Hướng Dẫn Cách Lắp Bản Lề Sàn Cửa Gỗ Nhanh Nhất - Miken Việt Nam

Share Button

Để lắp được bộ cửa gỗ thủy lực không phải chuyện đơn. Bạn có thể lắp bản lề cho cửa kính một cách suôn sẻ nhưng lại gặp khó khăn khi lắp cho cửa gỗ? Bởi lắp đặt bản lề sàn cho cửa kính và lắp đặt bản lề sàn cho cửa gỗ có những sự khác biệt nhất định. Vì vậy, để giúp các bạn có 1 quy trình lắp đặt khoa học và tiết kiệm thời gian nhất, Miken xin giới thiệu “Cách lắp bản lề sàn cửa gỗ đơn giản và nhanh nhất” theo 5 bước dưới đây. Hãy cùng Miken tìm hiểu nhé.

Bước 1: Chọn sản phẩm bản lề sàn theo đúng thông số thực tế

Để lựa chọn bản lề thủy lực cho cửa gỗ nhà mình thì trước tiên bạn nên xác định rõ được chiều rộng, chiều cao và cân nặng của cánh cửa (tính cả phụ kiện trên cửa). Như thế bạn mới có thể lựa chọn được bản lề thủy lực đúng tải trọng cho cửa nhà mình. Làm tăng độ bền cho bản lề trong quá trình sử dụng.

Hiện nay Miken có 5 mã bản lề sàn tương đương với 6 mã tải trọng khác nhau lần lượt là MK 88 – 120 kg, MK 100 – 150kg, MK185 – 185kg, MK 200 – 200kg, MK 300 – 250kg. Tuy nhiên trong 5 mã bản lề này thì 2 mã MK 200 và MK 300 thường xuyên được lựa chọn để lắp đặt cửa gỗ do đáp ứng được thông số về tải trọng lớn của cửa gỗ. Các mã còn lại vẫn có thể lắp đặt được cho cửa gỗ tuy nhiên chỉ nên lắp cho những loại của gỗ nhỏ có trọng tải thấp dưới 185kg.

>>>>> Xem chi tiết từng thông số bản lề sàn tại đây

Thêm vào đó, cửa gỗ không sử dụng kẹp kính như các loại cửa kính cường lực mà cần có phụ kiện chuyên dụng riêng. Bạn nên sử dụng phụ kiện đồng bộ đi kèm với bản lề thủy lực cho cửa gỗ để đảm bảo quá trình lắp đặt được thuận lợi và đúng kỹ thuật. Tránh sử dụng phụ kiện khác nhau không cùng 1 hãng , như thế khi lắp cửa nên phụ kiện không ăn khớp với nhau tạo dung sai lớn sẽ bị gây ra tình trạng kêu mạnh cho cửa của bạn trong quá trình đóng mở.

Bước 2: Xác định vị trí lắp đặt bản lề sàn và các phụ kiện đi kèm

Bộ phụ kiện đi kèm khi lắp cửa gỗ hệ thủy lực

Để lắp được 1 bộ cửa gỗ hoàn chỉnh ta cần 1 bộ phụ kiện bao gồm: bản lề sàn + bộ phụ kiện cửa gỗ gồm trục trên và trục dưới. Để công việc lắp đặt được thuận lợi, bạn cần xác định vị trí chính xác cho từng bộ phận. Có thể sử dụng loại đèn bắn tia hoặc thước đo chuyên dụng để đánh dấu vị trí lắp bản lề trên sàn nhà cũng như vị trí lắp trục trên trục dưới trên cánh cửa và tường nhà.

Lắp bản lề sàn cửa gỗ:

Bạn cần đo chính xác kích thước chiều rộng, chiều dài và chiều cao của bản lề để kẻ trên sàn nhà tại vị trí bạn muốn lắp cửa  sao cho khi lắp bản lề âm xuống dưới bằng mặt sàn nhà. Tiến hành đục sàn để tạo hố lắp bản lề sàn cửa gỗ. Không nên tạo hố quá rộng sẽ khiến bản lề sàn không được cố định vị trí.

