Hướng Dẫn Cách Lập Tờ Khai Thuế GTGT Mẫu 01/GTGT Tháng/quý ...
Có thể bạn quan tâm
Mới đây tổng cục thuế mới thay đổi hàng loạt các mẫu lập tờ khai thuế GTGT nhằm giúp các bạn kế toán lập các tờ khai thuế dể dàng hơn. Hôm nay kekhaiso.com sẽ hướng dẫn với các bạn kế toán lập tờ khai thuế GTGT mẫu 01/GTGT tháng/quý mới nhất theo Thông tư 80/2021/TT-BTC.
Những điểm mới của tờ khai thuế GTGT mẫu 01/GTGT tháng/quý theo Thông tư 80/2021/TT-BTC
Như các bạn đã biết mẫu tờ khai GTGT áp dụng cho những doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ là mẫu số 01/GTGT. Ngoài ra, tờ khai thuế GTGT gửi đến cơ quan thuế chỉ được coi là hợp pháp khi tờ khai được kê khai theo đúng mẫu quy định, các chỉ tiêu trong tờ khai được ghi đúng và đầy đủ theo các quy định của Luật thuế và được người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh ký tên, đóng dấu hoặc ký điện tử vào cuối tờ khai.
Cơ bản cách thực hiện các chỉ tiêu trên tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT hầu như các bạn làm kế toán đều đã quen.Tuy nhiên kể từ kỳ thuế năm 2022, đối với các biểu mẫu tờ khai đã có sự thay đổi nhiều, đặc biệt trong mẫu tờ khai này theo Thông tư 80/2021/TT-BTC so với mẫu tờ khai cũ được ban hành theo Thông tư số 26/2015/TT-BTC, các điểm cơ bản thay đổi mà các bạn cần biết như sau:
– Bổ sung các chỉ tiêu:
+ Chỉ tiêu [01a] để phù hợp quy định khai riêng đối với một số hoạt động theo quy định tại khoản 2, Điều 7, và điểm b, điểm c, khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP.
+ Chỉ tiêu [23a], [24a] để có thông tin về số thuế GTGT đã nộp ở khâu nhập khẩu và đối chiếu với dữ liệu của cơ quan hải quan, giúp cho cơ quan thuế kiểm soát được việc kê khai của người nộp thuế vào khâu nội địa đầy đủ, chính xác, kịp thời.
+ Chỉ tiêu [39a] để khai riêng thuế GTGT nhận bàn giao trong các trường hợp, thuế GTGT còn được khấu trừ chưa đề nghị hoàn của dự án đầu tư chuyển cho người nộp thuế tiếp tục khấu trừ (là số thuế GTGT còn được khấu trừ, không đủ điều kiện hoàn, không hoàn mà người nộp thuế đã kê khai riêng tờ khai thuế dự án đầu tư) khi dự án đầu tư đi vào hoạt động hoặc số thuế GTGT còn được khấu trừ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị phụ thuộc khi chấm dứt hoạt động… đảm bảo theo dõi, đối chiếu được số thuế đã bàn giao của các đơn vị khác và kiểm soát được việc kê khai tăng số thuế GTGT đầu vào của người nộp thuế.
– Bỏ chỉ tiêu [39] “Thuế GTGT đã nộp ở địa phương khác của hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng, bất động sản ngoại tỉnh” để phù hợp với quy định mới tại Nghị định số 126/2020/NĐ-CP và Thông tư số 80/2021/TT-BTC, khắc phục tình trạng chuyển số thuế đã nộp thành số thuế còn được khấu trừ nhưng không có cơ chế hoàn trả cho người nộp thuế như quy định trước đây.
2. Hướng dẫn lập tờ khai thuế GTGT mẫu 01/GTGT tháng/quý trên phần mềm HTKK mới nhất theo Thông tư 80/2021/TT-BTC
Trước khi đi vào chi tiết hướng dẫn kê khai, các bạn nên cập nhật phiên bản HTKK mới nhất để cập nhật các mẫu biểu kê khai theo các quy định mới. Sau đó, các bạn tiến hành kê khai như sau:
Bước 1: Đăng nhập vào phần mềm HTKK mới nhất
Đầu tiền các bạn hãy mở phần mềm HTKK lên và tiến hành đăng nhập hệ thống bằng mã số thuế của doanh nghiệp mình.
Các bạn cần ghi chính xác “Mã số thuế”? rồi chọn ? Đồng ý.
