{Hướng Dẫn} Cách Nuôi Cá Cảnh Không Bị Chết

4.6/5 - (46 bình chọn)

Đối với người mới nuôi cá cảnh, dù được hướng dẫn rất nhiều về cách nuôi cá cảnh và đã dành nhiều thời gian tìm hiểu nhưng cá nuôi trong bể cá cứ chết dần dần, đôi khi chết hàng loạt mà không có cách nào giải thích được. Nuôi cá cảnh bị chết có xui không và làm thế nào để nuôi cá cảnh không bị chết ? là câu hỏi của hầu hết mọi người khi mới bắt đầu chơi cá cảnh. Sau đây là những kinh nghiệm “Cách nuôi cá cảnh không bị chết” cho người mới nuôi cá cảnh

Nuôi cá cảnh bị chết có xui không?

Rất nhiều người quan niệm răng, nuôi cá cảnh bị chết đem lại vận xui cho gia chủ. Vì vậy rất sợ sệt khi mới bắt đầu nuôi cá cảnh. Phải chăng đây là quan điểm mê tín, sai lầm? Vậy nuôi cá cảnh bị chết có xui không? Dĩ nhiên là có, vì trước hết chúng ta phải mua đàn cá cảnh khác để thay thế 🙂 và phải xử lý bể cá nuôi lại từ đầu.

Việc nuôi cá cảnh bị chết mang lại nhiều xui rủi cho gia chủ, đó chỉ là dân gian truyền miệng, không có cơ sở khoa học để tin tưởng. Vì vậy, bạn đừng bao giờ để lý do mê tín đó gây ảnh hưởng tâm lý của bản thân và cản trở niềm đam mê chơi cá cảnh của mình nhé.

Các bạn đừng lo lắng khi cá cảnh bị chết. Đầu tiên, hãy tìm hiểu nguyên nhân gây chết để có biện pháp xử lý kịp thời. Khi mới nuôi, bạn chưa có kinh nghiệm nên cá chết là điều có thể lý giải được. Bài viết ” Cách nuôi cá cảnh không bị chết?” sẽ giúp các bạn có nhiều kinh nghiệm nuôi cá cảnh và hãy bỏ qua luôn tâm lý sợ sệt trong đầu là ” Nuôi cá cảnh bị chết có xui không?” nhé

Nuôi cá cảnh chết bị xui là quan điểm của dân gian truyền miệng không có cơ sở khoa học
Nuôi cá cảnh chết bị xui là quan điểm của dân gian truyền miệng không có cơ sở khoa học

Nguyên nhân cá cảnh hay bị chết

Có rất nhiều nguyên nhân gây chết khi nuôi cá cảnh. Dưới đây là một số nguyên nhân cơ bản Vinong Sinh học Đức Bình tổng kết:

