Hướng Dẫn Cách Sơn Tĩnh điện Thủ Công An Toàn Và Hiệu Quả

Sơn tĩnh điện thủ công là một phương pháp sơn bán tự động, từ xử lý bề mặt, treo hàng, phun sơn, treo hàng vào lò và ra thành phẩm. Sơn tĩnh điện thủ công giúp chúng ta có thể sơn được tất cả các loại sản phẩm từ lớn đến nhỏ, đơn giản đến chi tiết. Vậy cách sơn tĩnh điện thủ công như thế nào là an toàn và hiệu quả?

Phụ lục nội dung

  • Vì sao sơn tĩnh điện thủ công được nhiều người tin dùng?
  • Cách sơn tĩnh điện thủ công an toàn và hiệu quả
    • Bước 1: Xử lý bề mặt
    • Bước 2: Sấy khô vật sơn
    • Bước 3: Sơn tĩnh điện
    • Bước 4: Sấy sơn tĩnh điện

Vì sao sơn tĩnh điện thủ công được nhiều người tin dùng?

Với dây chuyền gồm nhiều công nhân, sơn tĩnh điện thủ công giúp chúng ta sơn được cả những chi tiết nhỏ và khó nhất. Bên cạnh đó, sơn tĩnh điện thủ công mang đến nhiều lợi ích kinh tế, an toàn cho người thực hiện. Phương pháp này tạo ra những sản phẩm chất lượng, bắt mắt, giá thành hợp lý. Vì thế, nó vẫn luôn được ưa chuộng, lựa chọn trong thời gian qua.

Cách sơn tĩnh điện thủ công an toàn và hiệu quả

cách sơn tĩnh điện thủ công

Để thực hiện một cách an toàn và hiệu quả, chúng ta cần thực hiện cách sơn tĩnh điện thủ công theo 4 bước, bao gồm: xử lý bề mặt, sấy khô, phun sơn, hấp sơn.

Cụ thể:

Bước 1: Xử lý bề mặt

Vì nguyên lý của sơn tĩnh điện là tạo lớp phủ bám dính giữa màng sơn và kim loại, do đó trước khi sơn, cần kiểm tra kỹ bề mặt cần sơn. Hãy đảm bảo chúng sạch dầu mỡ công nghiệp, không có rỉ sét.

Khi xử lý bề mặt, chúng ta sẽ phải nhúng kim loại vào bể hoá chất, bao gồm: Bể hoá chất tẩy dầu mỡ, bể tẩy rỉ sét H2SO4, bể hóa chất định hình về mặt, bể hóa chất photphat và bể rửa nước.

Các bể này thường xây bằng gạch, bê tông, được phủ nhựa Composite. Hoặc chúng ta cũng có thể dùng inox, thép không gỉ để làm bể. Theo đó, vật cần sơn sẽ được đựng trong các rọ lưới, làm bằng thép không gỉ rồi được chuyển qua các bể trên bằng palang điện.

Bước 2: Sấy khô vật sơn

Sau khi xử lý bề mặt vật sơn qua các bể, chúng ta sẽ tiến hành sấy khô chúng bằng lò sấy khô. Lò sấy khô thường có dạng hình khối. Vật sơn được treo trên gòng rồi đẩy vào lò hoặc dùng băng chuyền. Nguồn nhiệt trong lò chủ yếu là bếp hồng ngoại hoặc dùng Gas để đốt.

Bước 3: Sơn tĩnh điện

Sau khi xử lý bề mặt và sấy khô, bước tiếp theo là đưa vật sơn vào phòng để phun sơn tĩnh điện. Sơn tĩnh điện phải thực hiện qua phòng phun, để dùng súng phun sơn tạo điện tích giúp bột sơn bám trên bề mặt vật sơn và buồng phun giúp thu hồi bột sơn dư. Bột sơn dư sau khi thu hồi sẽ được hoà vào sơn mới để tái sử dụng, chống lãng phí. Do đó, hệ thống sơn thu hồi này rất kinh tế, giúp tiết kiệm tối đa chi phí.

Hiện nay, buồng/phòng phun sơn có 2 loại là:

Loại 1: Tại chỗ phun sơn tĩnh điện, vật sơn sẽ được treo bằng tay vào buồng phun

Loại 2: Vật sơn được chuyển bằng băng tải vào buồng phun, có 2 súng phun ở hai bên đối diện để tiến hành phun sơn.

Bước 4: Sấy sơn tĩnh điện

Đây là quy trình cuối cùng, giúp hoàn thành quá trình sơn tĩnh điện. Thời gian sấy khoảng 30 phút. Trong đó, 20 phút đầu để nhiệt độ lên đến 180 độ C đến 200 độ C. 10 phút sau là để ủ cho chín sơn.

Xem thêm: Bảng báo giá sơn tĩnh điện tại Hà Nội

Trên đây là cách phun sơn tĩnh điện thủ công với 4 bước chi tiết, an toàn và hiệu quả. Hy vọng bài viết đã phần nào giúp bạn giải đáp thắc mắc liên quan.

Từ khóa » Hệ Thống Sơn Tĩnh điện Mini