(Chú ý nếu lần đầu tiên đăng nhập và chưa kê khai thông tin các bạn chọn mã số thuế mới để kê khai vào hệ thông trước khi đăng nhập).
Bước 2: Chọn tờ khai thuế GTGT (01/GTGT) (TT80/2021)
Các bạn tích vào mục Thuế giá trị gia tăng ? rồi chọn đúng “mẫu tờ khai thuế GTGT (01/GTGT) (TT80/2021)”
Bước 3: Khai báo thông tin quản lý thuế, danh mục ngành nghề, kỳ thuế GTGT của doanh nghiệp
- Tiếp theo các bạn cần khai báo thông tin cơ quan thuế quản lý của doanh nghiệp và loại hình hoạt động kinh doanh.
- Nếu doanh nghiệp các bạn nếu chỉ hoạt động SXKD thông thường và không có hoạt động kinh doanh phải phân bổ thuế GTGT thì chỉ cần chọn lại cơ quan thuế quản lý cấp cục và cơ quan thuế nơi nộp (cấp huyện/thành phố/cấp cục tùy theo doanh nghiệp) giống như thông tin ban đầu bạn nhập trong hệ thống.
- Chú ý thêm một điểm mới Thông tư 80/2021/TT-BTC là bắt buộc lựa chọn danh mục ngành nghề khi kê khai (xem hình bên dưới):
Trong đó một số ngành nghề được phân bổ thuế GTGT như sau:
a) Hoạt động kinh doanh xổ số điện toán;
b) Hoạt động chuyển nhượng bất động sản, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP;
c) Hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật về hệ thống ngành kinh tế quốc dân và quy định của pháp luật chuyên ngành;
d) Đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp), trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP;
đ) Nhà máy thủy điện nằm trên nhiều tỉnh
(Căn cứ theo quy định của Điều 13, Thông tư số 80/2021/TT-BTC).
- Còn đối với hoạt động kinh doanh thông thường thì không phải phân bổ thuế GTGT nếu không thuộc các trường hợp của Thông tư số 80/2021/TT-BTC đã quy định ở trên.
- Sau khi đã điền các thông tin về cơ quan thuế quản lý của doanh nghiệp và loại hình hoạt động kinh doanh thì các bạn: Lựa chọn kỳ thuế GTGT theo quý hoặc theo tháng ? Chọn các phụ lục có liên quan (nếu có)? chọn Đồng ý.
Bước 4: Hướng dẫn cách kê khai chi tiết các chỉ tiêu trên tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT
Sau khi các bạn đã đăng nhập được vào tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT theo Thông tư 80/2021/TT-BTC thì các bạn tiến hành kê khai đầy đủ các chỉ tiêu trên tờ khai:
- Các chỉ tiêu các bạn được phép sửa và nhập trên tờ khai thuế GTGT khấu trừ mẫu 01/GTGT đó là: Chỉ tiêu [21], [22], [23], [24], [25], [26], [29], [30], [31], [32], [33], [32a], [37], [38], [39a], [40b], [42]. Còn các chỉ tiêu còn lại phần mềm HTKK sẽ tự động tính và cập nhật.
Xem hình ảnh tờ khai thuế GTGT mẫu 01/GTGT mới nhất trên HTKK theo Thông tư 80/2021/TT-BTC dưới đây.
*Cách điền các chỉ tiêu từ 21 đến 43 như sau:
- Không phát sinh hoạt động mua, bán trong kỳ:
Chỉ tiêu [21]- Không phát sinh hoạt động mua, bán trong kỳ:
-
- Nếu trong kỳ kê khai cơ sở kinh doanh không phát sinh các hoạt động mua bán hàng hoá dịch vụ thì cơ sở kinh doanh vẫn phải lập tờ khai và gửi đến cơ quan thuế. Trên tờ khai, cơ sở kinh doanh đánh dấu “X” vào ô mã số Chỉ tiêu [21]- “Không phát sinh hoạt động mua, bán trong kỳ”.
- Khi đánh dấu vào ô mã số chỉ tiêu [21] cơ sở kinh doanh không cần phải điền số 0 vào ô mã số của các chỉ tiêu phản ánh hàng hóa, dịch vụ mua vào, bán ra trong kỳ.
B- Thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang
Chỉ tiêu số [22]: Thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang:
– Số thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang được ghi vào mã số chỉ tiêu [22] của Tờ khai thuế GTGT kỳ này là số thuế đã ghi trên mã số [43] của Tờ khai thuế GTGT kỳ trước.