Trục dưới:

Bộ phận này được lắp ở đáy của cánh cửa gỗ. Để lắp được chính xác bạn nên lấy trục dưới đo kích thước và kẻ trực tiếp trên cánh cửa gỗ, sau đó lấy dụng cụ soi rãnh theo đường kẻ đó sao cho lắp trục dưới âm vào gỗ là được.

Chú ý: Vị trí ăn khớp với bản lề có mặt nhô cao lên thì bạn cho quay ra ngoài, cong mặt phẳng thì bạn cho âm vào trong cánh cửa gỗ.

Trục trên:

Trục trên có 2 bộ phận để khớp với nhau. Bộ phận số 1 được lắp lên trên khung cửa gỗ với mục đích để làm trục cố định. Bộ phận số 2 được lắp trên góc trên của cánh cửa để ăn khớp và xoay quanh bộ phận số 1. Khi lắp đặt bạn nên để chiều có ốc điều chỉnh quay ra phía góc ngoài của cánh cửa để thuận tiện cho việc căn chỉnh khi lắp cửa lên.

Chú ý: Trước khi lắp 2 bộ phận vào cánh cửa và khung cửa các bạn nên soi rãnh rộng hơn với kích thước của 2 bộ phận này để thuận tiện cho quá trình căn chỉnh cửa sau này.

Bước 3: Lắp cửa vào vị trí ăn khớp với các phụ kiện

Sau khi bản lề sàn đã vào vị trí và các phụ kiện trên dưới đã được cố định, bạn tiến hành dựng cửa và khớp cửa vào bản lề sàn và phụ kiện trên dưới. Chú ý cẩn trọng trong quá trình dựng cửa cho cửa gỗ thường có tải trọng rất lớn, gây nguy hiểm trong quá trình lắp đặt.

Bước 4: Điều chỉnh tốc độ đóng của cửa gỗ

ĐIỀU CHỈNH TỐC ĐỘ BẢN LỀ SÀN

Cũng như khi lắp đặt cửa kính, sau khi khớp cửa vào vị trí chúng ta tiến hành điều chỉnh van tốc độ trên thân bản lề để căn chỉnh tốc độ đóng của cửa.  Mỗi bản lề có 2 van điều chỉnh tốc độ. Van 1 điều chỉnh tốc độ đóng cửa từ 90 độ về 20 độ. Van 2 điều chỉnh tốc độ đóng cửa từ 20 độ về 0 độ. Cả 2 van đều nằm trên thân bản lề và có vị trí ở phần cuối thân bản lề. Các bạn quan sát trên hình ảnh minh họa. Điều chỉnh van tốc độ bản lề sàn theo hướng dẫn của Miken

Bước 5: Kiểm tra hoạt động và lau chùi vệ sinh cửa

Sau cùng, bạn nên kiểm tra hoạt động của cửa gỗ 1 lần nữa xem có hiện tượng lạ nào xảy ra không? Ví dụ như cửa có gây ra tiếng động không? Cửa có bị mất tốc độ không? Cửa khi mở có bị năng tay không? Nếu có bất kỳ sự cố nào nói trên mà không giải quyết được bạn nên liên hệ với Miken để được hỗ trợ kịp thời thông qua hotline 0911558186. Trong trường hợp cửa hoạt động êm ái và trơn tru bạn tiến hành lau chùi vệ sinh sạch sẽ và bàn gia cửa cho chủ nhà

Trên đây là Quy trình lắp đặt bản lề sàn Miken cho cửa gỗ với 5 bước đơn giản nhất. Rất mong những thông tin trên sẽ là những thông tin hữu ích cho các bạn. Nếu bạn còn băn khoăn về cách thực hiện hãy để lại bình luận ở phía dưới để được giải đáp chi tiết nhất.

Bình luận

Tin liên quan:

Bản lề sàn (bản lề thủy lực) bị chảy dầu, nguyên nhân và cách xử lýHướng dẫn điều chỉnh tốc độ cửa kính thủy lực nhanh tại nhàLưu ý bảo dưỡng bản lề sàn giúp cửa hoạt động tốt và bền hơn5 lý do nên lắp đặt cửa kính hệ ray treo cửa lùa Miken

Từ khóa » Cửa Gỗ Bản Lề Thủy Lực