Hướng Dẫn Cách ốp Trần Nhựa đơn Giản Và Hiệu Quả - AnPro

Xem thêm:

  • 3 điều bạn cần chú ý khi làm trần nhà bằng nhựa
  • Đóng trần nhà bằng nhựa có tốt không?
  • Báo giá tấm nhựa PVC cao cấp

Hiện nay, trần nhựa là một trong những sản phẩm được rất nhiều gia đình ưa chuộng vì tính hữu dụng và nhiều ưu điểm vượt trội. Vậy, trong bài viết này chúng tôi sẽ mang đến cho bạn bài viết hướng dẫn cách ốp trần nhựa nhanh chóng và hiệu quả.

1. Có những cách làm trần nhà chính nào?

Trong thi công trần nhà hiện nay, có 2 cách làm trần nhà chính là trần chìm và trần thả (nổi). 

Trần chìm 

Đây là loại trần có cấu tạo khung xương hoàn toàn ẩn (chìm) trong các tấm nhựa. Việc không nhìn thấy khung xương sẽ giúp nó trông như trần nhà thông thường. Có được bề mặt phẳng, nhẵn nhụi làm cho việc trang trí, sơn màu trở nên đơn giản. Đó là ưu điểm của trần chìm, có tính thẩm mỹ cao, tạo nét đẹp cho căn phòng.

Trần nhựa được chia làm 2 loại chính:

Trần phẳng

Trần khi thi công xong có bề mặt phẳng với bộ khung xương bằng nhôm ẩn bên trong. Loại trần này thường không có hoạ tiết trang trí, việc thi công và hoàn thiện khá đơn giản. 

Ưu điểm

  • Quá trình thi công đơn giản, thời gian lắp đặt nhanh chóng.
  • Mang lại không gian rộng rãi, thoáng đãng.
  • Phù hợp với những nơi có diện tích không rộng lớn như căn hộ chung cư.

Nhược điểm

  • Không có nhiều kiểu dáng, mẫu mã để đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Trần giật cấp

Phức tạp hơn và tạo ra nhiều kiểu dáng hơn trần thẳng, trần giật cấp tạo ra các khối hình khác nhau. Trần giật cấp chia làm các cấp khác nhau, giúp người thi công có thể tạo ra nhiều thiết kế tuỳ theo nhu cầu.

Ưu điểm 

  • Tính thẩm mỹ cao.
  • Đa dạng mẫu mã và hình dạng để lựa chọn.
  • Thích hợp với các không gian kiến trúc khác nhau.

Nhược điểm

  • Thi công khó khăn và phức tạp, đòi hỏi trình độ tay nghề cao.
  • Chi phí lắp đặt thường cao hơn các loại trần khác
  • Nếu xảy ra hỏng hóc, phải thay thế gần như toàn bộ, gây tốn kém.

Trần thả (nổi)

Trần nhựa thả
Trần nhựa thả

Trần thả hay còn gọi là trần nổi là loại trần có toàn bộ kết cấu khung xương của trần nổi ra ngoài. Toàn bộ phần khung sẽ đỡ các tấm trần. 

Ưu điểm

  • Quá trình thi công nhanh gọn và đơn giản
  • Giá thi công trần thả nhựa tương đối rẻ so với các loại hình thi công khác.
  • Việc thay thế, sửa chữa không mấy phức tạp và nhanh chóng.
  • Nhiều loại trần thả có khả năng cách âm rất hiệu quả.
  • Có thể che giấu đường dây điện, các loại ống rất tốt.
  • Cho phép dễ dàng cài đặt đèn và các thiết bị trên các tấm trần thả nhựa.

Nhược điểm

  • Tính thẩm mỹ không cao.
  • Khó áp dụng cho không gian kiến trúc nhỏ hẹp.
  • Về mặt cấu trúc, trần thả không chắc chắn như trần nhà truyền thống.
  • Bạn phải bảo quản, vệ sinh thường xuyên để trần thả bền lâu.

