Hướng Dẫn Cách Lập Gieo Quẻ Dịch Theo Thời Gian – Mai Hoa Dịch Số
Có thể bạn quan tâm
Mai hoa dịch số là một bộ kỳ thư, là báu vật vô giá của khoa chiêm bốc do Thiệu Khang Tiết – nhà triết học và dịch học đời Tống biên soạn trên cơ sở triết lý Kinh Dịch với các thuyết Can Chi, âm dương, ngũ hành, bát quái kết hợp thuyết vận khí, bát quái kết hợp ngũ hành… bằng cách lập quẻ chính, hào động và quẻ biến; căn cứ vào sự vật, hiện tượng quan sát hay nghe được, đo đếm được hoặc giờ, ngày, tháng, năm xảy ra (theo âm lịch).
Lập gieo quẻ dịch theo thời gian là một phương pháp cơ bản thường dùng nhất trong mai hoa dịch số và kết quả dự đoán cũng khá chính xác. Dịch là biến dịch, biến dịch của Dịch là kết quả của sự biến hóa thời không mà thời không thì liên tục biến hóa, trật tự thời gian trên đời không giống nhau, “thời gian quyết định tất cả”, cho nên dẫn tới sự biến dịch của sự vật.
Sau đây tôi sẽ hướng dẫn các bạn chi tiết cách lập gieo quẻ dịch theo thời gian gồm các phần chính sau đây:
- Qui định về tượng quẻ - Xác định số quái
- Xác định số lý cho giờ âm lịch cần xem
- Xác định số lý cho ngày âm lịch cần xem
- Xác định số lý cho tháng âm lịch cần xem
- Xác định số lý cho năm âm lịch cần xem
- Cách lập Quẻ kinh dịch theo thời gian – Mai hoa dịch số
1. Qui định về tượng quẻ - Xác định số quái
Chu dịch quái số dùng hệ số 8 (Bát Quái) tương ứng với 8 trạng thái lớn của vũ trụ từ lúc hình thành tương ứng với 8 lực lượng chính có tính đối xứng của tạo hóa gồm:
- Đất – Trời đối xứng nhau là 2 tượng Khôn – Càn
- Núi – Đầm đối xứng nhau là 2 tượng Cấn – Đoài
- Nước – Lửa đối xứng nhau là 2 tượng Khảm – Ly
- Gió – Sấm đối xứng nhau là 2 tượng Tốn – Chấn
Quái số ở đây chỉ số thứ tự của Bát Quái. Số thứ tự của Bát Quái có thể sắp xếp thành nhiều kiểu. Chu dịch quái số được sắp xếp theo thứ tự Tiên Thiên Bát Quái như bảng bên dưới:
Quái | Càn | Đoài | Ly | Chấn | Tốn | Khảm | Cấn | Khôn |
Tượng | Thiên | Trạch | Hỏa | Lôi | Phong | Thủy | Sơn | Địa |
Trời | Đầm | Lửa | Sấm | Gió | Nước | Núi | Đất | |
Số quái | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
2. Xác định số lý cho giờ âm lịch cần xem
Giờ | 23h00-0h59 | 1h00-2h59 | 3h00-4h59 | 5h00-6h59 | 7h00-8h59 | 9h00-10h59 | 11h00-12h59 | 13h00-14h59 | 15h00-16h59 | 17h00-18h59 | 19h00-20h59 | 21h00-22h59 |
Tý | Sửu | Dần | Mão | Thìn | Tỵ | Ngọ | Mùi | Thân | Dậu | Tuất | Hợi | |
Số lý | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
3. Xác định số lý cho ngày âm lịch cần xem
Ngày âm lịch | Mồng 1 | Mồng 2 | Mồng 3 | Mồng 4 | Mồng 5 | --- | Ngày 25 | Ngày 26 | Ngày 27 | Ngày 28 | Ngày 29 | Ngày 30 |
Số lý | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | --- | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
4. Xác định số lý cho tháng âm lịch cần xem
Tháng âm lịch | Giêng | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Dần | Mão | Thìn | Tỵ | Ngọ | Mùi | Thân | Dậu | Tuất | Hợi | Tý | Sửu | |
Số lý | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
5. Xác định số lý cho năm âm lịch cần xem
Năm âm lịch | Tý | Sửu | Dần | Mão | Thìn | Tỵ | Ngọ | Mùi | Thân | Dậu | Tuất | Hợi |
Số lý | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Ví dụ xác định quẻ dịch ứng với thời gian dương lịch 16 giờ, 16 phút, 31 giây ngày 10 tháng 10 năm 2020 thì đổi ra âm lịch là 24/08/2020 ứng với Giờ Thân (số 9), ngày Bính Tuất (24), Tháng Ất Dậu (8), năm Canh Tý (1)
Khi dự báo bằng Dịch, một đối tượng như một người, một sự việc, thì đối tượng đó luôn liên quan đến 2 hướng trong không gian, trong đó có một hướng của “phía mình” mà Kinh Dịch gọi là Nội quái (còn gọi là Hạ Quái); một hướng bên ngoài “phía mình” mà Kinh Dịch gọi là Ngoại quái (còn gọi là Thượng Quái). Nói cách khác, mỗi người với số phận, hành vi và ý đồ, luôn luôn bị chi phối bởi 2 hướng trong không gian trên Trái đất.
