Hướng Dẫn Cách Phân Biệt Nợ Xấu, Nợ Quá Hạn Và Nợ Cần Chú ý
Bạn đang băn khoăn, thắc mắc không biết nợ xấu, nợ quá hạn, nợ cần chú ý khác nhau ở điểm nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời thỏa đáng cho mình nhé!
Vay nợ là một chuyện chưa bao giờ đơn giản đối với khách hàng đang có nhu cầu vay vốn tại các ngân hàng hay tổ chức tài chính nào đó. Bởi, để được xét duyệt hồ sơ vay vốn, ngân hàng sẽ yêu cầu bạn đáp ứng được các điều kiện, thủ tục mà họ đưa ra. Việc siết chặt thủ tục, hồ sơ vay nhằm hạn chế tối đa tình trạng nợ xấu có thể xảy ra trong quá trình vay vốn.
Vậy, bạn đã biết cách phân biệt nợ xấu, nợ quá hạn và nợ cần chú ý chưa? Nếu vẫn còn băn khoăn về các loại nợ này thì đừng bỏ qua những chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Nội Dung Chính
- 1 Phân loại các nhóm nợ theo quy định Ngân hàng nhà nước
- 2 Cách phân biệt nợ xấu, nợ quá hạn và nợ cần chú ý
- 2.1 Nợ xấu
- 2.2 Nợ quá hạn
- 2.3 Nợ cần chú ý
- 3 Nên làm gì để tránh xa nợ xấu, nợ quá hạn và nợ cần chú ý?
Phân loại các nhóm nợ theo quy định Ngân hàng nhà nước
Để có thể phân biệt được các khoản nợ xấu, nợ quá hạn, nợ cần chú ý, chúng ta cần tìm hiểu về các nhóm nợ theo quy định của Ngân hàng nhà nước.
Nợ đủ tiêu chuẩn (Nợ nhóm 1)
- Là các khoản nợ có đủ khả năng thu hồi được cả gốc và lãi đúng thời hạn.
- Nếu quá hạn từ 1 đến 10 ngày vẫn nằm trong nhóm đủ tiêu chuẩn, nhưng phải chịu mức phạt quá hạn 150%.
Nợ cần chú ý (Nợ nhóm 2)
- Các khoản nợ bị quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày.
- Nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu.
Nợ dưới tiêu chuẩn ( Nợ nhóm 3)
- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày.
- Khoản nợ được cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu, trừ những khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu được phân vào nhóm 2.
- Khoản nợ được giảm lãi/miễn lãi với lý do khách hàng không đủ khả năng chi trả theo hợp đồng.
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định của Ngân hàng nhà nước.
Nợ nghi ngờ ( Nợ nhóm 4)
- Các khoản nợ đã quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày.
- Khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả lần đã quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn được cơ cấu lần đầu.
- Khoản nợ được ngân hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
- Khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định.
Nợ có khả năng mất vốn ( Nợ nhóm 5)
- Bao gồm tất cả các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.
- Khoản nợ được cơ cấu thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn cơ cấu lại lần đầu.
- Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần 2 quá thời gian được cơ cấu lại lần 2.
- Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần 3, dù chưa quá hạn hoặc đã quá hạn.
- Tất cả các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;
Cách phân biệt nợ xấu, nợ quá hạn và nợ cần chú ý
Việc phân biệt được nợ quá hạn và nợ xấu, nợ cần chú ý sẽ giúp khách hàng tránh rơi vào các trường hợp bị ngân hàng từ chối vay vốn những lần sau do trả nợ không đúng thời hạn quy định. Cụ thể:
Nợ xấu
Nợ xấu là những khoản nợ khó đòi, thường xuyên trả chậm, thậm chí có khả năng mất cả gốc lẫn lãi. Tùy vào mức độ nghiêm trọng, ngân hàng sẽ xếp bạn vào các nhóm nợ xấu 3,4,5. Nếu bạn bị liệt vào danh sách nợ xấu, cơ hội tiếp cận nguồn vốn của các tổ chức cho vay sẽ bị hạn chế do giảm uy tín cá nhân, gây mất niềm tin đối với bên vay.
Nợ quá hạn
Nợ quá hạn là các nhóm 2,3,4,5 bao gồm cả nợ xấu và nợ cần chú ý nợ. Đây là khoản nợ mà khách hàng không thể trả một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn được cam kết trong hợp đồng. Khách hàng nếu rơi vào nhóm nợ quá hạn sẽ gặp khó khăn khi vay nợ ở ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác.