Lưu ý:
Số thuế còn phải nộp hoặc nộp thừa của kỳ trước không được ghi vào chỉ tiêu này vì theo quy định tại Luật thuế giá trị gia tăng, nếu cơ sở kinh doanh có số thuế nộp thiếu kỳ trước thì phải nộp đủ số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước; nếu có số thuế đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế đầu ra thì được tính khấu trừ số thuế lớn hơn đó cho kỳ tiếp theo.
Chỉ tiêu [43] của kỳ trước sẽ được phần mềm sẽ tự động cập nhật. Nếu bạn cài lại phần mềm HTKK hoặc cài lại (win) hệ điều hành của máy tính, hoặc máy tính lần đầu cài HTKK thì dữ liệu tại chỉ tiêu [43] của kỳ trước sẽ không tự động nhảy sang chỉ tiêu [22] kỳ này ? các bạn sẽ phải nhập “bằng tay” số tiền ở chỉ tiêu [43] của kỳ trước vào chỉ tiêu [22] hoặc backup dữ liệu cũ trước khi lên tờ khai này.
Do đó, để chắc chắn các bạn nên kiểm tra trước khi kê khai ở chỉ tiêu [22] bằng cách xem lại Chỉ tiêu [43] của Tờ khai chính thức kỳ trước chứ không phải chỉ tiêu [43] trên tờ khai bổ sung điều chỉnh.
C- Kê khai thuế GTGT phải nộp ngân sách Nhà nước
I- Hàng hoá dịch vụ (HHDV) mua vào
Số liệu để kê khai vào các chỉ tiêu của mục này bao gồm hàng hoá dịch vụ mua vào trong kỳ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, không bao gồm thuế GTGT đầu vào của các Dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh. Số thuế GTGT đầu vào của Dự án đầu tư được kê khai, theo dõi riêng tại Tờ khai thuế GTGT của Dự án đầu tư.
Chỉ tiêu “Hàng hoá, dịch vụ mua vào trong kỳ”
Chỉ tiêu “Hàng hoá dịch vụ mua vào trong kỳ” trên tờ khai bao gồm các chỉ tiêu phản ánh giá trị và tiền thuế GTGT của HHDV cơ sở kinh doanh mua vào trong kỳ, gồm cả HHDV mua trong nước và HHDV nhập khẩu.
Chỉ tiêu số [23]: Giá trị của hàng hóa, dịch vụ mua vào:
Số liệu ghi vào mã số này là tổng số giá trị HHDV mua vào trong kỳ chưa có thuế GTGT, bao gồm giá trị HHDV mua vào trong nước và nhập khẩu.
Trong đó bổ sung thêm chi tiết giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu, theo quy định mới trong biểu mẫu Thông tư 80/2021/TT-BTC có bổ sung chỉ tiêu số [23a] để kê khai.
Chỉ tiêu số [23a]: Giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu:
Số liệu ghi vào mã số này là tổng số giá trị của HHDV nhập khẩu trong kỳ (giá trị chưa có thuế GTGT), căn cứ theo chứng từ của hàng hoá nhập khẩu như tờ khai hải quan, hợp đồng nhập khẩu, hoá đơn của phía nước ngoài cung cấp…
Chỉ tiêu số [24]: Thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào:
Là tổng số tiền thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào trong kỳ (Bao gồm cả số thuế GTGT được khấu trừ và không được khấu trừ các bạn cũng nhập vào, trong đó có cả số thuế GTGT đã nộp ở khâu nhập khẩu trong kỳ).
Chỉ tiêu số [24a]: Thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu
Đây là chỉ tiêu mới được bổ sung theo Thông tư 80/2021/TT-BTC. Số liệu ghi vào mã số chỉ tiêu này là tổng số thuế GTGT đã nộp ở khâu nhập khẩu trong kỳ, căn cứ vào các chứng từ nộp thuế của hàng hoá nhập khẩu (như Biên lai thu thuế GTGT hàng nhập khẩu, Giấy nộp tiền vào Ngân sách…)
Chú ý: Đối với trường hợp mua HHDV có xuất xứ từ nước ngoài mà cơ sở kinh doanh không trực tiếp nhập khẩu (hoặc uỷ thác nhập khẩu), thì coi như hàng hoá mua vào trong nước, cơ sở kinh doanh không ghi vào chỉ tiêu này.