6.1 Xác định Ngoại Quái (Thượng Quái)
Cộng số lý của Ngày + Tháng + Năm = Tổng A chia cho 8 lấy số (Đó là bởi vì gieo quẻ dựa vào số của Tiên thiên bát quái hay 8 quẻ chính hay còn gọi là quẻ đơn) lấy số dư ta được Ngoại Quái (Thượng Quái).
Ví dụ: 24 + 8 + 1 = 33/8 dư 1, xem bảng ở mục 1 ta được quái Càn (Trời)
Chú ý: nếu số chia hết cho 8 (dư 0) thì lấy số 8 để tra bảng sẽ được quái Khôn (Đất).
6.2 Xác định Nội Quái (Hạ Quái)
Cộng số lý của Giờ + Ngày + Tháng + Năm = Tổng B chia cho 8 lấy số dư ta được Nội Quái (Hạ Quái). Ví dụ: 9+ 24 + 8 + 1 = 42/8 dư 2 xem bảng ở mục 1 ta được quái Đoài (Đầm)
6.3 Xác định Quẻ chủ
Quẻ Chủ là quẻ lập nên ban đầu, gọi là quẻ gốc, biểu thị cho công việc ở giai đoạn đầu. Quẻ chủ là quẻ quyết định chính trong một vấn đề.
Ghép Thượng Quái (Cột) và Hạ Quái (Hàng) bằng cách tra bảng bên dưới ta được Quẻ Chủ. Ví dụ: Gióng cột số 1 (Càn) xuống hàng số 2 (Đoài) giao nhau ở quẻ số 10, sau đó tra bảng 64 quẻ kinh dịch tại đây ta được tên quẻ là Thiên Trạch Lý: “Phượng Minh Kì Sơn” - Quốc gia cát tường. Quẻ Thiên Trạch Lý có Nội quái là: ☱ (兌 dũi) Đoài hay Đầm (澤). Ngoại quái là: ☰ (乾 qiàn) Càn hay Trời (天). Ngũ hành quẻ: Thổ. Cấu trúc quẻ này gồm: phía dưới là quẻ Đoài, phía trên là quẻ Càn. “Đoài” tượng trưng cho sông ngòi, đầm lầy, cho sự vui vẻ, hòa nhã. Quẻ Càn tượng trưng cho sức mạnh lớn nhất.
Quẻ này có ý nghĩa như sau: Lý” có nghĩa là “đi rón rén”, “rón rén mà không tiến”, vì vậy nó có hình tượng của chim phượng hoàng kêu ở núi Kỳ. Kỳ Sơn (hay còn gọi là núi Kỳ) ở tỉnh Thiểm Tây Trung Quốc, nơi Chu Văn Vương lập căn cứ, xây dựng lực lượng, lập ra nhà Chu. Phượng Minh là chim Phượng hoàng kêu, hót. “Phượng kêu núi Kỳ” là chuyện phượng hoàng, loài chim đại diện cho sự cát tường, rất ít khi nhìn thấy. Nay bỗng nhiên phượng hoàng kêu ở Kỳ Sơn, sau đó Chu Văn Vương được gọi là “Thánh Đức” dựng nhà Tây Chu. Nếu gieo được quẻ này chính là điềm “Quốc gia cát tường”.
Như vậy Quẻ Thiên Trạch Lý có điềm “Quốc gia cát tường là một trong Các quẻ cát trong kinh dịch. Xuất hành có ích, cầu tài được lợi, bệnh tật tiêu tan, mưu sự tất thành.
6.4 Xác định Quẻ Hỗ
Quẻ Hỗ là quẻ lập từ việc chọn các hào trong quẻ chủ theo 1 nguyên tắc quy định, biểu thị giai đoạn giữa của công việc. Tiếp theo ta xác định Quẻ Hỗ từ Quẻ chủ bằng cách lấy hào 5, 4, 3 của quẻ chủ làm Thượng Quái ta được Tốn (Gió) (nhiều website gọi là Phong) và lấy hào 4, 3, 2 của quẻ chủ làm Hạ Quái ta cũng được Ly (Hỏa).
