Hướng Dẫn Cách Pha Bột ăn Dặm Không Bị Vón Cục Hiệu Quả

Hướng dẫn cách pha bột ăn dặm không bị vón cục hiệu quả 09:51AM - Thứ Ba | 08-02-2022 29.5k

Ngày nay, các loại bột ăn dặm có sẵn đang được nhiều bà mẹ tin chọn bởi sự nhanh gọn và hàm lượng dinh dưỡng chuẩn xác. Song, việc pha bột lại khiến nhiều ba mẹ loay hoay vì bột không tan hết, quá đặc hoặc quá loãng. Để giải quyết vấn đề trên, ba mẹ hãy cùng Con Cưng tham khảo cách pha bột ăn dặm không bị vón cục vô cùng đơn giản và dễ dàng qua bài viết dưới đây nhé!

Vì sao pha bột ăn dặm bị vón cục?

Trước hết, mẹ cần biết nguyên nhân vì sao bột ăn dặm hay bị vón cục khi pha. Thực ra, có rất nhiều yếu tố tác động dẫn đến việc này:

  • Pha bột sai cách: Nếu mẹ pha nước vào bột ăn dặm thì bột sẽ luôn bị vón cục. Nguyên tắc cơ bản cần lưu ý khi pha là hãy cho bột vào nước, mẹ nhé!
  • Sử dụng nước quá nóng: Nhiệt độ cao sẽ khiến bột nở nhanh hơn, mẹ không khuấy kịp sẽ khiến bột dễ bị vón cục. Ngoài ra, việc này còn khiến các chất dinh dưỡng trong bột ăn dặm bị chuyển hóa hoặc mất đi.
  • Tỷ lệ nước không đúng: Nếu mẹ pha bột ăn dặm không đúng tỷ lệ nước theo hướng dẫn sẽ khiến bột dễ bị vón lại. Do đó, cách pha bột ăn dặm không bị vón cục chính là tuân thủ hướng dẫn dùng nước đúng nhiệt độ do nhà sản xuất đưa ra, mẹ nhé.
  • Bột không được bảo quản đúng cách: Mẹ đóng nắp hộp không kỹ hoặc dùng thìa ướt để lấy bột sẽ khiến chất lượng bột bị ảnh hưởng. Đây cũng là nguyên nhân khiến bột bị vón cục khi pha.

Nguyên nhân pha bột ăn dặm bị vón cục (Nguồn: Internet)

Hướng dẫn cách pha bột ăn dặm không bị vón cục

Để mẹ không còn băn khoăn cũng như khó khăn khi pha bột cho bé, Con Cưng muốn giới thiệu cách pha bột ăn dặm không bị vón cục vô cùng đơn giản và dễ dàng. Mẹ hãy ghi lại để có thể áp dụng trong mọi bữa ăn của bé nhé!

Bước 1: Đun sôi nước, sau đó để nước nguội ở mức 40 - 50 độ C.

Bước 2: Lấy bột theo tỷ lệ nhà sản xuất khuyến nghị phù hợp với độ tuổi của bé.

Bước 3: Đổ bột vào nước, khuấy đều tay để bột tan hết.

Bước 4: Đợi khoảng 1 phút để bột nở hoàn toàn, chín và sánh mịn.

Cuối cùng, tô bột ăn dặm cho bé đã được hoàn thành mà không hề bị vón cục hay khó ăn. Mẹ cần kiểm tra trước khi cho bé ăn để chắc chắn bột không quá nóng làm bé bị bỏng miệng.

Hướng dẫn pha bột ăn dặm đúng cách không bị vón cục (Nguồn: Internet)

Những lưu ý khi pha bột ăn dặm cho bé

Pha bột ăn dặm thực chất rất đơn giản và không mất nhiều thời gian nếu mẹ nắm bắt được một số nguyên tắc quan trọng trong quá trình chọn mua và sử dụng. Sau đây là một số lưu ý mẹ cần biết khi pha bột cho bé:

Tuân thủ đúng nguyên tắc tỷ lệ pha bột

Để thực hiện được cách pha bột ăn dặm không bị vón cục như trên, mẹ cần đảm bảo tuân thủ đúng nguyên tắc về tỷ lệ bột mà nhà sản xuất đã hướng dẫn trên bao bì. Ngoài ra, pha bột đúng tỷ lệ sẽ giúp bé ăn ngon hơn, hạn chế việc bột quá loãng hoặc quá đặc, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé.