Ví dụ 1: Kê khai thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu
Trong tháng 1/2022, Công ty An Huy mở tờ khai hàng nhập khẩu để nhập 1.000 tấn nguyên liệu về để sản xuất với giá trị hàng nhập khẩu chưa có thuế GTGT là 10 tỷ đồng. Hàng hoá đã nhập về kho của Công ty trong tháng 1/2022. Số thuế GTGT phải nộp ở khâu nhập khẩu cho lô hàng trên theo thông báo của Hải quan là 1 tỷ đồng, thời hạn nộp thuế cuối cùng là ngày 15/2/2022.
Ngày 15/2/2022 cơ sở kinh doanh đã nộp số thuế GTGT là 1 tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước.
Với tình hình nhập khẩu hàng hoá và nộp thuế như trên thì cơ sở kinh doanh phải thực hiện việc kê khai thuế GTGT đầu vào như sau:
- Tại kỳ kê khai thuế GTGT tháng 1/2022: Ghi tại mã số [23a] giá trị của số nguyên liệu nhập khẩu là 10 tỷ đồng; Không ghi số liệu tại mã số [24a], do Công ty chưa nộp thuế GTGT cho số nguyên vật liệu đã nhập khẩu.
- Tại kỳ kê khai thuế GTGT tháng 2/2022: Cơ sở kinh doanh ghi số thuế GTGT đã nộp là 1 tỷ đồng tại mã số [24a] (Không ghi giá trị hàng hoá nhập khẩu đã ghi trên tờ khai thuế GTGT tháng 1/2022).
Ví dụ 2: Kê khai thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu
Công ty chế tạo thiết bị điện Phú Kha uỷ thác cho Công ty xuất nhập khẩu Minh Phát nhập khẩu một số máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Giá trị lô hàng tại cửa khẩu Việt Nam theo hợp đồng ngoại là 1.700.000.000 đồng (giá CIF, bao gồm cả chi phí vận chuyển và bảo hiểm).
Trong tháng 1/2022, hàng về đến cảng Việt Nam, Công ty xuất nhập khẩu Minh Phát đã hoàn tất các thủ tục về nhập khẩu hàng hoá và nộp thuế nhập khẩu (thuế suất 10%) là 170.000.000 đồng. Thuế GTGT ở khâu nhập khẩu theo thông báo của Hải quan (thuế suất 5%) là 93.500.000 đồng. Khi xuất trả hàng nhập khẩu uỷ thác cho Công ty chế tạo thiết bị điện Phú Kha, Công ty xuất nhập khẩu Minh Phát lập hoá đơn GTGT, trong đó ghi:
Giá bán chưa có thuế GTGT: 1.870.000.000 đồng (Gồm giá trị hàng hoá thực tế nhập khẩu theo giá CIF, thuế nhập khẩu và các khoản phải nộp khác theo quy định ở khâu nhập khẩu)
Thuế GTGT: 93.500.000 đồng (Theo thông báo của Hải quan).
Công ty chế tạo thiết bị điện Phú Kha căn cứ vào hoá đơn này để kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hàng hoá uỷ thác nhập khẩu trên Tờ khai thuế GTGT như sau:
– Số tiền 1.870.000.000 đồng được tổng hợp để ghi vào ô mã số [23a].
– Số tiền 93.500.000 đồng được tổng hợp để ghi vào ô mã số [24a].
Chỉ tiêu số [25]: Tổng số GTGT được khấu trừ kỳ này:
Là tổng số tiền thuế GTGT mua vào trong kỳ của doanh nghiệp đủ điều kiện được khấu trừ thuế GTGT (Chỉ ghi số tiền thuế GTGT được khấu trừ còn không thì không ghi vào đây).
II- Hàng hoá, dịch vụ bán ra trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh tổng doanh số và thuế GTGT của HHDV bán ra trong kỳ, bao gồm cả HHDV chịu thuế và cả HHDV không chịu thuế GTGT. Chỉ tiêu này gồm có các ô mã số chỉ tiêu từ [26] đến [35].
Chỉ tiêu số [26]: Hàng hóa, dịch vụ bán ra không chịu thuế GTGT:
Số liệu ghi vào mã số này là tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra trong kỳ thuộc diện không chịu thuế của cơ sở kinh doanh.
Chỉ tiêu số [27]: Hàng hóa dịch vụ bán ra chịu thuế GTGT:
Số liệu ghi vào mã số này là tổng giá trị hàng hóa dịch vụ bán ra chịu thuế GTGT. (Lưu ý các bạn không phải nhập vì phần mềm tự động tính cập nhật).
