Hướng Dẫn Cách Pha Chế Sơn Cửa Sắt đơn Giản Ai Cũng Làm được
Có thể bạn quan tâm
Thực hiện cách pha chế sơn cửa sắt đúng tiêu chuẩn sẽ quyết định tới độ bền của lớp sơn bảo vệ giúp cửa sắt lâu rỉ sét, giữ được vẻ đẹp thẩm mỹ trong một thời gian dài. Dù là thợ sơn lành nghề thường xuyên phải sơn mới sản phẩm hay một số chủ nhà quan tâm muốn tự tay sơn lại cửa sắt sau một thời gian sử dụng bị rỉ sét do ảnh hưởng của thời tiết đều phải quan tâm tới các yếu tố này.
Hãy cùng tìm hiểu các bước pha chế để có một lớp sơn đẹp cho cửa sắt nha.
Tóm tắt nội dung ẩn Tổng hợp các bước và cách pha chế sơn cửa sắt dễ làm 1. Lựa chọn loại sơn phù hợp 2. Cách pha sơn sắt 3. Cách pha sơn với xăng 4. Cách pha sơn sắt mạ kẽm Thực hiện sơn cửa sắt như thế nào?Tổng hợp các bước và cách pha chế sơn cửa sắt dễ làm
Nhằm tổng hợp kiến thức cho các thợ sơn và những khách hàng quan tâm muốn tìm hiểu về quy trình thông thường về cách pha chế sơn cửa sắt và kỹ thuật sơn sắt để có một lớp sơn bền đẹp, chúng tôi xin giới thiệu toàn bộ quy trình chi tiết theo các bước sau đây:
1. Lựa chọn loại sơn phù hợp
Sơn cửa sắt là loại sơn dùng để phủ lên bề mặt cửa sắt vừa có tác dụng làm đẹp và bảo vệ kim loại khỏi các ảnh hưởng cực đoan của thời tiết như hiện tượng oxy hóa hay ăn mòn thụ động. Sơn cho sắt thép gồm 2 loại là sơn chống rỉ và sơn phủ, mỗi loại lại chia ra là sơn 1 thành phần hoặc sơn 2 thành phần cao cấp (sơn Epoxy 2 thành phần). Đặc tính của các loại sơn như sau: (1)
- Sơn chống rỉ 1 thành phần là các loại sơn gốc Alkyd và gốc Acrylic. Loại sơn này thường được sử dụng cho bề mặt cửa sắt không mạ, có giá thành rẻ.
- Sơn chống rỉ 2 thành phần hay là sơn Epoxy 2 thành phần là loại sơn chuyên dụng cao cấp gồm 2 thành phần là sơn gốc và chất đóng rắn Polyamide, được sử dụng để bảo vệ bề mặt kim loại. Loại sơn này thường được sử dụng cho cửa sắt làm từ sắt thép mạ kẽm. Đây là loại sơn thường sử dụng cho các sản phẩm cửa sắt vì những ưu điểm nổi trội. Cửa sắt sử dụng lớp sơn bảo vệ Epoxy hai thành phần thì lớp sơn bóng, bền đẹp đến 5-6 năm, lớp sơn bám dính chặt trên cửa sắt không dễ bong tróc như sử dụng sơn gốc dầu. (2)
Khi lựa chọn loại sơn, bạn nên căn cứ vào từng bề mặt sắt thép mà chọn loại sơn cho phù hợp. Tuy nhiên dù chọn loại sơn nào thì cũng phải chọn loại sơn chính hãng, không nên ham rẻ chọn loại sơn không nhãn hiệu, rẻ tiền bởi giá thành đi liền với chất lượng. Loại sơn rẻ tiền không thực sự bền, đẹp sẽ làm hỏng đi vẻ đẹp của cửa sắt, sử dụng được một thời gian ngắn lại phải sơn lại tốn thời gian và tiền bạc.
2. Cách pha sơn sắt
Sau khi chọn được loại sơn phù hợp, bạn cần tham khảo kỹ cách pha sơn sắt trên nhãn hộp sơn để áp dụng đúng các tỷ lệ pha chế. Thường thì một thùng sơn mới rất đặc, không thể sử dụng để sơn trực tiếp lên sắt mà cần phải pha chế mới có thể sử dụng được. Bạn cần phải sử dụng một số loại dung môi để pha loãng sơn theo tỷ lệ mà nhà sản xuất đã ghi trên nhãn hộp sơn.
