chân phải sử dụng để đạp chân ga hoặc chân phanh. Chính vì thế mà đây là bước cực kỳ quan trọng đòi hỏi bạn phải chú ý để tránh dẫn đến sai lầm.
Bước 2: Học cách điều khiển hộp số
Như đã nói ở phần trên thì cấu tạo hộp số của xe số sàn vô cùng phức tạp nó rắc rối hơn số tự động rất nhiều, do đó bạn phải thường xuyên tập luyện thì mới có thể thành thục cách vô số của xe số sàn. Đối với xe số sàn thì hệ thống các chân phanh, ga, côn có sự liên quan vô cùng mật thiết với hộp số, cũng chính vì thế mà trước khi bắt đầu tập lái bạn cần học cách làm quen với việc đánh số cũng như học thuộc sơ đồ chuyển số, thông thường sơ đồ chuyển số được vẽ trên cần gạt số của xe và thường có dạng hình chữ H. Trên thị trường hiện này thì các xe số sàn thường được trang bị hộp số 6 cấp tương đối giống nhau.
Bước 3: Cách khởi động máy và điều khiển cho xe di chuyển
Một chú ý nhỏ là khi vào buổi sáng trước khi lái xe thì bạn nên cho hệ thống động cơ nổ máy và để ở chế đồ chờ trong vòng khoảng thời gian là 1 phút, lợi ích của việc này là tránh cho hệ thống động xe bị ăn mòn và có thể dẫn đến hư hỏng sau một thời không hoạt động.
Để khởi động máy bạn cần cho chìa khóa vào ổ khóa sau đó bật chìa khóa để khởi động máy, sau khi máy đã được khởi động bạn muốn xe di chuyển thì thực hiện các thao tác sau: sử dụng chân trái để đạp côn và chân phải đạp chân phanh sau đó chuyển cần số về vị trí số 1, thì ngay lập tức bỏ chân phanh ra và đạp qua chân ga sau đó nhả nhẹ chân côn để cho xe từ từ di chuyển về phía trước theo hướng đã được xác định. Việc phối hợp giữa chân ga, chân côn và chân phanh này đòi hỏi người lái phải thuần thục, bởi vì nếu như bạn thả chân côn ra quá nhanh thì xe có thể bị tắt máy còn đối với trước hợp bạn đạp chân ga quá nhanh thì ống xả của xe sẽ phát sinh ra một tiếng nổ rất lớn và có nhiều khả năng ảnh hưởng đến hệ thống động cơ xe. Chính vì thế cần có sự phối hợp nhịp nhàng để tránh ảnh hưởng đến động cơ.
Bước 4: Chuyển số và tiến hành tăng tốc
Tiếp theo sau khi xe đã di chuyển bạn muốn tăng tốc xe lên nhanh hơn thì bạn có thể thực hiện các thao tác sau: bạn tiến hành đạp chân ga và sau khi bạn nghe tiếng ga kêu lớn kết hợp với quan sát đồng hồ bạn thấy moment xoắn chỉ 2000rpm/phút , khi đó bạn thực hiện thao tác đạp hết chân côn và cần số chuyển sang vị trí số 2. Tại đây có một lưu ý nhỏ dành cho các bạn là các bạn không nên đạp hết chân côn khi không thật sự cần thiết, và luôn nhớ nằm lòng rằng “côn ra thì ga vào” có nghĩa là khi bạn giảm ga thì nên cắt côn và tiến hành sang số ngay lập tức và ngược lại khi nhả côn thì bạn kết hợp với việc tăng ga. Việc này sẽ giúp cho côn xe không bị mài mòn quá nhiều trong quá trình sử dụng và trong quá trình di chuyển khi đã bắt đầu vận hành mượt mà thì chúng ta lại lắp lại quá trình này để tiến lên các số 3, 4, 5 nhằm mục đích tăng tốc độ di chuyển của xe.
Theo hướng dẫn của các chuyên gia thì mỗi cấp số sẽ tương ứng với mỗi mức tốc độ khác nhau:
- Cấp số 1 sẽ tương ứng với tốc độ từ 5 – 10 km/h
- Cấp số 2 sẽ tương ứng với tốc độ 10 – 15 km/h
- Cấp số 3 sẽ tương ứng với tốc độ 15 – 30 km/h
- Cấp số 4 sẽ tương ứng với tốc độ 35 – 40km/h
- Cấp số 5 sẽ tương ứng với tốc độ 10 – 15km/h
Bước 5: tiến hành lùi xe
Để tiến hành lùi xe thì bạn cần chuyển cần số về R sau đó kết hợp chân côn và chân phanh để điều chỉnh tốc độ lùi xe, bước quan trọng nhất của việc lùi xe là chuyển số về R do đó đối với những người mới thì cần thành thục việc điều khiển cần số trước khi thực hiện bước này.
Bước 6: giảm tốc độ và dừng xe lại
Đầu tiên bạn phải chắc chắn một điều rằng bạn thực hiện phanh xe khi cần số đang ở số chạy chứ không phải số N việc này vô cùng quan trọng vì nếu như ở số N thì xe khi ấy chỉ chạy theo quán tinh nếu phanh thì sẽ chậm tác chậm tác dụng hơn.