Sau đây là một số gợi ý về tỷ lệ pha bột cho từng độ tuổi khác nhau mà mẹ có thể áp dụng:

Tháng tuổi

Lượng bột cần để pha (g)

Lượng nước (ml)

Nhiệt độ của nước

Lượng bột sau khi pha (g)

Từ 4 - 6 tháng

40 (3 đến 4 thìa)

120

40 - 50

160

Từ 6 - 8 tháng

45 (4 thìa đầy)

135

40 - 50

180

Từ 8 tháng

50 (4 đến 5 thìa)

150

40 - 50

200

Lựa chọn bột ăn dặm chất lượng

Một trong những điều quan trọng khác mà mẹ cần chú ý khi pha bột cho bé chính là chất lượng của bột. Mẹ nên mua các loại bột đến từ các thương hiệu đã được kiểm định, có tên tuổi trên thị trường. Trong quá trình sử dụng, mẹ nên dùng hết bột trong một thời gian liên tục, tránh sử dụng quá lâu, ngắt quãng và bảo quản trong tủ lạnh sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của bột ăn dặm.

Quan tâm đến bao bì, cách đóng gói sản phẩm

Có một yếu tố mà mẹ rất ít khi chú trọng nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến cách pha bột ăn dặm không bị vón cục, đó chính là cách đóng gói bao bì sản phẩm. Các sản phẩm được đóng gói trong túi zip hoặc hũ nhựa sẽ dễ bảo quản và giữ nguyên vẹn chất lượng của bột. Thiết kế này được nhiều mẹ bỉm sữa yêu thích và phản hồi tích cực vì vừa tiện lợi mà vẫn đảm bảo tính khoa học, hiện đại.

Một số lưu ý khi pha bột cho bé (Nguồn: Internet)

Các sản phẩm bột ăn dặm cho trẻ từ 6 tháng tuổi được ba mẹ tin dùng

  • Bột dinh dưỡng HiPP vị gạo nhũ nhi (200g) với thành phần chính là tinh bột gạo, vitamin B1, dễ ăn và chế biến, thích hợp với các bé mới làm quen với ăn dặm.

Bột gạo nhũ nhi HiPP Organic (Nguồn: Con Cưng)

  • Bột ăn dặm RIDIELAC GOLD 4 gói (3 Vị Ngọt) HG 200g bao gồm gạo sữa, gạo trái cây và yến mạch sữa, giúp cung cấp tinh bột và các loại khoáng chất tốt cho sức khỏe của bé.

Bột ăn dặm Ridielac Gold (Nguồn: Con Cưng)

  • Bột ăn dặm Nestle Gà hầm cà rốt, 200g với hương vị dễ ăn, giúp bổ sung sắt, DHA và Omega 3 trong bữa ăn của bé.

Bột ăn dặm Nestle Cerelac vị gà hầm cà rốt (Nguồn: Con Cưng)

Với các sản phẩm được gợi ý trên đây, ba mẹ có thể tìm thấy dễ dàng ở bất kỳ cửa hàng nào trong hệ thống siêu thị Con Cưng. Với hơn 600 cửa hàng có mặt ở hơn 40 tỉnh thành, Con Cưng là hệ thống siêu thị mẹ và bé hàng đầu tại Việt Nam chuyên cung cấp các sản phẩm, các thương hiệu nổi tiếng tại Nhật, Úc,... chất lượng đạt chuẩn và giá thành vô cùng hợp lý.

Để mua hàng nhanh chóng và thuận tiện nhất, ba mẹ có thể truy cập vào website www.concung.com hoặc tải app Con Cưng. Đây là cách được nhiều ba mẹ chọn lựa để tiết kiệm thời gian mua sắm, đồng thời có thêm kiến thức nuôi dạy con hữu ích.

Hệ thống cửa hàng Con Cưng (Ảnh: Con Cưng)

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp mẹ biết cách pha bột ăn dặm không bị vón cục cũng như một số lưu ý cần biết khi pha bột ăn dặm cho bé. Tuy nhiên, các thông tin cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo. Ba mẹ có thể liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa nhi hoặc dinh dưỡng để biết thêm thông tin chính xác nhé!

Từ khóa » Cách Pha Bột Cho Bé Bắt đầu ăn Dặm