2. Các loại trần nhựa hiện nay

Trần nhựa có đa dang mẫu mã
Trần nhựa có đa dang mẫu mã

Dựa vào xuất xứ

  • Trần nhựa ngoại nhập: được ưa chuộng từ lâu, thường đến từ các nước như Đức, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.
  • Trần nhựa sản xuất trong nước: áp dụng giải pháp công nghệ từ nước ngoài hay liên doanh, nhiều công ty trong nước đã tự sản xuất trần nhựa. Có thể kể tới thương hiệu AnPro – nhựa kiến trúc công nghệ cao thuộc tập đoàn An Phát.

Dựa vào kích thước

  • Trần nhựa 600×600 (mm): kích thước trần nhựa được ưa chuộng nhất.
  • Trần nhựa 600×1200 (mm)
  • Trần nhựa 1200×2400 (mm)

Dựa vào kiểu dáng

  • Trần nhựa thông thường: Đây là trần nhựa có màu sắc đơn, không có vân, thường là màu trắng.
  • Trần nhựa giả vân: Có 3 loại chính là trần nhựa vân gỗ, trần nhựa vân đá, trần nhựa giả da. Trong đó, trần nhựa giả gỗ là loại được dùng nhiều nhất.

Dựa vào chất liệu

  • Trần nhựa không xốp: thiết kế đơn giản, giá rẻ, đáp ứng nhu cầu cơ bản làm sạch trần nhà.
  • Trần nhựa có xốp (chống nóng): loại trần nhựa cách nhiệt khi có lớp xốp làm mát.
  • Trần nhựa cách âm: có thể cách âm hiệu quả, chống ồn tốt đặc biệt thích hợp tại các đô thị lớn.

3. Cấu tạo trần nhựa thả PVC

Trần nhựa PVC có kích thước 600×600 bao gồm 4 lớp:

Lớp cốt

Được cấu tạo từ thành phần bột đá và bột nhựa nguyên sinh.

Lớp màng keo

Tăng độ kết dính của màng film và lớp cốt nhựa, chịu được nhiệt độ từ -10 độ C – 45 độ C. 

Lớp màng film

Thiết kế hiện đại theo xu hướng được ưa chuộng nhiều nhất trên thị trường hiện nay. Độ dày màng film là 0,5 micro.

Lớp phủ UV

Tăng độ rõ nét của màng vân, chống xước.

4. Thế mạnh của việc ốp trần nhựa

Trước hết, chúng ta cần điểm qua một số thế mạnh của việc ốp trần nhựa để mang lại như:

Bảo vệ sức khoẻ và thân thiện môi trường

Tấm nhựa AnPro là vật liệu an toàn và thân thiện
Tấm nhựa AnPro là vật liệu an toàn và thân thiện

Thành phần cấu thành sản phẩm sàn nhựa không  chứa formaldehyde không  độc  hại  đến  sức  khỏe của  con  người nên được sử dụng nhiều trong nội thất.

Chống bắt lửa, chống côn trùng, mối mọt

Tấm trần nhựa AnPro có giá rẻ hơn sản phẩm ngoại nhập
Tấm trần nhựa AnPro có giá rẻ hơn sản phẩm ngoại nhập

Sản phẩm sàn nhựa có khả năng chống thấm nước tuyệt đối 100%. Bên cạnh đó, sản phẩm có tác dụng chống bắt lửa rất tốt làm ngăn sự lan tỏa của ngọn lửa hiệu quả. Lớp PVC có tác dụng ngăn ngừa sự xâm nhập phá hoại của mối, mọt, côn trùng giúp nâng cao độ bền, kéo dài thời gian sử dụng sản phẩm.

Dễ vệ sinh, dễ lau chùi

Sản phẩm có khả năng chống bám bẩn, bám bụi rất tốt, dễ dàng lau chùi mà không cần phải sử dụng chất tẩy để làm sạch.

Dễ thi công, tháo lắp, tiết kiệm chi phí xây dựng

Lặp lại các thao tác cho đến khi hoàn thành đặt các tấm ốp
Lặp lại các thao tác cho đến khi hoàn thành đặt các tấm ốp

Sản phẩm tấm trần thả nhựa có khối lượng nhẹ nên rất dễ dàng thi công lắp đặt, tấm ghép kiểu hèm khóa có thể tháo lắp di chuyển sang công trình mới, đồng thời tiết kiệm chi phí bảo trì lắp ráp khi sử dụng trong một thời gian dài.

