Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Máy đo Huyết áp Cơ đơn Giản Tại Nhà

Hướng dẫn cách sử dụng máy đo huyết áp cơ đơn giản tại nhà

Bệnh lý về huyết áp rất nguy hiểm đến sức khỏe con người, đặc biệt là ở những người lớn tuổi. Do đó, điều quan trọng là phải đo huyết áp thường xuyên để kịp thời phát hiện, chẩn đoán tình trạng bệnh cũng như điều trị sớm. Và máy đo huyết áp cơ là thiết bị y tế chuyên dụng được ứng dụng phổ biến nhất tại các bệnh viện, trung tâm điều trị hay dùng được cho bệnh nhân theo dõi huyết áp tại nhà. Thế nhưng cách sử dụng máy đo huyết áp cơ đúng kỹ thuật không phải ai cũng nắm rõ. Vậy làm thế nào để đo huyết áp một cách chính xác? Cùng theo dõi bài viết để hiểu rõ!!

Tìm hiểu về máy đo huyết áp cơ là gì?

Trước tiên ta cần hiểu rõ, huyết áp là gì? Huyết áp là áp lực máu tác động lên thành động mạch, được thể hiện thông qua 2 chỉ số: huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Có thể nói huyết áp là chỉ số thể hiện hoạt động của tim mạch và có thể đo được bằng máy đo huyết áp cơ.

  Máy đo huyết áp cơ là loại thiết bị chuyên dụng để theo dõi chỉ số huyết áp

Máy đo huyết áp cơ là loại thiết bị chuyên dụng để theo dõi chỉ số huyết áp

Máy đo huyết áp cơ là thiết bị y tế chuyên dụng để đo huyết áp. Đây là loại máy đo huyết áp được sử dụng phổ biến tại các bệnh viện, phòng khám, trung tâm điều trị. Nhờ có thiết bị này, bạn có thể theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên để phát hiện các dấu hiệu bất thường, điều trị bệnh kịp thời hoặc có chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý. Do đó, máy đo huyết áp cơ được rất nhiều khách hàng lựa chọn để hỗ trợ theo dõi sức khỏe tại nhà, đặc biệt là các gia đình có người lớn tuổi hoặc người mắc bệnh lý về huyết áp.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy đo huyết áp cơ

Các máy đo huyết áp cơ có cấu tạo khá đơn giản, gồm những bộ phận sau:

  • - Vòng bít: là loại băng tay được làm từ chất liệu vải hoặc polime với độ bền cao, có chức năng chứa khí bơm vào từ quả bóp cao su.

  • - Quả bóp cao su: thiết kế nhỏ gọn, dùng bơm hơi vào vòng bít thông qua ống dẫn cao su.

  • - Đồng hồ áp kế: được nối với vòng bít, giúp hiển thị kết quả đo huyết áp.

  • - Ống dẫn cao su: là cầu nối giữa vòng bít với quả bóp cao su và đồng hồ áp kế.

  • - Tai nghe mạch đập: với độ khuếch đại âm thanh lớn, giúp người dùng theo dõi mạch đập trong quá trình đo huyết áp.

 Các bộ phận của một máy đo huyết áp cơ

Các bộ phận của một máy đo huyết áp cơ

Máy đo huyết áp cơ hoạt động dựa trên nguyên lý dao động của áp lực máu:

  • - Đầu tiên, vòng bít sẽ được quấn chặt quanh bắp tay của người được đo. Dùng quả bóp cao su bơm phồng vòng bít đến một áp suất đủ để ngăn dòng máu của động mạch đi qua cánh tay.

  • - Tiếp theo mở van, lúc này áp lực của vòng bít sẽ giảm dần. Máu bắt đầu chảy qua cánh tay khi áp lực của vòng bít bằng với huyết áp tâm thu của động mạch, tạo ra sự hỗn loạn khi máu lưu thông và có thể nghe được âm thanh này bằng tai nghe mạch đập.