Công thức tính:
[27] = [29] + [30] + [32]
Chỉ tiêu số [28]: Thuế của hàng hóa dịch vụ bán ra chịu thuế GTGT
Số liệu ghi vào mã số này là tổng số thuế GTGT đầu ra tương ứng với giá trị HHDV bán ra chịu thuế GTGT đã ghi vào mã số [27]. (Lưu ý các bạn không phải nhập vì phần mềm tự động tính cập nhật).
Công thức tính:
[28] = [31] + [33]
Chú ý: Cơ sở kinh doanh nhiều loại HHDV có mức thuế suất thuế GTGT khác nhau phải kê khai thuế GTGT theo từng mức thuế suất quy định đối với từng loại HHDV.
Chỉ tiêu số [29]: Hàng hóa, dịch vụ bán ra chịu thuế suất 0%:
- Số liệu ghi vào mã số này là tổng giá trị hàng hóa dịch vụ bán ra trong kỳ chịu thuế GTGT theo thuế suất 0%.
Chỉ tiêu số [30]: Hàng hóa, dịch vụ bán ra chịu thuế suất 5%:
- Số liệu ghi vào mã số này là giá trị hàng hoá, dịch vụ bán ra trong kỳ (chưa có thuế GTGT) chịu thuế theo thuế suất 5%.
Chỉ tiêu số [31]: Thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra chịu thuế suất 5%:
Số liệu ghi vào mã số này là số thuế GTGT tương ứng với giá trị hàng hóa dịch vụ bán ra trong kỳ chịu thuế theo thuế suất 5% đã ghi vào chỉ tiêu [30].
Chỉ tiêu số [32]: Hàng hóa, dịch vụ bán ra chịu thuế suất 10%:
Số liệu ghi vào mã số này là giá trị hàng hoá, dịch vụ bán ra trong kỳ (chưa có thuế GTGT) chịu thuế theo thuế suất 10%.
Chỉ tiêu số [32a]: Hàng hóa, dịch vụ bán ra không tính thuế:
Số liệu ghi vào mã số này là giá trị hàng hoá, dịch vụ bán ra trong kỳ (chưa có thuế GTGT) không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT. (Chi tiết các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT xem tại Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC).
Chỉ tiêu số [33]: Thuế GTGT của Hàng hóa, dịch vụ bán ra chịu thuế suất 10%:
Số liệu ghi vào mã số này là số thuế GTGT tương ứng với giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra trong kỳ chịu thuế theo thuế suất 10% đã ghi vào mã số [32].
Chú ý: Đối với hàng hóa/dịch vụ chịu thuế GTGT 10% mà được giảm còn 8% thì các bạn cần chọn thêm phụ lục theo Nghị quyết 43/2022/QH15 ở mục đầu tiên khi các bạn bắt đầu chọn tờ khai.
Sau đó các bạn điền chỉ tiêu 32 và điền Tên hàng hóa/dịch vụ giảm thuế và số tiền hàng hóa dịch vụ giảm thuế tại phụ lục 43. Phần mềm sẽ tự động giảm số tiền được giảm trừ vào chỉ tiêu 33.
Ví dụ ban đầu khi các bạn điền chỉ tiêu 32 là 500.000.000đ, chỉ tiêu 33 là 50.000.000đ thì sau khi kê khai phụ lục 43 số tiền hàng hóa/dịch vụ giảm 200.000.000đ thì số tiền giảm ở phụ lục 43 là 4.000.000đ (giảm 2%) thì chỉ tiêu 33 sẽ tự động trừ còn lại 46.000.000đ). Xem hình ảnh ví dụ bên dưới đây:
Tổng doanh thu và thuế GTGT của HHDV bán ra
Chỉ tiêu này xác định doanh thu và thuế GTGT của HHDV bán ra, bao gồm thuế GTGT của HHDV bán ra trong kỳ và số thuế GTGT điều chỉnh của HHDV bán ra các kỳ trước. Bao gồm 2 chỉ tiêu [34] và chỉ tiêu [35].
Chỉ tiêu [34]: Tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra:
Số liệu ghi vào mã số này là tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ bán ra trong kỳ (chưa có thuế GTGT). Do phần mềm tự động tính cập nhật.
Công thức tính:
[34] = [26] + [27]
Chỉ tiêu [35]: Tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra:
Số liệu ghi vào mã số này là tổng số thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra trong kỳ. Do phần mềm tự động tính cập nhật.
