Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Xe đạp điện An Toàn

Xe đạp điện được biết đến là phương tiện di chuyển có tính ổn định cao, nguyên lý hoạt động đơn giản và phù hợp với mọi lứa tuổi. Tuy nhiên khi sử dụng xe bạn nên đọc qua hướng dẫn và lưu ý trong cách vận hành để phòng tránh những sự cố không mong muốn. SinhvienLaiXeAnToan sẽ hướng dẫn bạn một số cách sử dụng xe điện an toàn hiệu quả nhất. 

xe dap dien an toan 1

Tóm tắt nội dung bài viết

  • Cách sử dụng xe đạp điện an toàn hiệu quả 
    • Khởi động xe
    • Trong khi vận hành xe
  • Cách sạc xe đạp điện đúng cách nhất 
    • Tháo bình ra để sạc đối với những xe sử dụng ắc quy
    • Cắm sạc trực tiếp đối với các loại xe sử dụng pin hoặc ắc quy gắn liền
    • Một số điều cần chú ý trong quá trình sạc pin
  • Cách rửa xe đạp điện như thế nào chuẩn nhất? 
    • Rửa xe đạp điện với nước
    • Rửa xe với các chất tẩy rửa chuyên dụng
    • Lưu ý cần ghi nhớ trong quá trình rửa xe
  • Cách làm xe đạp điện tăng tốc nhanh hơn 

Cách sử dụng xe đạp điện an toàn hiệu quả 

Xe điện tuy có nguyên lý hoạt động đơn giản nhưng nếu không biết cách sử dụng sao cho hợp lý thì khả năng xảy ra rủi ro khá cao. Đã có rất nhiều trường hợp nguy hiểm đến tính mạng con người do thiếu hiểu biết trong việc điều khiển xe. Vậy nên bạn cần sử dụng xe điện theo các bước sau: 

Khởi động xe

Cần điều chỉnh phần yên sao cho phù hợp với chiều cao cũng như tầm với của người sử dụng. Lựa tư thế ngồi thật thoải mái và thuận tiện nhất, tay trái sẽ giữ tay phanh bên trái còn tay phải cắm chìa khóa vào ổ khóa. Sau khi bạn văn khóa đến vị trí ON thì đèn báo sẽ bật sáng. 

Tiếp theo một chân bạn chạm đất, chân còn lại thì đặt lên bàn đạp. Bạn dùng tay phải vặn ga theo hướng ngược chiều kim đồng hồ thì xe sẽ bắt đầu di chuyển. Lưu ý nên lên ga từ từ để tránh bị bất ngờ. Đặt chân còn lại của bạn lên bàn đạp rồi mới điều chỉnh tay ga đạt đến tốc độ mà mình mong muốn. 

Trong khi vận hành xe

Để khởi động xe bạn cần thực hiện tuần tự theo các bước sau: 

  • Khởi động từ từ bắt đầu từ nấc trung bình cho đến nấc cao hơn. Tránh vặn ga hết ga hay tăng tốc độ bất ngờ làm ảnh hưởng tiêu cực đến bình ắc quy.
  • Đối với những xe có thiết kế bàn đạp phụ thì khi gặp con dốc hay tải nặng. Bạn cần cần sử dụng bàn đạp này để tăng thêm lực cho xe. 
  • Hạn chế phanh tay và nên tạo được thói quen thả tay ga rồi mới bóp phanh. Để đảm bảo sự an toàn và tránh gây hại cho động cơ, bình ắc quy.
  • Không nên tải quá nặng vì việc làm này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ xe. Bên cạnh đó bộ xử lý điện và một số bộ phận khác cũng bị ảnh hưởng. 
  • Xích xe cần được điều chỉnh sao cho phù hợp và thật chính xác để xe có thể hoạt động một cách ổn định nhất. 
  • Khi bạn dừng xe cần tắt máy và nhanh chóng rút chìa khóa ra để tránh vô tình vặn ga. Khiến xe tăng ga đột ngột gây sự nguy hiểm. 

Cách sạc xe đạp điện đúng cách nhất 

Thông thường sẽ có 2 cách sạc điện cơ bản là: 

Tháo bình ra để sạc đối với những xe sử dụng ắc quy

Đối với những xe được trang bị bình ắc quy thì bạn cần phải tháo bình ra để sạc. Tuy nhiên cần chú ý là không nên dốc ngược bình trong quá trình nạp để tránh những hư hỏng. Tiếp theo bạn cần đặt bình lên một mặt phẳng rồi cắm một đầu phích điện kết nối với nguồn điện. Đầu còn lại thì bạn lỗ cắm điện của bình ắc quy.

xe dap dien an toan 2

Cắm sạc trực tiếp đối với các loại xe sử dụng pin hoặc ắc quy gắn liền

Đối với những xe có ắc quy được thiết kế gắn liền và được sử dụng pin. Khi cắm điện đèn báo thì bộ phận nạp điện sẽ sáng đỏ nhằm mục đích bào hiệu điện đã vào. Bạn cần sạc liên tục từ 4 tới 8 tiếng  tùy vào từng loại xe cho đến khi thấy đèn báo hiệu chuyển màu xanh. Khi đó điện đã được sạc đầy bình và bạn có thể sử dụng thoải mái. 