  • - Âm thanh của dòng máu vẫn sẽ tiếp tục cho đến khi áp suất giảm xuống dưới huyết áp tâm trương của động mạch. Số chỉ đồng hồ tương ứng vào thời điểm âm thanh dòng máu ngừng lại chính là chỉ số huyết áp tâm trương.

Nguyên lý hoạt động trên giúp theo dõi được 2 chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Được ghi lại dưới hình thức: huyết áp tâm thu/huyết áp tâm trương, đơn vị tính là mmHg.

Ưu và nhược điểm của máy đo huyết áp cơ

Chắc hẳn nhiều người cũng sẽ đắn đo, suy nghĩ liệu máy đo huyết áp cơ có tốt không? Bất kỳ loại thiết bị, máy móc nào cũng sẽ có những ưu nhược điểm riêng. Bạn có thể cân nhắc những điều này để xem máy đo huyết áp cơ có phải là sản phẩm đáng được lựa chọn.

Ưu điểm:

  • - Kết quả đo huyết áp chính xác cao, sai số nhỏ nếu dùng máy đúng kỹ thuật.

  • - Không phụ thuộc vào pin hay nguồn điện.

  • - Độ bền cực cao, chống chịu được va đập tốt hơn những loại máy đo huyết áp khác.

  • - Thiết bị có giá thành rẻ, phù hợp với túi tiền của nhiều khách hàng.

Nhược điểm:

  • - Cách sử dụng máy đo huyết áp cơ tương đối phức tạp, cần có chuyên môn hoặc qua đào tạo mới sử dụng được chính xác.

  • - Không thể dùng để tự đo cho bản thân mà cần người trợ giúp.

  • - Cần điều chỉnh lại đồng hồ áp kế định kỳ để tránh sai lệch.

Máy đo huyết áp cơ là loại thiết bị có độ bền bỉ cao, giá thành rẻ và giúp đo được chính xác các chỉ số huyết áp. Tuy nhiên, kết quả cho ra có chuẩn hay không còn phụ thuộc vào cách sử dụng máy đo huyết áp cơ có đúng kỹ thuật.

Những dụng cụ cần chuẩn bị trước khi đo huyết áp

Trước khi tiến hành đo huyết áp, cần chuẩn bị và kiểm tra một lượt các dụng cụ cần thiết cho quá trình đo như:

  • - Vòng bít có độ dài và kích thước phù hợp không? Bề mặt có bị thủng, rách, thoát khí?

  • - Quả bóp cao su có bơm được khí vào vòng bít? Dây dẫn khi có bị gấp gãy?

  • - Đồng hồ huyết áp kế có hoạt động bình thường?

  • - Chuẩn bị ống nghe mạch đập.

Quy trình đo huyết áp đúng kỹ thuật theo hướng dẫn của Bộ Y tế

Cách sử dụng máy đo huyết áp cơ đúng chuẩn, hiệu quả là phải tuân theo quy trình đo huyết áp theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế, cụ thể như sau:

Trước khi đo huyết áp

  • - Tuyệt đối không dùng các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá,...

  • - Nghỉ ngơi ít nhất 10 phút trước khi tiến hành đo, không vận động mạnh ít nhất 30 phút trước giờ đo.

  • - Nên chọn trang phục rộng rãi, thoải mái để không tạo áp lực nào ảnh hưởng đến lưu thông máu, ảnh hưởng đến kết quả đo.

Tiến hành đo bằng máy đo huyết áp cơ

  • - Tư thế đo chuẩn: người được đo cần ngồi thẳng, cánh tay duỗi thẳng trên mặt bàn sao cho nếp khuỷu tay nằm ngang ở mức tim. Hoặc có thể đo ở tư thế nằm duỗi thẳng tay. Đối với bệnh nhân bị suy tĩnh mạch hay đái tháo đường cần thực hiện đo ở tư thế đứng với định kỳ 3 - 6 tháng để xác định có tình trạng hạ huyết áp tư thế không.