Công thức tính:
[35] = [28]
III-Thuế giá trị gia tăng phát sinh trong kỳ
Chỉ tiêu [36]: Thuế giá trị gia tăng phát sinh trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh số thuế GTGT cơ sở kinh doanh phát sinh trong kỳ. Do phần mềm tự động tính cập nhật.
Thuế GTGT phát sinh trong kỳ được tính theo công thức:
Thuế GTGT phát sinh trong kỳ | = | Thuế GTGT đầu ra | – | Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ |
Hay [36] = [35] – [25]
Ý nghĩa chỉ tiêu này như sau:
Chỉ tiêu [36] dương (> 0) là có phát sinh số thuế giá trị gia tăng trong kỳ phải nộp.
Chỉ tiêu [36] âm (< 0) là có số thuế giá trị gia tăng đầu vào phát sinh trong kỳ còn chưa được khấu trừ hết, doanh nghiệp có thể chuyển khấu trừ vào kỳ tiếp theo hoặc được hoàn thuế nếu đúng đối tượng và đủ điều kiện.
IV – Điều chỉnh tăng, giảm thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ của các kỳ trước
1. Điều chỉnh giảm
Chỉ tiêu [37]: Điều chỉnh giảm thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ của các kỳ trước:
Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số điều chỉnh giảm thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ của các kỳ trước.
Khi kê khai bổ sung của các kỳ trước, nếu xuất hiện chênh lệch giảm số thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ trên tờ khai bổ sung KHBS (số âm) thì bạn nhập vào Chỉ tiêu [37] của kỳ hiện tại.
2. Điều chỉnh tăng
Chỉ tiêu [38]: Điều chỉnh tăng thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ của các kỳ trước:
Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số điều chỉnh tăng thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ của các kỳ trước.
Khi kê khai bổ sung của các kỳ trước, nếu xuất hiện chênh lệch tăng số thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ trên tờ khai bổ sung KHBS (số dương) thì bạn nhập vào Chỉ tiêu [38] của kỳ hiện tại.
Ví dụ 3: Công ty A đã kê khai thuế GTGT cho tháng 1/2022. Nhưng đến tháng 2/2022 công ty phát hiện sai và phải vào tờ khai tháng 1/2022 để kê khai bổ sung điều chỉnh.
- Nếu sau khi kê khai bổ sung xong thì trên Phụ lục giải trình bổ sung KHBS xuất hiện chênh lệch tăng số thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ trên tờ khai bổ sung KHBS là 2.000.000đ (số dương). Như vậy: công ty sẽ phải nhập 2.000.000đ vào Chỉ tiêu [38] của tờ khai tháng 2/2022.
- Nếu trường hợp xuất hiện chênh lệch giảm số thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ trên tờ khai bổ sung KHBS là (2.000.000đ), trong ngoặc tức là số âm? Thì công ty sẽ nhập số tiền đó vào Chỉ tiêu 37 của tờ khai tháng 2/2022.
V-Thuế giá trị gia tăng nhận bàn giao được khấu trừ trong kỳ
Chỉ tiêu [39a]: Thuế giá trị gia tăng nhận bàn giao được khấu trừ trong kỳ:
Chỉ tiêu này dùng để kê khai số thuế GTGT còn được khấu trừ chưa đề nghị hoàn của dự án đầu tư chuyển cho người nộp thuế tiếp tục khấu trừ (là số thuế GTGT còn được khấu trừ, không đủ điều kiện hoàn, không hoàn mà người nộp thuế đã kê khai riêng tờ khai thuế dự án đầu tư) khi dự án đầu tư đi vào hoạt động hoặc số thuế GTGT còn được khấu trừ chưa đề nghị hoàn của hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị phụ thuộc khi chấm dứt hoạt động,…
? Chỉ tiêu này giúp đảm bảo theo dõi, đối chiếu được với số thuế đã bàn giao của các đơn vị khác nhằm kiểm soát được việc kê khai tăng số thuế GTGT đầu vào của doanh nghiệp.
VI – Xác định nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng phải nộp trong kỳ
Chỉ tiêu [40a] – Thuế giá trị gia tăng phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ:
- Chỉ tiêu này phản ánh số thuế GTGT cơ sở kinh doanh phải nộp trong kỳ.
Thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ được tính theo công thức:
Thuế GTGT phải nộp trong kỳ | = | Thuế giá trị gia tăng phát sinh trong kỳ | – | Thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang | + | Điều chỉnh giảm thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ của các kỳ trước | – | Điều chỉnh tăng thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ của các kỳ trước | – | Thuế giá trị gia tăng nhận bàn giao được khấu trừ trong kỳ |
– Hay được tính bằng các chỉ tiêu theo công thức sau:
[40a] = ([36] – [22] + [37] – [38] – [39a]) ≥ 0
Chỉ tiêu này sẽ do phần mềm tự động tính cập nhật. Trường hợp kết quả tính toán của chỉ tiêu [40a] < 0 thì kết quả sẽ hiện số “0”.
Chỉ tiêu [40b] – Thuế giá trị gia tăng mua vào của dự án đầu tư được bù trừ với thuế GTGT còn phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh cùng kỳ tính thuế:
Chỉ tiêu này áp dụng đối với trường hợp doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cùng nơi đóng trụ sở chính, đang trong giai đoạn đầu tư thì lập hồ sơ khai thuế riêng cho dự án đầu tư và phải bù trừ số thuế GTGT của HHDV mua vào sử dụng cho dự án đầu tư với thuế GTGT của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện.
Chỉ tiêu [40b] được nhập vào tương ứng với chỉ tiêu [28a], [28b] trên tờ khai 02/GTGT. Giá trị tại chỉ tiêu [28a], [28b] trên tờ khai 02/GTGT không được lớn hơn giá trị chỉ tiêu [40a].
– Và giá trị tại chỉ tiêu [40b] phải nhỏ hơn hoặc bằng chỉ tiêu [40a]
[40b] ≤ [40a]
Chỉ tiêu [40] – Thuế giá trị gia tăng còn phải nộp trong kỳ:
Chỉ tiêu này phản ánh số thuế GTGT còn phải nộp trong kỳ. Do phần mềm tự động tính cập nhật.
Công thức tính: [40] = [40a] – [40b]
Chú ý: Doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế phát sinh theo kê khai vào Ngân sách nhà nước, không được bù trừ với số thuế còn được khấu trừ (kết quả phát sinh âm – nếu có) của kỳ sau.
Chỉ tiêu [41] – Thuế giá trị gia tăng chưa khấu trừ hết kỳ này:
Chỉ tiêu này phản ánh số thuế giá trị gia tăng chưa khấu trừ hết của kỳ này. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được phần mềm tự động tính theo công thức giống như công thức tính chỉ tiêu [40] như sau:
[41] = ([36] – [22] + [37] – [38] – [39a]) ≤ 0
Nếu kết quả tính toán bên trên được giá trị âm thì phần mềm sẽ hiện lên là số dương, để thể hiện số thuế giá trị gia tăng chưa khấu trừ hết kỳ này.
Nếu đã có số liệu để ghi vào chỉ tiêu [41] thì sẽ không có số liệu ghi chỉ tiêu [40].
Chú ý: Theo quy định tại Luật thuế GTGT, cơ sở kinh doanh có số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết trong kỳ được kết chuyển sang khấu trừ tiếp ở kỳ tiếp theo hoặc được hoàn thuế theo quy định. Nếu đã đề nghị hoàn thuế thì cơ sở kinh doanh không được kết chuyển số thuế đã đề nghị hoàn sang khấu trừ ở kỳ thuế sau; hoặc nếu đã kết chuyển sang khấu trừ thuế ở kỳ thuế sau thì cơ sở kinh doanh không được đề nghị hoàn thuế đối với số thuế đã kết chuyển để khấu trừ.
Chỉ tiêu [42] – Thuế giá trị gia tăng đề nghị hoàn:
Chỉ tiêu này phản ánh số thuế giá trị gia tăng mà cơ sở kinh doanh/doanh nghiệp đề nghị cơ quan thuế hoàn thuế đối với số thuế GTGT chưa khấu trừ hết trong kỳ. Lưu ý chỉ tiêu [42] ≤ [41].
Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số thuế GTGT mà doanh nghiệp đề nghị hoàn theo chế độ quy định. Doanh nghiệp không được đưa số thuế đã đề nghị hoàn trong kỳ vào số thuế được khấu trừ của kỳ thuế tiếp theo.
Nếu doanh nghiệp ghi số liệu vào ô chỉ tiêu [42] thì phải gửi công văn đề nghị hoàn thuế và hồ sơ hoàn thuế theo qui định cho cơ quan thuế để được xét hoàn thuế.