3. Cách pha sơn với xăng
Xăng là loại dung môi hay được sử dụng để pha loãng sơn vì xăng giúp cho sơn có độ sáng bóng, sơn lên bề mặt cửa sắt dễ dàng hơn, thời gian khô nhanh hơn. Cách pha sơn với xăng tốt nhất là chọn xăng dành cho xe máy A95 hay A92, đây là loại xăng không có tạp chất nên không làm ảnh hưởng tới chất lượng và màu sắc của sơn. Tuyệt đối không dùng dầu DO dành cho xe tải để pha loãng sơn vì sơn sẽ rất lâu khô.
Lưu ý, sơn Epoxy hai thành phần thì không sử dụng dung môi là xăng để pha loãng mà phải sử dụng loại dung môi chuyên dụng do Epoxy khuyến cáo sử dụng.
Các thợ sơn lành nghề đã thành thạo cách pha sơn sắt thì họ có thể chỉ cần đổ xăng vào thùng sơn, tự ước lượng dung lượng đạt tiêu chuẩn thì dừng. Sau đó, dùng que hoặc vật dụng sạch để khuấy đều thùng sơn cho đến khi dung môi và sơn không còn lợn cợn là đã có dung dịch sơn đúng chuẩn để bắt đầu sơn cửa sắt.
Với những người mới học nghề hoặc các chủ nhà muốn tự tay sơn lại cửa sắt nhà mình thì phải biết được tỷ lệ pha sơn sắt phù hợp nhất. Nếu chưa biết cách chia tỷ lệ pha sơn sắt thì đọc hướng dẫn cụ thể của nhà sản xuất ghi trên thùng sơn, theo tiêu chuẩn là pha tối đa 10% thể tích sơn. Nhưng chúng tôi gợi ý cho bạn tỷ lệ thực tế nên pha là khoảng 2-3 lít đối với thùng 17.5 lít để đảm bảo chất lượng màu sơn sau khi pha.
4. Cách pha sơn sắt mạ kẽm
Sơn sắt mạ kẽm là dòng sơn chuyên biệt dành cho sắt mạ kẽm, loại sơn này nhà sản xuất đã tách 2 thành phần chất đóng rắn và dung môi riêng theo mỗi loại. Nếu muốn có dung dịch sơn thì bạn phải biết cách pha sơn sắt mạ kẽm theo tỷ lệ tiêu chuẩn để có chất liệu sơn bền, đẹp, không bong tróc. Công ty gợi ý tỷ lệ pha sơn sắt mạ kẽm như sau:
- Sơn màu: 800 gram
- Chất đóng rắn: 200 gram
- Dung môi của màu sơn: 0.4 lít
Trộn đều sơn theo tỷ lệ trên tạo thành một dung dịch đồng nhất, không lợn cợn thì sẽ một dung dịch sơn đẹp.
Thực hiện sơn cửa sắt như thế nào?
Sau khi thực hiện đủ bước theo cách pha chế sơn cửa sắt như đã nêu ở trên, chuẩn bị tiếp các loại dụng cụ như quét sơn như cọ quét sơn, súng phun sơn thì bạn đã đến bước cuối cùng là sơn cửa sắt. Đây là một công đoạn quan trọng quyết định đến lớp sơn trên cửa sắt có được bền đẹp, không bong tróc và sử dụng được trong một thời gian dài.
Tuy nhiên các bước thực hiện cũng không quá phức tạp, dù bạn không phải phải là thợ sơn chuyên nghiệp rành các kỹ thuật sơn sắt thì vẫn có thể dễ dàng thực hiện được. Sau đây là một số bước thực hiện:
- Vệ sinh bề mặt là một công đoạn quan trọng giúp nước sơn đều màu, không bong tróc và chảy sơn. Đối với cửa sắt cũ thì tuỳ vào mức độ rỉ sét bạn cần sử dụng giấy nhám hoặc bàn chải sắt để chà bỏ lớp sơn cũ bị rỉ sét, bong tróc. Sau bước làm sạch này, dùng chổi phủi hết bụi cần rửa qua cửa sắt để bề mặt không bám bụi hay dầu mỡ. Đối với cửa sắt mới cần dùng xăng hoặc dung môi để lau sạch dầu mỡ bám trên cửa. Bạn hoàn toàn có thể bấm ngay vào bài viết hướng dẫn cách vệ sinh cửa sắt cho cho đúng chuẩn dân kỹ thuật để hiểu rõ nhé.
- Sơn lót chống rỉ: cửa sắt sau khi vệ sinh bề mặt thì quét 1 lớp sơn chống gỉ đều lên bề mặt cửa sắt, lớp sơn lót này tạo lớp chống gỉ và làm thành lớp bám cho sơn phủ hoàn thiện. Ở bước này bạn cần nắm vững kỹ thuật sơn sắt như sau: dùng cọ sơn quét đều lên bề mặt kim loại, cần sơn đều tay và phủ toàn bộ bề mặt sao cho phẳng, mịn.