  • Bể mini nuôi cá to:  Nuôi cá cảnh có kích thước lớn trong môi trường sống quá bé khiến cá bị hạn chế bơi lội, thiếu không khi và không gian sống. Khi chọn mua cá cần chọn loại cá có kích thước phù hợp với bể cá.
  • Cho cá ăn nhiều. Khi mới nuôi, thấy cá đớp lia lịa tưởng đói nên đổ thêm thức ăn mà không biết rằng cá có tập tính cứ thấy mồi là đớp. Vì ăn nhiều quá nên  bị đầy bụng mà chết.
  • Quên cho cá ăn. Sau một thời gian nuôi cá, hứng thú không còn như thời gian đầu, nhiều người bận công việc, đi công tác xa nhà nhiều ngày dẫn đến quên cho cá ăn ( Tham khảo các loại thức ăn cho cá )
  • Nguồn nước máy. Đối với nguồn nước sinh hoạt hàng ngày phải trả phí là loại nước đã qua khử trùng bằng Clo, nên dùng nước máy nuôi cá sẽ khiến cá chết.
  • Thay nước quá thường xuyên, thay cạn nước. Do chăm sóc cá chu đáo, việc thay nước quá thường xuyên và thay hết nước trong bể sẽ khiến cá bị sock do không thích nghi kịp.
  • Không thay nước.  Việc bỏ bê bể cá, để lâu (Đối với bể cá mini hay các loại bể cá để trên bàn là hơn 5-7 ngày) không thay nước sẽ khiến nước bẩn, chất thải đọng trong bể không thoát ra ngoài khiến cá chết.
  • Để bể cá ngoài trời chịu nắng, mưa, gió trực tiếp. Đối với các loại bể cá cảnh thông thường (Đặc biệt bể cá mini, bể cá để bàn) được thiết kế   là vật trang trí nội thất. Vì thế đặt bể cá ngoài trời chịu nắng, mưa, gió trực tiếp sẽ khiến cá cảnh chết.
  • Thiếu ánh sáng, phòng bí hơi, ẩm mốc. Nếu để bể cá trong bóng tối lâu ngày, phòng kín hơi, ẩm mốc lâu ngày sẽ khiến cá yếu, dễ bị bệnh.
  • Cá trong bể cắn, rỉa lẵn nhau. Nếu nuôi nhiều loại cá hung dữ, hay rỉa lẫn nhau sẽ khiến những con cá cảnh hiền lành còn lại trở thành nạn nhân.
  • Sock nhiệt: Khi nuôi trong các loại bể bé, lượng nước ít nên khó giữ nhiệt. Đặc biệt nuôi trong phòng điều hòa (nhiệt độ 18-23) mà lại di chuyển bể cá thường xuyên, thay nước chênh lệch nhiệt độ cũng khiến cá bị thay đổi nhiệt độ đột ngột mà chết.
  • Không tạo vi sinh cho bể cá: Vi sinh hữu hiệu có vai trò vô cùng quan trọng trong hệ sinh thái hồ nuôi cá cảnh. Vi sinh giúp phân giải thức ăn dư thừa, phân thải, cặn bã, khử khí độc, điều hòa phát triển tảo …
  • Không có hệ thống sục khí: Sục khí cung cấp oxy cho cá hoạt động là hết sức cần thiết, thiếu oxy sẽ kích thích các loại vi sinh vật gây bệnh phát triển mạnh.
  • Hệ thống lọc kém: Không lọc hết các chất cặn bã, mầm bệnh, gây hại cho cá nuôi, cá dễ bị bệnh, giảm sức đề kháng …
  • Giống cá mua về rất yếu và đã nhiễm bệnh
Cách nuôi cá cảnh không bị chết
Cách nuôi cá cảnh không bị chết hiệu quả nhất là sử dụng thường xuyên men vi sinh xử lý nước hồ cá cảnh Emzeo cá cảnh hoặc EMKOI

Cách nuôi cá cảnh không bị chết

Khi các bạn mới nuôi cá cảnh, nên chú ý một số cách nuôi sau:

