[Hướng Dẫn] Cách Rửa Mặt Bằng Nước Muối Trị Mụn đúng Cách

Nội dung chính trong bài:
  1. Rửa mặt bằng nước muối có hết mụn không?
  2. Cách rửa mặt bằng nước muối trị mụn đúng cách

Rửa mặt bằng nước muối có hết mụn không?

Một trong những lời khuyên hàng đầu mà các bác sĩ da liễu luôn khuyến khích những người bệnh bị mụn phải chú ý đó là giữ gìn da mặt sạch sẽ. Bởi lẽ, mụn được hình thành chủ yếu do da mặt luôn trong tình trạng bóng nhờn do mụn. Thêm vào đó, bụi bẩn, vi khuẩn luôn ứ động dưới nang lông gây bít tắc.

Khi kết hợp cả dầu thừa, bụi bẩn và vi khuẩn các ổ mụn sẽ lần lượt xuất hiện từ mụn đầu đen, cho đến mụn ẩn, mụn viêm. Và hiển nhiên để cải thiện được tình trạng mụn hiện tại, mụn mới không hình thành và mụn cũ không chuyển tiến nghiêm trọng hơn, việc bạn cần làm đó là loại bỏ được dầu thừa, bụi bẩn ứ động trên da.

Để làm được điều đó hiển nhiên bạn phải đảm bảo vệ sinh da mặt sạch sẽ. Nói cách khác bước vệ sinh da mặt vô cùng quan trọng đối với làn da mụn. Bởi thực tế, nếu da không được làm sạch sâu, các lỗ chân lông vẫn mãi bị bít tắc, dầu thừa ngày càng bị sản sinh nhiều hơn.

Đồng thời vi khuẩn càng có môi trường để phát triển mạnh mẽ hơn do môi trường thiếu khí oxy. Vì vậy các ổ mụn không chỉ không thuyên giảm mà thậm chí ngày càng ăn sâu dưới da, tình trạng viêm nhiễm cũng nặng hơn do tác động của vi khuẩn.

Rửa mặt bằng nước muối có trị mụn không?

Rửa mặt bằng nước muối có trị mụn không?

Có thể nói, trong công cuộc điều trị mụn nếu bạn đảm bảo được yếu tố vệ sinh da mặt- bước đầu tiên trong chu trình chăm sóc da thì khả năng mụn sẽ được cải thiện rất tốt. Do khi da sạch, vi khuẩn vừa không có môi trường thuận lợi phát triển, mà lỗ chân lông, đầu mụn được thông thoáng. Từ đó, các hoạt chất từ kem dưỡng hay sản phẩm đặc trị mới có cơ hội thấm sâu vào dưới đáy nang lông, trong ổ mụn và phát huy tác dụng.

Ngược lại khi vệ sinh da không sạch, bạn cứ tiếp tục tiếp lên da kem dưỡng hay kem trị mụn thì da lại càng bị bí bách và khả năng bị mụn lại càng tăng cao.

Tuy nhiên, việc vệ sinh da mặt tưởng chừng như đơn giản nhưng thực chất cũng ẩn chứa rất nhiều rủi ro nếu bạn không tìm hiểu kỹ, không chọn lọc kỹ lưỡng sản phẩm phù hợp với tình trạng da. Một trong những sai lầm mà nhiều bạn gặp phải đó là chọn lựa các sản phẩm sữa rửa mặt làm sạch da kin kít. Điều này vô tình khiến lớp màng bảo vệ bị phá vỡ. Da cũng bị mẩn cảm hơn, ửng đỏ và căng tức da, mất đi độ cân bằng pH.

Và hiển nhiên, làn da lúc này không hề sẵn sàng cho các bước dưỡng, bước đặc trị sau. Thậm chí, tình trạng dầu còn đổ nhiều hơn do da đã mất đi độ ẩm tự nhiên. Chính vì những lý do đó, nhiều bạn lựa chọn rửa mặt bằng nước muối với hy vọng có thể sát khuẩn, hạn chế ổ mụn phát triển.

Vậy rửa mặt bằng nước muối có hết mụn không?

  • Thực tế các bác sĩ da liễu cũng khuyên rằng nên dùng nước muối để rửa mặt cho da mụn. Bởi lẽ, nước muối cũng có tính sát khuẩn, sẽ giúp bạn ức chế được sự phát triển của vi khuẩn. Về một phương diện có thể nói rửa mặt bằng nước muối có thể trị mụn, cải thiện tình trạng mụn hiện tại.
  • Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp rửa mặt bằng nước muối nhưng lại không hề mang đến hiệu quả, tình trạng mụn không được cải thiện nhiều. Thậm chí một số trường hợp da bị khô hơn, đổ dầu thừa và tình trạng mụn cũng chuyển tiến xấu đi. Và nguyên do chính là do rửa mặt bằng nước muối trị mụn chưa đúng cách.

