Hướng Dẫn Cách Làm Hầm Biogas Cải Tiến Rẻ Tiền, Hiệu Quả Cao

Hầm biogas đã và đang đem lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho cả con người và môi trường sống nên được xây dựng rất phổ biến. Vậy hầm biogas là gì? Cấu tạo ra sao? Cùng xem cách làm hầm biogas cải tiến rẻ tiền chi tiết nhất dưới đây nhé!

Hướng dẫn xây hầm biogas VACVINA cải tiến

Hầm Biogas là gì? Cơ chế hoạt động của hầm Biogas ra sao?

Hầm Biogas được ứng dụng rất nhiều vào đời sống đặc biệt là ở vùng nông thôn, nơi có nhiều khu chăn nuôi gia súc, gia cầm. Cùng tìm hiểu thông tin về hầm Biogas dưới đây nhé!

Hầm Biogas là gì?

hầm biogas là gì

Hầm Biogas là nơi chứa lượng phân chất thải của động vật, sau đó chúng được phân hủy nhờ một số hoạt chất hữu cơ để tạo thành khí gas. Hầm biogas mang lại rất nhiều lợi ích như:

  • Đối với môi trường: ngăn ngừa tình trạng hiệu ứng nhà kính do CO2 và CH4 đã được xử lý thành năng lượng có ích, đẩy lùi nạn chặt củi phá rừng, bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp.
  • Đối với con người: Phục vụ đời sống sinh hoạt và sản xuất, góp phần hiện đại hóa nông thôn, tiết kiệm chi phí năng lượng, giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh tật do chất thải gây nên.

Cơ chế hoạt động của hầm Biogas và hầm Biogas cải tiến

Cơ chế hoạt động của cả 2 loại hầm Biogas tương đối giống nhau, cụ thể như sau:

  • Nạp nguyên liệu: Bạn cần chuẩn bị phân tươi (700-800kg) làm nguyên liệu ban đầu sau đó đổ vào bể thông qua cửa nạp và đổ nước đầy vào hầm.
  • Phân hủy chất thải tại bể: Phân và nước sau khi ủ trong hầm sẽ phân hủy và sinh ra khí Metan cùng các khí khác. Các loại khí này sẽ đẩy bùn cặn dưới đáy bể lên trên bể điều áp.
  • Bể điều áp: Khi lượng phân lớn thì sẽ đẩy ra ngoài theo cửa ra, cần xây bể chứa để tận dụng làm phân hữu cơ và bảo vệ môi trường. Khí sinh ra sẽ đẩy lên thông qua ống dẫn khí trở thành nhiên liệu có ích.

cơ chế hoạt động của hầm biogas

Tham khảo: Thông cống nghẹt quận Thủ Đức – Cam kết thi công nhanh, gọn, lẹ

Hướng dẫn cách làm hầm Biogas cải tiến rẻ tiền

Để xây dựng được hầm Biogas cải tiến rẻ tiền đơn giản nhất, bạn cần chuẩn bị và tiến hành theo những mục cụ thể dưới đây.

Nguyên vật liệu cần chuẩn bị

  • Gạch đặc: 1.400 viên
  • Xi măng: 600kg.
  • Sỏi (đá dăm): 1m3
  • Đá hộc (gạch phồng): 0.5m3
  • Cát vàng: 1m3
  • Thép φ 8: 30 kg.

Tiến hành cách làm

Bước 1: Đào hố

Bước này cực kỳ quan trọng vì bạn phải xác định được vị trí xây dựng hầm. Nên đặt hầm cạnh chuồng trại hoặc bên dưới nền chuồng trại.

Hình dạng của hầm tương tự loại bể Biogas Composite hình cầu nên lựa chọn địa hình xây dựng cho phù hợp nhất rồi tiến hành đào hố. Khi đào hố cần lưu ý:

  • Chiều sâu hố tối đa 3m
  • Chiều rộng hố từ 1,5 – 2m
  • Chiều dài tùy thuộc vào thể tích thiết kế.