Đạp phanh cho đến khi bạn thấy được số vòng tua máy nó đã cao hơn so với chế độ chạy không tải, bạn tiến hành cắt côn và gạt cần số về vị trí N trong lúc này thì bạn vẫn đạp chân phanh và không buông ra việc này cần thực hiện để đảm bảo cho xe đã dừng hẳn lại. Khi đồng hồ tốc độ hiển thị tốc độ nhỏ hơn 20km/h thì khi ấy bạn bỏ chân phanh để xe tự động lăn đến chỗ bạn muốn dừng, mục đích của việc này nhằm phân bố đều trọng lực lên cả xe bởi vì khi phanh trọng lực nó dồn cả lên phần giảm xốc trước với cách này nó sẽ phân đều trọng lực giúp xe không bị giật lắc khi bạn dừng lại.
Đạp phanh khi xe đã dừng lại việc này nhằm giúp đảm bảo rằng sẽ chắc chắn đã dừng cũng như đề phòng rằng nếu bạn dừng tại các địa hình dốc không bằng phẳng thì bạn cũng có thể làm chủ tình hình.
Sau đó tiến hành tắt máy kéo theo tay và rời đi khỏi xe.
Bước 7: cách sử dụng phanh tay
Phanh tay là một trợ thủ vô cùng đắc lực sẽ hỗ trợ bạn khi bạn dừng đổ xe đề phòng xe tự lăn bánh.
Vậy khi bắt đầu di chuyển xe trở lại thì bạn cần xử lý như thế nào với phanh tay, đầu tiên bạn tiến hành nhả côn ra và sau đó đa chân ga để di chuyển xe lưu ý gạt cần số lên số 1, khi mà xe có dấu hiện di chuyển thì bạn tiến hành giải phóng cho phanh tay
Trên đây chính là những bước cơ bạn mà một người mới bắt đầu là quen với xe số sàn cần phải nắm rõ để có thể tự mình vận hành một chiếc xe ô tô số sàn, xe số sàn thì phức tạp hơn rất nhiều so với xe số tự động đặc biệt là phần kết hợp nhuần nhuyễn giữa chân ga, chân côn và chân phanh do đó bạn cần luyện tập một cách thường xuyên để có được sự thành thục của những thao tác này. Tiếp theo là việc điều khiển cần số thì việc này bạn cần phải thuộc nằm lòng, vì bạn không thể nào vừa điều khiển xe vừa nhìn vào vô lăng để vô số việc này là vô cùng nguy hiểm, do đó cách tốt nhất là học thuộc lòng và thao tác nhiều lần đó sẽ là cách giúp bạn ghi nhớ nhanh nhất và không bị quên, đừng quá lo lắng một khi đã thành thục thì nó sẽ không còn quá khó đối với bạn nữa, nó chỉ thực sự khó ở lúc đầu khi bạn mới tập làm quen mà thôi.
Hướng dẫn lái xe ô tô số sàn cơ bản cho người mới học, bạn sẽ được người hướng dẫn dạy những bước cơ này để có thể tự mình điều khiển một chiếc xe ô tô số sàn, nhiệm vụ của bạn là thực hiện cho thuần thục các thao tác này để khi tự mình ngồi sau vô lăng xe thì bạn có thể tự điều khiển một chiếc xe, nó thật sự không quá khó tuy nhiên bạn cần phải chú tâm trong quá trình điều khiển xe để có thể xử lý các tình huống bất ngờ có thể xảy ra trên đường. Hãy cố gắng luyện tập thật nhuần nhuyễn các thao tác trước khi tự mình điều khiển xe đi trên đường nhằm đảm bảo an toàn cho mọi mình và mọi người cùng tham gia giao thông.
"Hyundai MPC là đơn vị cung cấp xe tải, phụ tùng và các dịch vụ liên quan đến xe. Nội dung bài viết mang tính chất tham khảo, MPC không cung cấp dịch vụ tư vấn qua điện thoại"
Từ khóa » Sơ đồ Số Sàn ô Tô
-
Cách Chạy Xe ô Tô Số Sàn đúng Cách êm ái, Không Bị Giật
-
Hộp Số Sàn ô Tô: Cấu Tạo, Nguyên Lý Làm Việc Và Cách Sử Dụng
-
Hướng Dẫn Cơ Bản Tự Học Lái Xe Số Sàn
-
Hướng Dẫn Cách Vào Số Xe Số Sàn Cho Người Mới Lái ô Tô - VinFast
-
Phân Biệt Sơ Đồ Số Xe Ô Tô 2 Loại Số Sàn Và Số Tự Động Mới Nhất
-
Hướng Dẫn Cách Vào Số Xe ô Tô
-
Cách Sử Dụng Xe Số Sàn đúng Cách Cho Người Mới Cầm Lái
-
KỸ THUẬT LÁI XE SỐ SÀN
-
Tìm Hiểu Thông Tin Chi Tiết Về Sơ đồ Số Xe ô Tô (số Sàn)
-
Học Lái Xe Số Sàn - Mẹo Nhớ Cách Xử Lý Cần Số - YouTube
-
Hộp Số Sàn ô Tô: Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt động - Hà Thành Garage
-
Ký Hiệu Trên Cần Số ô Tô Mà Các Tài Mới Cần Nắm Rõ
-
Cách Vô Số - Xe Số Sàn | Hướng Dẫn Lái Xe Oto - YouTube