Lưu ý: Trường hợp doanh nghiệp không ghi số thuế đề nghị hoàn vào chỉ tiêu [42] của tờ khai thì số thuế còn được khấu trừ này đã chuyển sang kỳ sau để khấu trừ tiếp. Nếu sau đó doanh nghiệp gửi công văn và hồ sơ đề nghị hoàn thuế cho số thuế này thì cơ quan thuế sẽ không xét hoàn thuế.
Ví dụ 4: Kê khai số thuế đề nghị hoàn
Giả sử Công ty An Hưng có số thuế GTGT phát sinh trên tờ khai thuế GTGT tháng 1 năm 2022 là 820 triệu đồng và đáp ứng các điều kiện về hoàn thuế theo quy định.
Thì tại tờ khai thuế GTGT tháng 1/2022, Công ty An Hưng có số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết là 820 triệu đồng. Công ty đủ điều kiện để hoàn thuế theo quy định và có thể lựa chọn:
- Hoặc đề nghị cơ quan thuế hoàn lại số thuế chưa khấu trừ hết (Số đề nghị hoàn có thể bằng hoặc nhỏ hơn 820 triệu đồng).
- Hoặc kết chuyển sang khấu trừ tiếp ở kỳ sau.
Nếu Công ty An Hưng đề nghị hoàn cho số thuế phát sinh âm của tháng 1/2022 theo quy định thì tại Tờ khai thuế GTGT tháng 1/2022, Công ty An Hưng phải ghi vào chỉ tiêu [42] “số thuế đề nghị hoàn kỳ này” là 820 triệu đồng (nếu đề nghị hoàn 820 triệu đồng). Sau đó, Công ty An Hưng làm hồ sơ và công văn đề nghị hoàn thuế gửi đến cơ quan thuế.
Nếu Công ty An Hưng không ghi số thuế đề nghị hoàn vào chỉ tiêu [42] của Tờ khai thuế GTGT tháng 1/2022, thì số thuế 820 triệu này được chuyển sang khấu trừ tiếp ở kỳ thuế tháng 2/2022, Công ty An Hưng không còn quyền được đề nghị hoàn cho số thuế này nữa.
Chỉ tiêu [43] – Thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ chuyển kỳ sau:
Chỉ tiêu này phản ánh số thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ chuyển kỳ sau của doanh nghiệp.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được phần mềm tự động cập nhật tính theo công thức:
[43] = [41] – [42]
Kết quả của chỉ tiêu [43] của tờ khai thuế GTGT kỳ này được dùng để ghi vào chỉ tiêu [22] của tờ khai thuế GTGT của kỳ tiếp theo.
Mời các bạn xem hình ảnh ví dụ minh họa kê khai tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT theo Thông tư 80/2021/TT-BTC dưới đây:
Nguồn Mía
4.3 6 votes Đánh giá bài viết này!Từ khóa » Chỉ Tiêu 33 Không được Lớn Hơn Chỉ Tiêu 32*10
-
Tiền Thuế GTGT ở Chỉ Tiêu 33 Lệch Với Chỉ Tiêu 32*10% - Forum MISA
-
Top 15 Chỉ Tiêu 33 Không được Lớn Hơn Chỉ Tiêu 32*10 - MarvelVietnam
-
Tờ Khai Thuế GTGT Khấu Trừ (01/GTGT) - Kế Toán Thiên Ưng
-
KÊ KHAI CHỈ TIÊU 33 TRÊN TỜ KHAI THUẾ GTGT
-
Cách Lập Tờ Khai Thuế GTGT Mẫu 01/GTGT Theo Quý Và Tháng
-
Sổ Tay Hướng Dẫn Cách Kê Khai điều Chỉnh Bổ Sung Thuế GTGT
-
Tổng Hợp 24 Lỗi Kê Khai Thuế Trên Mạng/tờ Khai Mới Nhất 2022
-
Cách điền Tờ Khai 01/GTGT - Tờ Khai Thuế Giá Trị Gia Tăng Mới Nhất!
-
Cách Lập Tờ Khai Thuế GTGT Mẫu 01 GTGT - Kế Toán Thiên An
-
[DOC] HƯỚNG DẪN LẬP TỜ KHAI THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
-
Cách Kê Khai Bổ Sung Thuế GTGT 2021 (Có Ví Dụ Và Hình ảnh Minh ...
-
Hướng Dẫn Lập Tờ Khai Thuế GTGT - QMC
-
Một Số Quy định Cần Biết Khi Khai Và Nộp Tờ Khai Thuế Giá Trị Gia Tăng
-
NHỮNG SAI SÓT THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH XỬ LÝ KHI KÊ KHAI ...