Tư thế đo huyết áp chuẩn là ngồi thẳng, cánh tay duỗi trên mặt bàn và nếp gấp khuỷu tay ngang mức tim

Tư thế đo huyết áp chuẩn là ngồi thẳng, cánh tay duỗi trên mặt bàn và nếp gấp khuỷu tay ngang mức tim

  • - Quấn vòng bít vào vị trí bắp tay (nên vén tay áo hoặc nếu mặc áo tay dài thì tay áo cũng không nên quá bó sát), quấn vừa đủ không nên quá chặt. Lưu ý mép dưới của vòng bít cách khuỷu tay từ 2.5 - 5cm.

  • - Đeo ống nghe và đặt tai nghe mạch đập lên phần động mạch cánh tay.

  • - Dùng tay bóp quả bóng cao su để bơm hơi vào vòng bít, cho đến khi không nghe được tiếng đập thì bơm thêm 20 - 30 mmHg rồi tiến hành xả van từ từ (3mm/giây). Nghe mạch đập thông qua ống nghe và quan sát số đo trên mặt đồng hồ:

    • + Huyết áp tâm thu: tính từ 2 tiếng đập liên tiếp đầu tiên sau khoảng thời gian im lặng.

    • + Huyết áp tâm trương: các tiếng đập sẽ to dần, rõ hơn càng về sau. Cho đến khi tiếng đập biến mất hoàn toàn thì cần nhanh chóng quan sát chỉ số trên đồng hồ. Đây là số chỉ huyết áp tâm trương.

  • - Ghi lại kết quả đo được, vị trí đo, thời gian đo, cánh tay nào dùng để đo huyết áp,...

Trên đây là cách sử dụng máy đo huyết áp cơ được hướng dẫn đúng kỹ thuật từ Bộ Y tế. Đo huyết áp là cách để theo dõi sức khỏe và chẩn đoán bệnh lý, do đó cần thực hiện đúng quy trình đo huyết áp với máy đo huyết áp cơ để có kết quả chuẩn xác nhất cho quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh.

Hướng dẫn cách đọc số đo huyết áp chuẩn xác nhất

Phần trên đã cung cấp đến bạn cách sử dụng máy đo huyết áp cơ đúng kỹ thuật và cho ra kết quả chuẩn xác. Thế nhưng kết quả được ghi nhận sẽ mang ý nghĩa như thế nào, các con số thể hiện tình trạng sức khỏe ra sao?

Chỉ số huyết áp bình thường

Một người ở tình trạng bình thường sẽ có các chỉ số huyết áp biểu hiện như sau:

  • - Huyết áp tâm thu: từ 90 - 130 mmHg

  • - Huyết áp tâm trương: từ 60 - 90 mmHg

Chỉ số huyết áp thấp

Một người được chẩn đoán đang gặp tình trạng huyết áp thấp nếu như:

  • - Huyết áp tâm thu: < 85 mmHg

  • - Huyết áp tâm trương: < 60 mmHg

Đối với trường hợp này, máu trong cơ thể không thể bơm ổn định đến các mô và cơ quan, trong đó có não bộ. Do đó sẽ gây ra các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn,... Dựa vào chỉ số trên và các dấu hiệu nhận biết có thể xác định người bệnh đang tụt huyết áp và có phương án điều trị kịp thời.

Chỉ số huyết áp cao

Theo Tổ chức Y tế Thế giới - WHO, tình trạng huyết áp cao có các cấp độ tăng như sau:

  • - Tiền tăng huyết áp: huyết áp tâm thu trong khoảng từ 130 - 139 mmHg, huyết áp tâm trương dao động từ 85 - 90 mmHg.

  • - Tăng huyết áp độ 1: Huyết áp tâm thu: ~ 140 - 159 mmHg. Huyết áp tâm trương: ~ 90 - 99 mmHg

  • - Tăng huyết áp độ 2: Huyết áp tâm thu: ~ 160 - 179 mmHg. Huyết áp tâm trương: ~ 100 - 109 mmHg

  • - Tăng huyết áp độ 3: Huyết áp tâm thu: ≥ 180 mmHg. Huyết áp tâm trương: ≥ 110 mmHg

  • - Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Huyết áp tâm thu: ≥ 140 mmHg. Huyết áp tâm trương: < 90mmHg

Những điều lưu ý khi đo huyết áp bằng máy đo huyết áp cơ

Cách sử dụng máy đo huyết áp cơ đúng kỹ thuật cũng cần chú trọng trong đó một vài lưu ý để hạn chế sai số và mang lại kết quả chính xác nhất:

  • - Đo huyết áp ít nhất 2 lần, mỗi lần cách nhau từ 2 - 5 phút nghỉ.

