Hướng Dẫn Cách Phân Vùng Khi Cài đặt Các Phiên Bản Linux (Ubuntu)
Có thể bạn quan tâm
Khi cài đặt Ubuntu các bạn thường sợ là sẽ làm ảnh hưởng đến Windows và dữ liệu mình đang sử dụng. Tuy nhiên thật sự thì việc phân vùng cũng không quá khó khăn và đáng sợ. Nếu bạn có lỡ phân vùng để mất dữ liệu thì vẫn còn nhiều cách để cứu lại.
Bạn cần chuẩn bị một chút kiến thức về phân vùng (partition):
Trong một ổ đĩa cứng (sda,sdb,sdc,hda,hdb,hdc …. ) có thể chứa 4 phân vùng chính (Primary) hoặc 3 phân vùng chính và 1 (và chỉ 1) phân vùng Extended. Phân vùng Extended có thể chứa nhiều phân vùng luận lý (logical). Khi cài đặt Windows bạn bắt buộc phải cài vào phân vùng Primary thì Windows mới boot được trong khi với Linux bạn có thể cài vào bất cứ phân vùng nào (Primary hoặc Logical). Khi phân vùng mà ổ đĩa vẫn còn chỗ trống nếu vẫn chưa bị giới hạn bởi số lượng phân vùng (với Primary) hoặc phân vùng Extended vẫn còn chỗ trống thì vùng đó được gọi là Unallocated dùng để bạn tạo phân vùng mới.
Với Windows XP hoặc VISTA phân vùng được dùng để cài đặt thường là NTFS (bạn vẫn có thể cài đặt lên FAT32). Một số bản Linux còn hỗ trợ cài đặt Linux lên cả phân vùng NTFS hay FAT32. Thư mục gốc ( / ) thường sử dụng phân vùng EXT2 hoặc EXT3. Theo mình thường chỉ xài phân vùng Ext3.
Đầu tiên bạn khởi động bằng LiveCD của Ubuntu. Bản Ubuntu mình sử dụng ở đây là bản 7.04. Khi cài đặt Ubuntu bạn có thể chọn Guide để Ubuntu tự xử (chạy ngon). Hoặc bạn có thể tự làm chủ việc phân vùng bằng cách chọn Manual nếu không yên tâm vào Ubuntu. Không hiểu sao lúc phân vùng khi cài đặt Ubuntu lại không có chuyện Extended, Logical, Primary nên mình khuyên các bạn nên phân vùng trước khi cài đặt bằng GNOME Partition Editor (có sẵn trong đĩa Ubuntu). Các bạn nên đọc hết 1 lần bài hướng dẫn này rồi mới thực hiệ nđể có thể tạo ra những phân vùng phù hợp với nhu cầu của mình.
Các phân vùng được đánh số theo thứ tự hda1 đến hda9. Trong hình minh họa hda1 là phân vùng NTFS (Primary) , hda2 (Extended), hda3 và hda4 là phân vùng ext3 (Primary). hda5->hda9 đều là phân vùng Logical.
Với 1 phân vùng chứa dữ liệu bạn có thể thay đổi kích thước (resize) nó lại mà vẫn đảm bảo an toàn cho dữ liệu của mình. Các thay đổi trên phân vùng của bạn chỉ thực hiện sau khi bạn bấm Apply vì vậy cứ thoải mái thay đổi cho hợp với ý thích của mình.
Free Space Followinglà dung lượng phân vùng phía sau khi đã thay đổi kích thước của phân vùng có sẵn. Sau khi Resize vùng mới phía sau sẽ có dạng (Unallocate)
Bạn cũng có thể delete một phân vùng có sẵn để tạo một phân vùng mới lúc đó phân vùng mới cũng ở dạng Unallocate. Trong ví dụ mình delete phân vùng hda4.
Sau đó bạn có thể định dạng cho phân vùng của bạn. Bằng cách chọn Create new partition ở phân vùng Unallocated.
Sau khi đã tạo được các phân vùng để cài đặt ( 1 phân vùng cho thư mục gốc / và một phân vùng cho Swap (có hay không cũng được)) bạn nhấn vào Apply để thực hiện các thao tác phân vùng.
Lúc này bạn có thể tiến hành cài đặt Ubuntu bằng cách nhấn vào biểu tượng Install (khi cài đặt chọn ngôn ngữ mặc định là tiếng Anh nha).
Tới bước Prepare disk space bạn chọn vào Manual.