Nợ cần chú ý
Nợ cần chú ý là các khoản nợ được các ngân hàng xếp vào nợ nhóm 2. Thực chất nếu như bị mắc vào khoản nợ này thì sẽ rất khó lòng vay vốn được tại các ngân hàng, tuy nhiên một số công ty tài chính vẫn tạo điều kiện cho khách hàng đang bị nợ cần chú ý.
Nên làm gì để tránh xa nợ xấu, nợ quá hạn và nợ cần chú ý?
Như đã nói ở trên, nếu chẳng may bạn rơi vào các nhóm nợ cần chú ý, nợ quá hạn và nợ xấu thì hầu hết các ngân hàng sẽ quay lưng lại với bạn khi có nhu cầu cần nguồn vốn. Vì thế, để tránh rơi vào trường hợp này, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Thường xuyên để ý đến khoản nợ của mình để nhận biết liệu có phải là nợ xấu hay không. Bạn chỉ cần nhìn vào thời gian thanh toán nợ hoặc chính tổ chức vay sẽ liên hệ để cảnh báo về tình trạng trả nợ của bạn. Việc nhận thức sớm mức độ nợ có rơi vào nợ xấu hay không sẽ giúp bạn chủ động trong việc thanh toán nợ đúng hạn.
- Luôn thanh toán khoản nợ đúng hạn là cách đầu tiên mà bạn cần lưu ý để tránh xa tình trạng nợ xấu, nợ quá hạn. Ngân hàng, tổ chức cho vay sẽ thông báo trước về khoản nợ phải trả, việc bạn cần làm là sắp xếp tài chính để thanh toán kịp thời hạn theo quy định.
- Chủ động tất toán nợ chính là việc thanh toán hết các khoản nợ trước kỳ đáo hạn. Điều này sẽ giúp khách hàng tránh được việc liên tục phải trả lãi hàng tháng. Tuy nhiên, khách hàng sẽ phải trả lệ phí tất toán và kỳ hạn tất toán theo quy định của mỗi ngân hàng.
Từ những thông tin trên, chắc hẳn khách hàng cũng đã phân biệt được nợ chú ý, nợ xấu và nợ quá hạn là như thế nào rồi đúng không? Qua đó, bạn nên cố gắng trả nợ đúng hạn, đừng để rơi vào tình trạng nợ xấu, nợ quá hạn, điều này sẽ không tốt cho bạn nếu có nhu cầu vay vốn lần tiếp theo.
TÌM HIỂU THÊM:
- Nợ quá hạn là gì? những rủi ro khi nợ quá hạn ngân hàng
- Nợ xấu là gì? Nợ xấu có vay vốn ngân hàng được không?
Từ khóa » Nợ Chú ý Và Nợ Nhóm 2
-
Nợ Cần Chú ý Là Gì? Thuộc Nhóm Mấy, Cần Lưu ý Gì?
-
[PDF] Thế Nào Là Nợ Chú ý Vậy Nợ Chú ý được Vay Vốn ở Ngân Hàng Nào?
-
Nợ Cần Chú ý Là Gì? Thuộc Nhóm Mấy, Cần Lưu ý Gì?
-
Nợ Cần Chú ý (nhóm 2) Là Gì, Bao Nhiêu Ngày, Bao Lâu Mới Xóa?
-
Nợ Xấu Nhóm 2 Là Gì? Hồ Sơ, Thủ Tục Vay Vốn Khi Nợ Nhóm 2?
-
Nợ Cần Chú ý Vay được Ngân Hàng Nào? - Kienbank
-
Nợ Xấu Nhóm 2 Là Gì? Nợ Xấu Nhóm 2 Vay được Ngân Hàng Nào?
-
Nợ Xấu Nhóm 2 Là Gì? Có Thể Vay Vốn được Không? - OCB GO
-
Nợ Xấu Nhóm 2 Vay được Ngân Hàng Nào? - TheBank
-
“Dính” Nợ Xấu Nhóm 2 Có Mở Thẻ Tín Dụng được Không?
-
Phân Loại Nợ Xấu, Các Thức Kiểm Tra Nợ Xấu Như Thế Nào ?
-
Tư Vấn Giúp Bạn: Nợ Chú ý Có Vay Tín Chấp được Không? - VPBank
-
Nợ Xấu Là Gì? Phân Loại Các Nhóm Nợ Xấu Và Cách Khắc Phục - BSC
-
Phân Loại Các Nhóm Nợ Và Rủi Ro Tại Ngân Hàng - Luật Thiên Minh