5. Hướng dẫn cách ốp trần nhựa

Việc thi công trần nhựa cũng rất dễ dàng và nhanh chóng bạn có thể tham khảo qua. Chỉ với 7 bước đơn giản dưới đây là bạn có thể lắp đặt trần nhựa ngay tại nhà của mình rồi đấy.

Bước 1: Xác định độ cao, kích thước trần nhà

Xác định cao độ trần lấy số chiều cao trần bằng ống divo hoặc máy laze. Đánh dấu vị trí bằng bút mực trên vách hay cột để xác định vị trí thanh viền tường thông thường ta nên vách số cao độ tràn ở mặt dưới tấm trần

Bước 2: Cố định thanh viền tường

Cố định thanh viền tường tùy vào từng loại vách mà sử dụng khoan hay búa đóng đinh để cố định thanh viền tường vào vách hay tường theo độ cao đã xác định, bắt vít hoặc đóng đinh với khoảng cách không quá 300mm.

Bước 3: Phân chia ô trần

Phân chia ô trên để đảm bảo cân đối độ rộng của tấm trần và khung trần thả được chia hợp khoảng cách của thanh phụ có thể là 610x610mm hoặc 600x600mm.

Với sàn bê tông sử dụng khoan bê tông để khoan bê tông để khoan trực tiếp vào sàn liên kết bằng các tia thép pát 2 lỗ, cắt tia dây bằng chiều dài phù hợp với chiều dài trần. Gắn tender vào tai dây sau đó gẵn lên pát 2 lỗ, sau đó treo lên sàn bê tông.

Bước 4: Xác định điểm treo ty

  • Khoảng cách các điểm treo ty tren thanh chính là ≤ 1200mm.
  • Khoảng cách từ vách tới móc thành chính đầu tiên ≤ 610mm.
  • Với sàn bê tông sử dụng khoan bê tông để khoan trực tiếp vào sàn bê tông.
  • Liên kết bằng tắc kê nở và pát 2 lỗ cùng công ty treo đã gắn tang đơ theo cao độ của trần đã được xác định.
  • Với mái tôn, ty treo sẽ liên kết trực tiếp vào xà gồ hoặc dùng pát 2 lỗ.

Bước 5: Lắp đặt khung thanh chính và khung thanh phụ

  • Thanh chính và thanh phụ được liên kết với nhau bằng cách gắn đầu ngầm với thanh này với thanh kia, khoảng cách giữa 2 thanh chính nhỏ hơn hoặc bằng 1220mm.
  • Thanh phụ được lắp vào các lỗ mẫu trên thanh chính bằng đầu ngầm trên 2 thanh, khoảng cách giữa 2 thanh phụ là nhỏ hơn hoặc bằng 610mm.
  • Thanh phụ được liên kết vào các lỗ mẫu trên thanh bằng đầu ngầm.

Bước 6: Cân chỉnh khung

Sau khi lắp đặt xong cần điều chỉnh cho khung ngay ngắn thẳng hàng mặt bằng khung phẳng điều chỉnh tang đơ cho khung trần đúng cao độ của tường hoặc cột.

Bước 7: Lắp đặt tấm trần lên khung

Lắp các tấm trang trí hoặc tấm sợi khoáng, lên khung đã điều chỉnh: quy cách tấm trần theo quy cách khung xương đã lắp đặt, quy cách tấm trần lắp đặt phải cân chỉnh lại sao cho mặt bằng trần thật phẳng.

Cần sử dụng kẹp giữ cho các tấm trần nhẹ ( ít nhất 2 kẹp mỗi bên mỗi góc 1 kẹp).

Trên đây là bài viết hướng dẫn cách ốp trần nhựa cơ bản nhanh chóng và tiện lợi nhất. Hi vọng bài viết sẽ được các nhà thi công áp dụng hoặc các hộ gia đình biết cách thực hiện đúng cách.

———————————————–

Để được tư vấn về các thiết kế đẹp nhất và các sản phẩm nội thất từ AnPro, quý khách vui lòng liên hệ:

Hotline: 0888 71 75 76

Fanpage: https://www.facebook.com/anpro.nhuakientruc

Email: info@anprostyle.com

5 / 5 ( 1 bình chọn )

Từ khóa » Cách ốp Trần Nhựa Giả Gỗ