đào hố xây hầm biogas

Bước 2: Thi công nền đáy

  • Dùng gạch phồng hoặc đá (4x6cm) lát 1 lớp có độ dày 15cm, đầm kỹ.
  • Trải 1 lớp sỏi hoặc đá dăm (2x3cm)
  • Đổ 1 lớp vữa bê tông dày 5m.Tỉ lệ pha trộn vữa là 1 xi măng:2 cát vàng:3 đá dăm.

Nếu thấy nền đất yếu thì bạn có thể tăng cường bằng lưới cốt thép 20cm còn nếu đất nhiều nước ngầm thì phải hút nước liên tục khi thi công, trải nilon xuống lót trước khi đổ đáy hầm nhé.

Bước 3: Xây thành bể Biogas

Bạn nên xây dựng theo quy cách của tường 10, dùng gạch đặc loại A và xây với vữa tỷ lệ 1: 4. Khi xây thành bể thì cần lưu ý chừa lại các lỗ đã được thiết kế để lắp các thiết bị ống dẫn. Bạn cần lưu ý một số điều sau khi xây:

  • Vị trí lắp thiết bị đầu vào nằm ngay sát mép trên của bể, có kích thước cao 40cm, rộng 25cm, có thể đặt ở nhiều vị trí khác nhau.
  • Vị trí lắp thiết bị đầu ra nằm cách mép trên của bể 40cm, khi xây để sẵn 1 lỗ có kích thước cao 40cm, rộng 25cm.

Bước 4: Trát vữa tường

Khi tiến hành trát vữa tường bạn cần trát thật kỹ bề mặt bên trong của hầm. Vữa trát nên pha theo tỷ lệ 1:3 để có độ kết dính tốt nhất. Khi trát cần cọ sạch tường, đợi khô rồi mới tiến hành trát kín. Sau 1-2 giờ cần trát thêm 1 lớp vữa nữa lên trên lớp cũ.

cách xây hầm biogas

Bước 5: Đổ bê tông cho nắp bể

  • Tiến hành ghép cốp pha đổ bê tông nắp hầm, hệ thống cốp pha phải chắc chắn, đúng kỹ thuật, bên dưới có hệ thống chống đỡ.
  • Khi đổ bê tông nắp hầm cần xác định vị trí và tạo cửa thăm lỗ kỹ thuật. Cửa thăm có kích thước 50cmx50cm, được hình thành trước khi đổ bê tông nhờ 1 khuôn bằng gỗ hình chóp cụt ngược (kích thước đáy trên 50cm, đáy dưới 45cm, chiều cao 10cm).

Bước 6: Chuẩn bị cốt thép và buộc cốt thép

  • Thép xây dựng tại nắp hầm là loại thép φ8 được đan dưới mật độ 15cmx15cm và có móc cả 2 đầu. Xung quanh lỗ kỹ thuật cũng cần đặt thêm các thanh thép làm cốt thép bổ sung và cốt thép tăng cường.
  • Phốt trộn bê tông mác B200, tỉ lệ pha trộn là 1 xi măng, 2 cát, 3 sỏi.
  • Đổ bê tông với độ dày 10cm.
  • Khi đổ bê tông nên đặt luôn ống thu ga bằng sắt φ 21, đặt tại vị trí kín đáo, không gây vướng víu.
  • Đầm và bảo dưỡng bê tông

Bước 7: Đổ nắp kỹ thuật

  • Sau khi đổ nắp bể được 2 – 3 giờ đồng hồ, mặt bê tông đã định hình, tiến hành tháo khuôn gỗ tạo cửa thăm. Để đảm bảo tính thẩm mỹ nên sửa sang và miết phẳng cạnh bê tông. Tiếp tục lót giấy xi-măng, đưa cốt thép nắp kỹ thuật vào và tiến hành đổ với độ dày bê tông 5cm.
  • Nắp kỹ thuật nên có kích thước: Mặt trên 50cm x 50cm, mặt dưới là 45×45 cm. Nên Sử dựng thép xây dựng φ 8/a=10cm có móc 2 đầu.
  • Khi đan cốt thép cần bố trí thêm 2 quai xách bằng thép φ 10 để việc mở nắp kỹ thuật sau này được dễ dàng hơn.

