Hướng Dẫn Cách Sử Dụng đèn Chiếu Tia Cực Tím - đèn UV - Led Philips

Chia sẻ

Đèn chiếu tia cực tím UV là gì? Có đặc điểm cấu tạo, công dụng và lợi ích gì?

Cách sử dụng đèn chiếu tia cực tím UV này như thế nào?

Muốn biết rõ những thông tin về đèn chiếu tia cực tím UV, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn sử dụng đèn UV cho bạn. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Đèn chiếu cực tím UV là gì?

Đèn chiếu cực tím UV là gì?

Nội dung bài viết ẩn 1. 1. Đèn chiếu tia cực tím UV là gì? 2. 2. Cấu tạo của đèn cực tím 3. 3. Lợi ích của đèn chiếu tia cực tím UV 4. 4. Công dụng của đèn chiếu tia cực tím UV 5. 5. Cách sử dụng đèn chiếu tia cực tím UV 5.1. 6. Cách lắp đặt đèn UV 5.2. 7. Cách dùng đèn UV khử khuẩn 6. 8. Những lưu ý khi sử dụng đèn cực tím UV 7. 9. Một số câu hỏi thường gặp về việc sử dụng đèn cực tím UV

1. Đèn chiếu tia cực tím UV là gì?

Đèn chiếu tia cực tím UV còn có tên gọi khác là đèn cực tím hoặc đèn UV. Đây là loại đèn chứa tia cực tím UV, được dùng để khử trùng, diệt khuẩn môi trường.

Tác dụng của đèn UV: Nó hoạt động bằng cách sử dụng ánh sáng phát ra từ tia cực tím nên đèn có công dụng dùng để tiêu diệt các loại vi khuẩn, vi sinh vật và động vật nguyên sinh tiếp xúc với bước sóng diệt khuẩn của ánh sáng. Từ đó, chúng sẽ không có khả năng sinh sản và phát triển.

2. Cấu tạo của đèn cực tím

Đèn cực tím là loại đèn dùng khí thủy ngân ở áp suất thấp. Bóng của đèn được điều chế bằng thủy tinh hoặc thạch anh. Ở hai đầu của đèn có đôi điện cực oxy hóa bằng sợi wolfram, Stronli Cacbonai (điện cực có tráng muối Bari).

Khi đèn cực tím chiếu sáng, điện cực phóng điện từ vào phân tử khí thủy ngân, sau đó nó sẽ phóng ra một tia cực tím có bước sóng < 280nm (đây được gọi là tia cộng hưởng của khí thủy ngân).

Đặc điểm cấu tạo của đèn cực tím UV

Đặc điểm cấu tạo của đèn cực tím UV

3. Lợi ích của đèn chiếu tia cực tím UV

Trong các loại đèn trên thị trường hiện nay, đèn chiếu tia cực tím UV mang lại nhiều lợi ích cho người dùng và được đánh giá cao:

  • Đèn chiếu tia cực tím UV được sản xuất dựa trên quy trình tự động, đạt tiêu chuẩn châu Âu. Do đó, người dùng yên tâm về chất lượng của đèn.
  • Đèn tia cực tím không sử dụng hóa chất để diệt khuẩn mà dùng tia cực tím để khử trùng nước và không khí. Vì thế, chúng ta không cần phải lo ngại về vấn đề hóa chất của đèn ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Khi đèn hoạt động không tạo ra mùi khó chịu cho con người.
  • Tiết kiệm năng lượng: Đèn UV sử dụng nguồn điện 14V nên ít tốn năng lượng, giúp tiết kiệm điện năng hơn so với các loại đèn khác.
  • Ít bảo trì: Đèn UV có tuổi thọ trung bình là 3000 giờ nên cắt giảm một phần chi phí khi thay mới.
  • Thân thiện với môi trường: Do đèn có hàm lượng thủy ngân thấp nên cực kỳ thân thiện với môi trường nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả tối ưu.

4. Công dụng của đèn chiếu tia cực tím UV

Ngày nay, người ta sử dụng đèn UV, đèn cực tím trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cụ thể như:

  • Văn học: Dùng để quan sát các ngôi sao có kích thước lớn trên bầu trời. Bởi vì các ngôi sao có kích thước lớn sẽ phát sáng trong phạm vi vùng bước sóng của tia cực tím.
  • Trong y tế: Dùng để điều trị một số bệnh về da như bệnh vảy nến, bệnh bạch biến, eczema hay ung thư hạch bạch huyết,…

Đèn cực tím UV được sử dụng để điều trị các loại bệnh về da

Đèn cực tím UV được sử dụng để điều trị các loại bệnh về da

5. Cách sử dụng đèn chiếu tia cực tím UV

“Cách sử dụng đèn chiếu tia cực tím như thế nào?” là một trong những câu hỏi mà rất nhiều người luôn đặt ra.

Nắm được nhu cầu này, Led Philips hướng dẫn cách lắp đặt và khử khuẩn bằng cách sử dụng đèn cực tím UV ngay dưới đây.