Chú ý: Việc lấy hào này rất hay nhầm (bị ngược) nếu không để ý vì hào phải xếp từ dưới lên trên, có lẽ vì thế mà các website bị lập trình nhầm nếu như chủ website không phải là người am hiểu về dịch học. Các bạn xem hình vẽ minh họa ở dưới để hiểu cách tạo Quẻ Hỗ từ Quẻ Chủ:
Ghép Thượng Quái và Hạ Quái lại ta được quẻ số 37 trong kinh dịch là Phong Hỏa Gia Nhân “Kính Lí Quan Hoa” – Theo đuổi ảo ảnh. Quẻ Phong Hỏa Gia Nhân có Nội quái là: ☲ (離 li2) Ly hay Hỏa (火). Ngoại quái là: ☴ (巽 xun4) Tốn hay Gió (風). Ngũ hành quẻ: Mộc.
Lời giải quẻ kinh dịch Phong Hỏa Gia Nhân: “Gia nhân” có nghĩa là “người trong một nhà”. Ở đâu cũng vẫn là người một nhà, vì vậy nó có hình tượng “Xem hoa trong gương”. "Kính lí": trong gương, "Quan hoa": xem hoa. “Kính lí quan hoa” là chuyện một người soi gương chải đầu, nhìn thấy hoa tươi trong gương rất đẹp, trong lòng muốn lấy nhưng không được. Người gieo phải quẻ này có điềm “Theo đuổi ảo ảnh”.
Như vậy Quẻ Phong Hỏa Gia Nhân có điềm “Theo đuổi ảo ảnh”, là quẻ xấu trong kinh dịch. Xuất hành bất lợi, bệnh tật không khỏi, cầu lộc cầu danh không thành, mưu sự bất thành.
6.5 Xác định Quẻ biến
Quẻ biến là quẻ do quẻ chủ có hào động biến mà thành, biểu thị công việc ở giai đoạn cuối. Muốn xác định quẻ biến thì phải xác định được hào động bằng cách cộng số lý của Giờ + Ngày + Tháng + Năm = Tổng B chia cho 6 = X còn dư bao nhiêu thì lấy số dư là hào động (nếu chẵn không dư thì hào 6 là hào động). Cụ thể:
- Nếu phép chia hết không dư thì hào 6 (trên cùng) là hào động
- Nếu phép chia còn dư 1 thì hào dưới cùng (hào 1) là hào động
- Nếu phép chia còn dư 2 thì hào 2 là hào động
- Nếu phép chia còn dư 3 thì hào 3 là hào động
- Nếu phép chia còn dư 4 thì hào 4 là hào động
- Nếu phép chia còn dư 5 thì hào 5 là hào động
Hào động là hào ấy phải biến, vạch liền (-) dương biến thành vạch đứt (–) âm hoặc vạch đứt (–) âm biến thành vạch liền (-) dương.
Ví dụ ở trường hợp trên thì B = 9+ 24 + 8 + 1 = 42/6 dư 0 thì hào 6 là hào động biến từ dương sang âm theo hình bên dưới ta được Thượng Quái ta được Đoài (Đầm) và Hạ Quái cũng là Đoài (Đầm).
Tiếp theo Gióng cột số 2 (Đoài) xuống hàng số 2 (Đoài) giao nhau ở quẻ số 58, sau đó tra bảng 64 quẻ kinh dịch tại đây ta được Quẻ Thuần Đoài - “Sấn Thuỷ Hoà Nê” – Vô cùng thuận tiện. Quẻ có Nội quái là: ☱ (兌 dui4) Đoài hay Đầm (澤). Ngoại quái là: ☱ (兌 dui4) Đoài hay Đầm (澤). Ngũ hành quẻ: Kim. “Đoài” có nghĩa là “vui vẻ”, lâm sự mà vui. Vì vậy, nó có hình tượng “nhân trời mưa đánh vữa”. "Sấn": nhân (cơ hội), "Thuỷ": mưa, "Hoà nê": đánh vữa (xây nhà). “Sấn thuỷ hoà nê” là chuyện một người động thổ làm nhà phải lo đánh vữa, song giếng thì xa, hồ ao không có. Bỗng trời mưa to, nước mưa tràn trề, liền lấy nước mưa đánh vữa, chẳng phải bỏ công sức gánh nước. Người gieo được quẻ này là điềm “Vô cùng thuận tiện”.