Một số điều cần chú ý trong quá trình sạc pin

  • Đối với những chiếc xe mới mua hoặc mới thay bình thì cần phải sạc điện đầy đủ rồi mới sử dụng. 
  • Chỉ được sử dụng củ sạc có công suất phù hợp với loại xe bạn dùng
  • Để củ sạc tránh xa những nơi ẩm ướt, không để nước thấm vào củ sạc nhằm bảo vệ củ sạc tốt nhất. 
  • Nếu phát hiện củ sạc nóng, nhiệt độ cao hay mang những mùi lạ. Bạn cần dừng sạc và đem đến địa chỉ mua xe để được bảo hành và kiểm tra. 

Cách rửa xe đạp điện như thế nào chuẩn nhất? 

Xe đạp điện sở hữu rất nhiều bộ phận quan trọng nên bạn không thể để chúng bị dính nước. Một số chi tiết như pin hay bình ắc quy thì bạn nên tháo chúng ra khỏi xe trước khi tiến hành rửa.

Rửa xe đạp điện với nước

Bạn sử dụng vòi nước xịt khắp xe để làm trôi đi những bụi bẩn. Nhất là các bộ phận thường rất dễ dính bẩn như bánh xe hoặc dây xích,… Xịt nước dọc theo chiều của bánh xe để tẩy hết những vết bẩn bám chặt.

Ngoài ra còn một số bộ phận khác như đồng hồ xe thường rất dễ hỏng khi gặp nước. Chính vì vậy bạn cần tránh xịt nước trực tiếp lên bộ phận này. Hoặc bạn có thể dùng khăn ẩm lau sạch đi bụi bẩn là được.

Rửa xe với các chất tẩy rửa chuyên dụng

Trên thực tế thì nước không đủ để làm cho xe sạch và sáng bóng. Chính vì lẽ đó bạn nên sử dụng một số hợp chất tẩy rửa chuyên dụng chỉ dành cho xe đạp điện. Để tăng khả năng đánh bay vết bẩn.

Bạn cần pha loãng chất tẩy rửa với nước trong một thau nhựa. Sau đó lấy khăn nhúng vào dung dịch để lau xe hay đổ vào bình xịt lên xe. Rồi tiếp tục dùng khăn lau chùi xe sạch sẽ.

Rửa lại xe bằng nước sạch rồi dùng vòi xịt rửa sạch. Đó là bởi những chất tẩy rửa có khả năng làm hoen gỉ bề mặt một số bộ phận của xe. Nên bạn cần phải loại bỏ đi. Cuối cùng lau khô xe bằng khăn khô, mềm. Nhằm đảm bảo xe không bị dính nước hoặc ẩm ướt, rồi bạn là lắp pin/ắc quy lại như lúc ban đầu.

xe dap dien an toan 3

Lưu ý cần ghi nhớ trong quá trình rửa xe

  • Tuyệt đối không lau xe bằng khăn khô khi chưa rửa vì dễ làm xe bị trầy xước lớp sơn ngoài gây mất thẩm mỹ.
  • Tránh dùng xà phòng hay thuốc tẩy quá mạnh vì có thể làm phai màu của chiếc xe.
  • Xì khô hoặc lau khô  thật cẩn thận những bộ phận dẫn điện.

Cách làm xe đạp điện tăng tốc nhanh hơn 

Để giảm trọng lượng của xe bạn cần loại bỏ bớt những bộ phận không cần thiết trên xe. Những bộ phận này có thể là: giỏ xe, cốp nhựa đựng đồ hay yên sau. Đây là một số bộ phận đôi khi không cần thiết nhưng vô hình chung chúng lại tạo ra lực cản lớn cho xe. Làm cho chiếc xe của bạn chạy chậm hơn. Thêm nữa, bàn đạp, xích và líp cũng là những yếu tố làm giảm tốc độ di chuyển. Vì vậy nếu cảm thấy không thực sự cần bạn cũng có thể tháo bỏ chúng ra khỏi xe.

Ngoài ra bạn còn sử dụng phương án thay thế nguồn cung cấp điện cho xe từ ắc quy lên pin lithium nhằm giảm trọng lượng xe. Việc làm này có thể sẽ làm mất một khoản phí nho nhỏ. Nhưng hiệu quả mang lại là khá cao.

Bạn cần kiểm tra một số bộ phận khác nữa của xe như má phanh, trục bi trước, sau và khả năng tiếp xúc của dây điện. Rất có thể đây chính là nguyên nhân làm cho xe chạy chậm đi. Đôi khi nhà sản xuất cố tình lắp đặt xe chạy với tốc độ 25km/h. Nhằm đảm bảo an toàn, nếu muốn tăng tốc bạn có thể tháo dây hạn chế tốc độ.

Nâng cấp bộ điều khiển và động cơ cũng là một ý tưởng khá hay ho. Tuy nhiên việc này cần được tiến hành bởi những người thợ sửa xe chuyên nghiệp. Nhằm đảm bảo chất lượng cũng như sự an toàn cho người sử dụng.

Trên đây là những thông tin bổ ích chúng tôi muốn chia sẻ để bạn sử dụng xe đạp điện an toàn. Sinh Viên Lái Xe An Toàn hy vọng rằng bạn sẽ có được những kiến thức hữu ích nhất cho bản thân qua bài viết trên đây. Chúc bạn luôn vui vẻ và điều khiển phương tiện an toàn. 

Từ khóa » Cách Làm Ra Xe đạp điện