Cách rửa mặt bằng nước muối trị mụn đúng cách

Rửa mặt bằng nước muối trị mụn thực chất đã được nhiều người chứng thực rằng mang đến hiệu quả và tình trạng mụn cũng được cải thiện hơn. Tuy nhiên, cũng không ít người rõ ràng đã rửa mặt bằng nước muối nhưng lại không cải thiện, thậm chí mụn nghiêm trọng hơn. Lý do không đâu khác chính là rửa mặt bằng nước muối trị mụn không đúng.

1. Bạn sử dụng nước muối nào rửa mặt trị mụn?

  • Nếu bạn dùng nước muối pha loãng từ muối ăn tại nhà thì đây chính là một sai lầm lớn. Bởi lẽ, muối ăn của chúng ta đã qua sự tinh chế và có bổ sung một số hoạt chất không phù hợp với làn da. Và chính những hoạt chất này có thể khiến da bị kích ứng sau khi rửa mặt.
  • Nếu bạn dùng nước muối từ muối biển, bạn phải đảm bảo rằng muối bạn chọn đảm bảo được vệ sinh, không dính tạp chất, bụi bẩn. Ngoài ra, khi bạn pha nước muối rửa mặt trị mụn bạn cũng nên dùng một lượng muối rất ít, tránh tình trạng muối quá nhiều sẽ vô tình làm mất cân bằng độ pH và độ ẩm của da. Thực tế, nhiều bạn thường có suy nghĩ sai lầm rằng muối càng nhiều càng triệt tiêu được vi khuẩn nhưng điều này sẽ làm phản tác dụng.

2. Cách rửa mặt bằng nước muối trị mụn đúng cách

Do đó, nếu bạn thật sự không đảm bảo được việc pha nước muối rửa mặt đúng tỉ lệ, an toàn cho da thì bạn nên chọn nước muối sinh lý.

  • Thực tế, nước muối sinh lý hiện nay không chỉ được làm từ muối, nước cất đảm bảo yếu tố an toàn vệ sinh mà còn bổ sung thêm nhiều hoạt chất có lợi khác cho da. Điển hình phải kể đến các khoáng chất, kali, kẽm, magie, các loại vitamin A,C, E.
  • Các hoạt chất này vừa giúp tăng sức đề kháng cho da vừa giúp da cân bằng lại độ pH và tăng cường dưỡng ẩm. Nhờ vậy, làn da cũng được kiểm soát dầu thừa, hạn chế tình trạng mụn phát triển. Các nốt mụn sẽ nhanh khô, gom cồi nhờ vi khuẩn bị tiêu diệt.

 Cách rửa mặt bằng nước muối trị mụn đúng cách

Cách rửa mặt bằng nước muối trị mụn đúng cách

  • Bước 1: Rửa mặt với nước ấm. dưới tác động nhiệt nhẹ nhàng lớp dầu thừa sẽ được lấy đi, lớp tế bào da chết cũng sẽ được làm mềm dễ bong hơn. Các lỗ chân lông cũng sẽ được giãn nở, hỗ trợ giúp nước muối sinh lý dễ len vào làm sạch dầu thừa, vi khuẩn.
  • Bước 2: Bạn nên dùng bông tẩy trang thấm nhẹ để giảm lượng nước trên bề mặt da.
  • Bước 3: Dùng bông tẩy trang thấm nước muối sinh lý và bắt đầu lau nhẹ trên da theo chiều cơ học của da từ trong ra ngoài, từ dưới lên trên. Thực hiện đều khắp gương mặt đến khi thấy da đã không còn bị bóng nhờn nữa.
  • Bước 4: Bạn rửa lại với nước mát để da sẵn sàng cho các bước dưỡng sau.

Chú ý:

  • Bạn không nên rửa với nước muối sinh lý quá lâu. Và sau bước rửa mặt bạn cần dùng thêm toner để vừa làm sạch da thêm trọn vẹn, cấp dưỡng ẩm cũng như lấy lại cân bằng độ pH cho da.
  • Tiếp đến bạn nên dùng thêm serum, kem dưỡng ẩm để bổ sung độ ẩm tăng cường lớp màng bảo vệ da tự thân.

Từ khóa » Da Dầu Có Nên Rửa Mặt Bằng Nước Muối