  • Cho cá ăn:  Phụ thuộc vào số lượng và kích thước cá cảnh nuôi trong bể để cho 1 lượng thức ăn phù hợp (1 con cá nhỏ nuôi trong bể cá mini chỉ nên ăn 3-5 viên thức ăn/lần ). Chỉ nên cho cá ăn 1 lần/ ngày vào giờ cố định. Nếu bận việc nên nhờ người cho ăn, không nên bỏ đói cá quá lâu (1 con cá nhỏ nuôi trong bể cá mini hay các loại bể cá để trên bàn có thể chịu đói 4-5 ngày).
  • Nguồn nước:  Nếu nguồn nước trong nhà là nước máy (Trả phí sử dụng hàng tháng) là nước có Clo, cần để trong xô 2 ngày mới được dùng cho bể cá.
  • Thay nước: Không nên thay nước quá thường xuyên. Với bể to có máy lọc nước nên thay 2 tuần/lần. Chỉ được thay 1/3 nước trong bể để tránh cá bị sock. Đối với bể cá có kích thước nhỏ  nên 2-3 ngày/lần. Không được để quá lâu mới thay nước sẽ khiến nước bẩn, không  nên để quá 7-8 ngày. Tốt nhất nên sử dụng loại vi sinh chuyên dùng xử lý nước hồ cá giúp nuôi cá cảnh không cần thay nước.
  • Vị trí đặt bể: Đặt trong nhà, trên bàn làm việc, bàn phòng khách hoặc giá sách. Để nơi kín gió, thông thoáng không bị nắng, mưa trực tiếp. Thỉnh thoảng nên đem cá phơi năng 2 tuần/lần (chỉ để 1/2 bể có ánh nắng chiếu trực tiếp).
  • Chọn cá: Ngoài việc chọn cá theo sở thích, nên chọn những loại cá có thể sống chung với nhau. Những loại cá dữ như cá chọi ko nên nuôi chung với cá khác (Tham khảo các loại cá cảnh)
  • Nhiệt độ ổn định:  Đối với các loại bể bé (bể cá để bàn)  cần phải hạn chế di chuyển vị trí đặt bể cá. Đặc biệt đối với phòng có máy điều hòa không khí với nhiệt độ lạnh (18-23*C), phòng mái tôn có nhiệt độ cao khi thay nước cần kiểm tra độ chênh lệch nhiệt đô giữa nước sạch và nước trong bể. Nếu chênh lệch cần đặt nước sạch cùng vị trí đặt bể cá 1 buổi để cân bằng nhiệt độ, sau đó mới tiến hành thay nước.
  • Tạo vi sinh cho hồ cá: Đây là biện pháp rất quan trọng, chiếm gần 70% vấn đề giải quyết khi nuôi cá cảnh không bị chết.

Tóm lại, nuôi cá cảnh chính là chăm sóc xử lý nước nuôi tốt và quản lý nguồn thức ăn hiệu quả. Không quá có thể nói, nuôi cá cảnh chính là nuôi nước. Sử dụng men vi sinh xử lý nước hồ cá cảnh chính là cách nuôi cá cảnh không bị chết hiệu quả nhất hiện nay.

Chế phẩm vi sinh cho hồ cá koi EMKOI
Chế phẩm vi sinh cho hồ cá koi EMKOI sử dụng định kỳ, thường xuyên giúp giải quyết 70% nguyên nhân gây chết của cá cảnh, cá koi

Để nuôi cá cảnh không bị chết, bạn nên chú ý các vấn đền cơ bản sau:

– Chọn giống cả khỏe mạnh, không bị bệnh tật

– Chọn đúng loại thức ăn cho cá và cho có ăn đúng liều lượng.

– Quản lý và xử lý hồ nuôi cá đúng cách, tránh ô nhiễm.

– Phải sử dụng máy lọc, máy sục khí loại tốt, chất lượng.

– Khi phát hiện cá bị bệnh thì phải tách riêng và xử lý kịp thời.

– Mật độ nuôi cá cảnh vừa phải, tránh nuôi quá đông.

– Thay bể nước đúng cách và thường xuyên sử dụng vi sinh xử lý EMZEO cá cảnh hoặc EMKOI

Mua hàng tại đây

Khuyễn cáo: Nên sử dụng men vi sinh xử lý nước hồ cá cảnh định kỳ và thường xuyên. Cách sử dụng theo hướng dẫn chi tiết của nhà sản xuất. Loại men vi sinh tốt, có thể xử lý 70 – 80% nguyên nhân gây chết cho cá cảnh. Nên sử dụng Emzeo cá cảnh hoặc EMKOI để nuôi cá cảnh không cần thay nước.

  • 1 gói Emzeo cá cảnh 200gr xử lý được 5 – 7 m^3 nước
  • ! chai EMKOI 1 lít xử lý được 50 m^3 nước hồ nuôi

Xem thêm: {Bật mí} Cách làm nước bể cá trong vắt hiệu quả nhất

Từ khóa » Cá Cảnh Chết Vì Sao