6. Cách lắp đặt đèn UV

  • Đèn được lắp đặt trên tường giống đèn tuýp thông thường đối với phòng có diện tích nhỏ.
  • Đối với phòng có diện tích lớn thì đèn UV được lắp trên trần để đảm bảo tia UV phân bố đều khắp phòng và đạt hiệu quả cao.
  • Sau đó, lắp đặt dạng trụ đèn di động nhằm mục đích khử khuẩn mọi ngóc ngách.
  • Đèn lắp đặt cùng với quạt để tạo không khí đối lưu, đảm bảo phòng luôn sạch sẽ.
  • Lắp đặt đèn cùng với hệ thống AHU và HVAC.

7. Cách dùng đèn UV khử khuẩn

  • Bước 1: Kiểm tra toàn bộ không gian, xung quanh phòng và đảm bảo không có người trong phòng.
  • Bước 2: Mở cửa sổ và cửa chính.
  • Bước 3: Bật công tắc đèn, để đèn hoạt động từ 20 – 30 phút rồi tắt.
  • Bước 4: Sau đó, bạn bật quạt để thông khí trong 30 phút.
  • Bước 5: Đóng cửa phòng lại.

Lưu ý: Nếu bạn lắp đặt đèn có tấm chắn và hắt trần thì có thể bật đèn UV khử khuẩn khi có người.

8. Những lưu ý khi sử dụng đèn cực tím UV

Khi tìm hiểu về cách sử dụng đèn chiếu tia cực tím UV, phần nào bạn cũng biết rõ về cách sử dụng. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bạn cũng như các thành viên trong gia đình mình, cần lưu ý một số yêu cầu sau:

Những lưu ý khi sử dụng đèn cực tím UV

Những lưu ý khi sử dụng đèn cực tím UV

  • Đèn UV có khả năng tấn công vào bộ ADN của vi khuẩn nhằm mục đích tiêu diệt, phá hủy chúng. Tuy nhiên, tia UV là loại sóng điện từ có năng lượng cao, có thể gây hại tới vùng da, mắt như gây rối loạn thị giác, giảm thị lực, ung thư da,… Do đó, khi sử dụng đèn cực tím UV bạn cần sử dụng đồ bảo vệ như quần áo, mắt kính để che chắn.
  • Làm sạch đèn trước khi sử dụng để đảm bảo đạt hiệu suất cao.
  • Để đèn tránh xa tầm tay trẻ em.
  • Khi đèn bị vỡ, bạn hãy dùng găng tay để xử lý mảnh vỡ đó nhằm đảm bảo an toàn.

9. Một số câu hỏi thường gặp về việc sử dụng đèn cực tím UV

  • Đèn cực tím UV được dùng để khử khuẩn vì nó có bước sóng ngắn. Vậy bước sóng ngắn này có đi xuyên qua vật liệu được không?

Câu trả lời: Không. Do tia cực tím UV có bước sóng ngắn nên không đi xa được và khả năng xuyên thấu rất yếu.

  • Đèn cực tím UV chiếu sáng trong thời gian bao lâu thì tắt?

Câu trả lời: Điều này tùy thuộc vào loại đèn cực tím UV mà bạn chọn. Bởi vì mỗi loại đèn đều có công suất và thời gian chiếu sáng khác nhau. Nếu muốn tiêu diệt các loại vi khuẩn, virus hay nấm mốc thì bạn hãy xem hướng dẫn cách sử dụng của loại đèn mà bạn chọn nhé!

  • Đèn cực tím có tạo ra nhiệt trên bề mặt của giấy khô, cây tươi,… hay không?

Câu trả lời: Không. Đèn cực tím UV không tạo ra nhiệt trên bề mặt sản phẩm hay vật dụng được chiếu sáng.

  • Đèn cực tím UV có nên lắp đặt trong tủ quần áo để khử khuẩn không?

Câu trả lời: Có. Tuy nhiên, nên chọn loại đèn có công suất phù hợp. Nếu bạn chọn đèn có công suất lớn thì sẽ làm quần áo của bạn dễ phai màu.

Với những thông tin về cách sử dụng đèn chiếu tia cực tím UV. Nếu bạn muốn tìm mua loại đèn này sử dụng với mục đích vừa chiếu sáng, vừa tiêu diệt các loại vi khuẩn trong không gian sống của mình thì hãy tìm đến Led Philips.

Chúng tôi có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp các loại đèn LED cao cấp. Công ty chúng tôi là Đại lý đèn led philips và nhà phân phối đèn philips chính hãng tại Việt Nam.

Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất:

  • Địa chỉ: 90/10 đường Số 4, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại: 0979859114
  • Email: ledphilips.vn@gmail.com
Xem thêm: Nguyên tắc trang trí đèn phòng khách đẹp khó cưỡng

Từ khóa » đèn Diệt Khuẩn Bằng Tia Cực Tím