Như vậy Quẻ Thuần Đoài có điềm “Vô cùng thuận tiện” thuộc nhóm quẻ đại cát trong kinh dịch. Cãi cọ, bệnh tật tiêu tan, cầu tài được như ý, đại cát đại lợi.
6.6 Xác định Chủ thể và Khách thể (Thể và Dụng)
Chủ thể (còn gọi là Thể) chính là ý đồ, ý muốn, hành động có mục đích của đối tượng đem ra dự báo. Còn Khách thể (còn gọi là Dụng) là cái mà Chủ thể cần tác động tới, cần thỏa mãn ý đồ của chủ thể. Tôi lấy vài ví dụ để các bạn dễ hiểu
Ví dụ 1: xem kết quả đi đòi nợ
- Trường hợp 1: nếu chủ nợ gieo quẻ hỏi xem có đòi được nợ không? thì chủ nợ là Chủ thể (Thể), còn con nợ gọi là Khách thể (Dụng).
- Trường hợp 2: Con nợ gieo quẻ hỏi xem hôm nay chủ nợ đến đòi mình sẽ có kết quả ra sao thì lúc này con nợ lại là Chủ thể (Thể), còn chủ nợ lại là Khách thể (Dụng).
Ví dụ 2: xem kết quả thi
- Trường hợp 1: thí sinh A gieo quẻ xem kết quả thi đại học của mình là đỗ hay trượt? thì thí sinh A là Thể còn kết quả thi là Dụng.
- Trường hợp 2: nếu phụ huynh thí sinh A đi xem, thì phụ huynh vẫn là Thể và kết quả Thi vẫn là Dụng
Như vậy ở đây không có sự hoán đổi giữa Thể và Dụng như ở ví dụ 1
Để xác định đâu là Thể và Dụng trong quẻ kinh dịch ta phải dựa vào hào động. Quái có hào động là Dụng còn quái còn lại (không có hào động) là Thể.
Quay trở lại ví dụ ta lập được bảng Thể và Dụng của các quẻ ở bên dưới
Như vậy tôi đã hướng dẫn các bạn cách lập quẻ chủ, quẻ hỗ, xác định hào động, quẻ biến, Thể và Dụng. Tiếp theo người giải đoán căn cứ lời quẻ (thoán từ), lời hào (hào từ) trong Kinh Dịch để luận đoán sự cát hung (lành dữ), tốt xấu cho sự việc cần hỏi. Lời giải là sự tổng hợp của thoán từ và hào từ của quẻ gieo được, chú trọng nhất là hào động. Ngoài ra cần xét thêm quẻ biến từ hào động và quẻ hỗ. Khi xét quẻ biến thì bỏ đi ý nghĩa của hào tương ứng với hào động. Vấn đề này khá phức tạp mời các bạn xem tiếp bài viết “Hướng dẫn dự đoán cát hung sự việc bằng cách giải đoán quẻ dịch”
Từ khóa » Cách Bói Quẻ Kinh Dịch
-
Quẻ Kinh Dịch Là Gì? Cách Gieo Và Luận Quẻ Kinh Dịch Chính Xác Nhất
-
Các Phương Pháp Gieo Quẻ Kinh Dịch Thường được Sử Dụng
-
Cách Gieo Quẻ Kinh Dịch Online Dự đoán HUNG - CÁT
-
Cách Bói Quẻ Kinh Dịch - Xây Nhà
-
Hướng Dẫn Tự Gieo Quẻ Dịch - Phương Pháp Dùng Ba đồng Xu
-
Hướng Dẫn Cách Gieo Quẻ Kinh Dịch Theo Thời Gian | KIBACA
-
Giải Mã ý Nghĩa 64 Quẻ Kinh Dịch Chính Xác Nhất - LinkedIn
-
Gieo Quẻ Dịch Số - Lap Que Kinh Dich
-
Các Bước Cơ Bản để Gieo Quẻ Kinh Dịch, Lập Quẻ Kinh Dịch Qua Thời ...
-
Gieo Quẻ Dịch Số - Xem Vận Mệnh
-
Cách Lập Quẻ Kinh Dịch Theo Thời Gian Nhanh Nhất
-
Cách Gieo Quẻ Kinh Dịch Bằng 3 đồng Xu Cổ
-
Hướng Dẫn Gieo Quẻ Kinh Dịch Bằng 03 đồng Tiền Cổ - Phong Thủy GO
-
Học Kinh Dịch: Cách Gieo Quẻ Bằng 3 đồng Xu - YouTube