  • - Nghỉ ngơi, thư giãn trước khoảng 10 - 15 phút trước khi đo.

  • - Không dùng các chất kích thích: rượu bia, thuốc lá, cà phê trước khi đo ít nhất 2 tiếng.

  • - Không vận động mạnh, tập luyện thể thao trước khi đo ít nhất 30 phút.

  • - Giữ tâm lý luôn thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu hay quá khích.

  • - Không nói chuyện, đùa giỡn trong khi đo.

  • - Trong quá trình đo, sử dụng quả bóp cao su bơm khí liên tục, không ngừng giữa chừng rồi bơm tiếp.

  • - Khi xả van cũng cần xả liên tục cho tới khi kim đồng đồ huyết áp kế về lại vạch 0.

  • - Chọn vòng bít có kích thước đạt chuẩn, quy định vòng bít phải có chiều dài và chiều rộng lần lượt bằng 80% và 40% chu vi cánh tay.

Bảo quản máy đo huyết áp cơ như thế nào là đúng?

Ngoài những lưu ý trong quá trình sử dụng, người dùng cũng cần biết cách bảo quản máy đo huyết áp cơ đúng cách:

  • - Tránh va đập mạnh hay làm rơi rớt thiết bị, điều này có thể tác động làm vỡ kính hay cong kim đồng hồ gây sai lệch khi đo.

  • - Khi không sử dụng cần quấn vòng bít xung quanh thiết bị và cất giữ trong các túi hoặc hộp.

  • - Bảo quản thiết bị ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh mặt trời trực tiếp.

  • - Vệ sinh thiết bị định kỳ bằng khăn vải sạch và cồn, tránh để bụi bẩn bám vào làm ảnh hưởng hoạt động của máy.

TOP 5 Máy đo huyết áp cơ phổ biến nhất hiện nay

Máy đo huyết áp cơ Rossmax

Rossmax là thương hiệu máy đo huyết áp cơ có nguồn gốc xuất xứ tại Mỹ. Sản xuất trên dây chuyền công nghệ tiên tiến và cực kỳ hiện đại, máy đo huyết áp cơ Rossmax rất dễ sử dụng để theo dõi sức khỏe tại nhà. Máy được trang bị đồng hồ huyết áp kế chất lượng cao kèm theo công cụ cân chỉnh đồng hồ giúp kết quả đo được chính xác hơn, sai số nhỏ không đáng kể. Giá thành tương đối rẻ cũng là ưu điểm giúp sản phẩm được nhiều khách hàng ưa chuộng.

 Máy đo huyết áp cơ Rossmax

Máy đo huyết áp cơ Rossmax

Máy đo huyết áp cơ Sakura A-500

Máy đo huyết áp cơ Sakura là thương hiệu nổi tiếng đến từ xứ sở hoa anh đào - Nhật Bản. Đây là sản phẩm rất thích hợp dùng theo dõi sức khỏe cho gia đình, đặc biệt là các gia đình có người lớn tuổi hay người mắc các bệnh về huyết áp. Một bộ sản phẩm đầy đủ bao gồm đồng hồ huyết áp kế chia vạch rõ ràng, vòng bít được may từ chất liệu vải cao cấp, thông thoáng, quả bóng cao su bền chắc và kèm với đó là ống nghe mạch đập. Cách sử dụng máy đo huyết áp cơ Sakura A-500 cũng khá đơn giản.