Bạn có thể đánh dấu vào Format để xóa dữ liệu trên phân vùng cũ và định dạng phân vùng mới. Sau khi chọn phân vùng để chứa thư mục gốc / (thư mục này sẽ chứa tất cả các thư mục khác trong Linux nếu thư mục đó có phân vùng nào Mount tới) bạn sẽ chọn Edit Partition, Mount Point chọn / (định dạng dĩ nhiên là EXT3. Kích thước của phân vùng này nếu không mount các thư mục khác nên là 8(GB) để xài cho đã. Ngoài ra bạn có thể tạo mount một phân vùng khác đến thư mục Home (dùng để chứa dữ liệu cá nhân của người dùng như văn bản, nhạc … (Ổ đĩa trong Linux khác với ổ đĩa trong Windows ở chỗ là cần phải mount nó vào một thư mục mới có thể truy cập và sửa đổi được). Mọi người dùng bình thường chỉ có thể sử dụng thư mục của họ trong thư mục Home. Một lợi thế khi sử dụng phân vùng này là bạn có thể cài đặt lại bản Linux mà không sợ ảnh hưởng đến dữ liệu của mình.
Muốn biết thêm về các thư mục khác bạn có thể vào http://www.debian.org/releases/stable/hppa/apcs02.html.vi để tham khảo.
Tiếp theo mình chọn một phân vùng để làm SWAP. (Kích thước theo lời khuyên của mọi người là = 2 lần số RAM của bạn có. Nhưng với máy của mình RAM nhiều nên cũng thường bỏ qua không tạo phân vùng SWAP). Nhiệm vụ của phân vùng SWAP dùng để thay thế RAM để tăng tốc máy khi máy gần hết RAM.
Nếu mount point không thể chọn được có thể phân vùng đó vẫn là Unallocate bạn phả chọn Use as rồi Ok trước (nhớ tick vào phần Format). Sau đó mới chọn lại vào Mount Point được.
Tới lúc này bạn đã có thể yên tâm mà cài đặt Ubuntu rồi. Tiếp theo Ubuntu sẽ quét những thông tin của người dùng ở Windows cũ như ảnh nền, thiết lập Firefox, Bookmark để có thể đem vào sử dụng cho Ubuntu. Phần tiếp theo là phần cài đặt GRUB. Mặc định khi cài bằng LiveCD thì 1 GRUB sẽ được cài vào MBR (MBR không thể chứa nổi cả chương trình GRUB) và file cấu hình, phần còn lại của GRUB sẽ nằm ở thư mục /boot . Bạn cứ yên tâm rằng Ubuntu sẽ nhận ra Windows XP có sẵn và sẽ để nó xuất hiện trong lúc Boot thôi.
Bạn có thể tham khảo thêm về phần cài đăṭ phân vùng của Debian http://www.debian.org/releases/stable/hppa/apc.html.vi Có thắc mắc gì cứ Comment nhé.
Chia sẻ:
- In
Có liên quan
Từ khóa » Cách Chia ổ đĩa Cài Ubuntu
-
Cách Phân Vùng ổ Cứng để Cài Ubuntu Theo ý Muốn - YouTube
-
Cách Phân Vùng ổ Cứng để Cài Ubuntu - YouTube
-
Cách Cài đặt Hệ điều Hành Ubuntu Trên Máy Tính PC & Laptop
-
Cách để Định Dạng ổ Cứng Trên Ubuntu - WikiHow
-
Cách Chia ổ đĩa, Quản Lý Phân Vùng Trên Linux, Ubuntu Chi Tiết
-
Về Phân Vùng Ổ Cứng Khi Cài Đặt Ubuntu - Tinhte
-
Hỏi Về Cách Chia Phân Vùng Khi Cài đặt Ubuntu - Randomq
-
Cách Thay đổi Kích Thước Phân Vùng Ubuntu Của Bạn - HTML
-
Hướng Dẫn Tạo Phân Vùng Chủ Trong Ubuntu
-
Cách Cài đặt Ubuntu đầy đủ Trên Một ổ đĩa (không Phải Trực Tiếp)
-
Hướng Dẫn Cài Ubuntu Từ ổ Cứng - FPT Shop
-
Cách Cài đặt Ubuntu Song Song Trên Máy Tính Windows 10, 11 đơn ...
-
Hướng Dẫn Cách Cài đặt Ubuntu đơn Giản, Nhanh Chóng Từ A - Z
-
Hướng Dẫn Cách Cài đặt Ubuntu - Thủ Thuật Phần Mềm