Bước 8: Lắp đặt thiết bị

lắp đặt thiết bị

  • Đầu vào: hệ thống ống siphon bằng nhựa, lắp bằng 2 cút vuông 100mm. Nhiệm vụ của ống này là dẫn chất thải vào trong bể. Trong ống chứa 1 lượng nước để ngăn khí thải thoát ra ngoài. Khi lắp ống sẽ nghiêng khoảng 30 độ.
  • Đầu ra: Lắp ống nhựa PVC dài 80 – 100cm. Ống này giúp dẫn chất thải ra ngoài và xác định được mực nước thủy tĩnh trong hầm. Nên lắp ống nghiêng khoảng 45 độ, cách sàn hầm 40cm.
  • Van an toàn: Chuẩn bị 1 chai nhựa 1,5l và ống nhựa dài 25 – 30cm, 1 cút chữ T sau đó cắm đầu ống nhựa vào cút có chữ T. Đầu cút chữ T được nối với đường ống dẫn ga từ bể Biogas đi vào trong bếp. Với chai nhựa, quý khách cần đục một lỗ cách miệng chai 3 – 4cm, đường kính của lỗ là 1.5 -2 cm.
  • Hệ thống túi dự trữ ga: Đảm nhận vai trò thu và lưu trữ khí ga dùng cho việc đun nấu.

Bước 9: San lấp đất quanh hầm

Sau khi lắp đặt xong các thiết bị thì tiến hành san lấp đất quanh hầm. Nên sử dụng cát để lấp, dồn đều và chặt xuống lớp đất quanh hầm.

Xem thêm: Thông cống nghẹt Bình Dương Làm Cẩn Thận – Triệt Để 100%

Ưu – nhược điểm của hầm Biogas

ưu nhược điểm của hầm biogas

Vậy hầm Biogas có những ưu, nhược điểm gì? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Ưu điểm

  • Bảo vệ môi trường (chất thải được đưa hết vào hầm).
  • Các chất khí độc hại (CH4, CO2, HS2 …) sẽ được xử lý tạo thành nguồn nhiên liệu có lợi.
  • Lượng phân thải còn thừa sau quá trình tạo khí Biogas được đẩy ra ngoài vẫn có thể tận dụng làm phân bón hữu cơ.
  • Đối với hầm Biogas sử dụng chất liệu truyền thống (gạch, xi măng, cát, sỏi, sắt thép dễ tìm.
  • Đối với bể Biogas Composite lại có ưu điểm là độ kín cao, cùng khả năng chống thấm và chịu được tác động cơ học, không tốn công xây dựng vì có thể mua sẵn trên thị trường.

Nhược điểm

  • Nếu không sử dụng đúng cách có thể gây cháy nổ, ngạt khí.
  • Tiêu tốn nhiều nước sinh hoạt
  • Cần dọn thường xuyên để không bị tắc nghẽn.
  • Đối với hầm Biogas sử dụng nguyên liệu truyền thống thì điểm hạn chế là dễ bị axit ăn mòn, chất lượng hầm phụ thuộc nhiều vào tay nghề của thợ.
  • Hầm biogas cải tiến khó có thể tự phá váng ngăn khí.
  • Hầm Biogas Composite khả năng xử lý mùi chưa được tốt.

Như vậy có nên lắp đặt hầm biogas cải tiến hay không?

Với những ưu nhược điểm như trên thì lời khuyên dành cho các gia đình muốn xây hầm biogas cải tiến là nên cân nhắc thật kỹ trước khi thực hiện. Hầm biogas cải tiến rẻ hơn sinh khí tốt hơn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và hệ lụy. Bạn nên sử dụng loại hầm biogas Composite đúc sẵn bằng những nguyên vật liệu chất lượng, độ bền cao để hạn chế rủi ro.

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về cách làm hầm biogas cải tiến rẻ tiền đơn giản. Hy vọng bài viết đã cung cấp được nhiều kiến thức hữu ích cho bạn đọc!

Rate this post

Từ khóa » Cách Xây Hầm Biogas Bằng Gạch