 Bộ sản phẩm máy đo huyết áp cơ thương hiệu Sakura

Bộ sản phẩm máy đo huyết áp cơ thương hiệu Sakura

Máy đo huyết áp cơ Microlife BP AG1-20

Máy đo huyết áp cơ Microlife BP AG1-20 là bộ thiết bị đo huyết áp chuyên dụng dành cho bác sĩ, chuyên viên y tế trong quá trình điều trị bệnh cho bệnh nhân hoặc cũng có thể dùng cho gia đình để theo dõi tại nhà. Ưu điểm nổi bật của sản phẩm này chính là máy đo huyết áp cơ AG1-20 đã được kiểm định chặt chẽ theo tiêu chuẩn BHS, đảm bảo chất lượng tuyệt vời và an toàn cho gia đình khi sử dụng.

Máy đo huyết áp cơ Microlife BP AG1-20

Máy đo huyết áp cơ Microlife BP AG1-20

Ngoài chức năng theo dõi tình trạng huyết áp, máy còn tích hợp thêm chức năng đo mạch, giúp theo dõi và chăm sóc toàn diện hơn cho sức khỏe gia đình. Sản phẩm cũng được trang bị túi đựng tiện dụng, có thể giúp mang thiết bị đến bất cứ đâu rất gọn nhẹ.

Máy đo huyết áp cơ Yamasu

Yamasu cũng là một thương hiệu thiết bị y tế với dây chuyền sản xuất hiện đại từ Nhật Bản. Máy đo huyết áp cơ Yamasu là thiết bị chuyên dùng cho bác sĩ, nhân viên ngành y với khả năng đo chính xác, hiệu quả chỉ trong thời gian ngắn. Máy được nhập khẩu trực tiếp từ Nhật Bản, đo chính xác huyết áp với đồng hồ huyết áp kế có vạch chia từ 20 ~300mmHg, sai số chỉ ± 3mmHg. Các bộ phận từ tai nghe, vòng bít đến quả bóp cao su đều được làm từ chất liệu bền bỉ, cao cấp. Tuy vậy, giá thành máy đo huyết áp cơ Yamasu lại tương đối phải chăng, thích hợp với túi tiền của nhiều gia đình.

 Bộ dụng cụ đo huyết áp cơ Yamasu chất lượng đến từ Nhật Bản

Bộ dụng cụ đo huyết áp cơ Yamasu chất lượng đến từ Nhật Bản

Máy đo huyết áp cơ Spirit CK-110

Spirit CK-110 là dòng thiết bị máy đo huyết cơ (không kèm ống nghe) ở phân khúc giá phổ thông đến từ thương hiệu nổi tiếng Spirit - Đài Loan. Bộ sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn Châu Âu về chất lượng thiết bị y tế như CE, ISO13485 và FDA. Đặc điểm nổi bật của Spirit CK-110 là sự đa dạng về mẫu mã, màu sắc với mức giá phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng. Với nhiều ưu điểm vượt trội cùng mức giá phải chăng, đây đang là 1 trong những lựa chọn tốt nhất được tin dùng bởi các bác sĩ, cán bộ y tế hay các gia đình có nhu cầu theo dõi sức khỏe tại nhà.

 Máy đo huyết áp cơ Spirit CK-110 là lựa chọn của nhiều khách hàng

Máy đo huyết áp cơ Spirit CK-110 là lựa chọn của nhiều khách hàng

Kết

Hoa Đà đã đề cập thêm những thông tin hữu ích cho bạn về bộ thiết bị, dụng cụ đo huyết áp cơ trong đó có hướng dẫn cách sử dụng máy đo huyết áp cơ đúng cách, đúng kỹ thuật và những lưu ý kèm theo. Hy vọng bạn đã có thêm nhiều kiến thức về máy đo huyết áp cơ và biết cách ứng dụng thiết bị này đúng cách trong theo dõi sức khỏe tại nhà.

Các bài viết khác

  • Hướng dẫn cách pha chế thuốc xông mũi họng cho bé đúng cách
  • Kinh nghiệm chọn mua máy trợ thính cho người già
  • Những điều cần lưu ý khi sử dụng máy đo tim thai tại nhà
  • [Review] TOP 5 Máy xông mũi họng nào tốt nhất hiện nay
  • Hướng dẫn sử dụng máy thở đúng cách và an toàn

Từ khóa » Cách Sử Dụng Huyết áp Cơ