- Sơn phủ hoàn thiện: ở lớp sơn phủ cuối cùng này cách sơn cửa kéo sắt có thể thực hiện đơn giản so với các cách sơn cửa sắt mạ kẽm. Với cửa kéo sắt bạn có thể sử dụng cọ lăn hoặc chổi quét sơn hoặc súng phun sơn thật đều tay lên khắp bề mặt kim loại. Riêng với cách sơn cửa sắt mạ kẽm thì khuyên dùng máy phun sơn để sơn dễ dàng hơn, màu sơn đều và bám chắc vào kim loại. Cách sơn này yêu cầu kỹ thuật sơn sắt tương đối khó nên không thích hợp sử dụng với những người không chuyên: đầu tiên là sử dụng máy phun sơn điều chỉnh áp lực thấp để sơn lớp sơn dầu lên cửa sắt, sau đó mới tăng dần áp lực sơn.
Ở tất cả các bước trên, sơn phải thật đều tay và theo 1 trình tự nhất định lớp đầu từ trái qua phải thì lớp sau cũng phải bắt đầu từ trái qua, không đè nhiều lớp sơn lên 1 vùng kim loại.
Đặc biệt lưu ý phải đặt cửa sắt ở nơi khô ráo, giữ cho bề mặt khô hoàn toàn trước khi tiến hành bước tiếp theo là sơn lót hay sơn phủ. Trong khi chờ đợi sơn khô, bạn cũng cần che chắn cẩn thận không để bụi bẩn dính vào làm hỏng lớp sơn, với cánh cửa mới thì phải đợi lớp sơn khô hoàn toàn trước khi lắp vào bản lề cửa.
Thời gian cho các lớp sơn được hong khô tự nhiên là 4 tiếng đồng hồ. Nếu thực hiện ở nhà, bạn nên sơn cửa sắt vào ngày mùa hè hoặc ngày nắng ráo để các lớp sơn khô nhanh hơn.
Qua bài viết này, chúng tôi cũng hy vọng cung cấp các kiến thức đúng và đủ để các thợ sơn truyền thống và những người không chuyên có thể nắm được các cách pha chế sơn cửa sắt để có thể thực hiện đúng kỹ thuật sơn cửa sắt cho sản phẩm đẹp và hoàn thiện hơn. Nếu vẫn còn băn khoăn và còn điều chưa hiểu về kỹ thuật sơn sắt, thì hãy gọi ngay cho công ty qua số hotline 0906791941 đội ngũ kỹ thuật viên lành nghề của chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp tất cả các thắc mắc. công ty Cơ Khí Ngân Hà
Đánh giáadminBước vào lĩnh vực cơ khí thiên về sản xuất và chế tạo các sản phẩm từ sắt-nhôm-inox từ năm 2009, hiện tại tôi đã có công ty của riêng mình với sứ mệnh mang lại uy tín của 1 doanh nghiệp thực thụ với chi phí thi công thấp, giúp tối ưu chi phí và mang lại niềm tự hào cho khách hàng bằng những sản phẩm đạt chất lượng tuyệt đối.
Từ khóa » Cách Pha Sơn Sắt 2 Thành Phần
-
Hướng Dẫn Cách Pha Sơn Epoxy 2 Thành Phần
-
Cách Pha Sơn 2 Thành Phần Chính Xác Nhất
-
Cách Pha Sơn 2 Thành Phần Chuẩn Nhất Hiện Nay
-
Sơn Công Nghiệp 2 Thành Phần | Cách Pha Sơn Công Nghiệp
-
Cách Pha Sơn Mạ Kẽm 2 Thành Phần, Vệ Sinh Và Phun ... - YouTube
-
Sơn 2 Thành Phần Là Gì? Cách Pha Chế Như Thế Nào? 1️⃣ VN
-
Sơn 2 Thành Phần Là Gì? Cách Pha Chế Như Thế Nào Là Chuẩn?
-
Hướng Dẫn Cách Pha Sơn Epoxy 2 Thành Phần Chất Lượng Nhất
-
Cách Pha Sơn Epoxy Và Tỷ Lệ Pha Sơn Epoxy 2 Thành Phần
-
Cách Pha Màu Sơn Sắt Thép Epoxy đúng Chuẩn, đảm Bảo Chất Lượng
-
Cách Pha Sơn 2 Thành Phần Chuẩn Nhất Cho Dòng Epoxy
-
Hướng Dẫn Cách Pha Sơn Epoxy Jotun 2 Thành Phần
-
Sơn Kẽm 2 Thành Phần Là Gì? TOP 3 Loại Sơn Kẽm Phổ Biến Nhất
-
Hướng Dẫn Cách Pha Sơn Epoxy 2 Thành Phần