Hướng Dẫn Cách Tẩy Thuốc Xanh Methylen Dễ Dàng Nhất

Thuốc xanh methylen có lẽ đã quá quen thuộc với những bệnh nhân bị thủy đậu hoặc dị ứng, ngứa…Đặc trưng của thuốc là có màu sắc xanh đậm, rất khó rửa sạch như các sản phẩm bôi ngoài da khác. Vậy bạn đã biết các cách tẩy thuốc xanh methylen.

  • 1 Thuốc xanh methylen là gì?
  • 2 Những tác dụng của thuốc xanh methylen
  • 3 Sử dụng thuốc Xanh methylen như thế nào?
  • 4 Tác dụng phụ khi dùng xanh methylen 
    • 4.1 Những tác dụng phụ nghiêm trọng
    • 4.2 Những tác dụng phụ ít nghiêm trọng
  • 5 Cách tẩy thuốc xanh methylen hiệu quả nhất

Thuốc xanh methylen là gì?

Xanh Methylen (Mehthylen Blue) là loại thuốc được nghiên cứu và đưa vào điều trị từ khá sớm. Từ năm 1876, thuốc Xanh Methylen được điều chế lần đầu tiên bởi Heinrich Caro. Sau khi được nghiên cứu và điều chế, Xanh Methylen dần được đưa vào sử dụng và điều trị rộng rãi. Loại thuốc này hiện tại đang nằm trong nhóm các loại thuốc quan trọng và thiết yếu.

Thuốc Xanh Methylenen là một trong những loại thuốc có vai trò quan trọng trong việc sát khuẩn, điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn phổ biến. Thuốc có các dạng là dạng viên nén, thuốc tiêm và dung dịch bôi ngoài da.

Thuốc xanh methylen
Thuốc xanh methylen được sử dụng rộng rãi

Những tác dụng của thuốc xanh methylen

Xanh methylen được dùng để điều trị chứng bệnh tăng Methemoglobin trong máu. Tiêm xanh methylen và trong máu sẽ giúp chuyển hóa Methemoglobin thành dạng Hemoglobin có khả năng vận chuyển oxy nên giúp việc vận chuyển oxy trong máu trở nên thuận lợi hơn.

Xanh methylen còn có tác dụng sát khuẩn nhẹ nên được dùng để điều trị một số bệnh do virus gây ra như thủy đậu, herpes hay còn gọi là mụn rộp, đặc biệt các tổn thương thủy đậu vỡ, đang tiết dịch để làm khô vết thương và dự phòng bội nhiễm. Tuy nhiên, sau khi lành thì thường để lại những chấm màu xanh rất khó nhìn, gây ái ngại khi tiếp xúc, giao tiếp.

Công dụng của thuốc xanh methylen
Thuốc xanh methylen được dùng để điều trị bệnh thủy đậu

Thuốc xanh methylen còn được sử dụng như một chất nhuộm giúp bác sỹ dễ dàng quan sát thấy mô và chất dịch trong cơ thể khi chụp X quang, phẫu thuật hoặc trong 1 số xét nghiệm khác.

Có thể bạn quan tâm: Nitroglycerin là thuốc gì? Có tác dụng như thế nào

Sử dụng thuốc Xanh methylen như thế nào?

Sử dụng thuốc theo chỉ định và sự hướng dẫn của bác sĩ. Trước khi sử dụng hãy đọc kỹ nhãn thuốc và hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn thuốc để sử dụng thuốc đúng cách và đúng thuốc.

  • Đối với thuốc uống liều dùng thông thường là 1 đến 2 viên, uống ngày 2 – 3 lần sau bữa ăn bằng một ly nước đầy.
  • Đối với thuốc dạng tiêm: sử dụng để tiêm tĩnh mạch. Việc tiêm thuốc cần được thực hiện ở bệnh viện và do nhân viên y tế thực hiện.
  • Đối với thuốc dạng dung dịch bôi bên ngoài: làm sạch vùng da bị thủy đậu hoặc bị mụn rộp trước để tránh nhiễm trùng rồi sau đó dùng dung dịch bôi lên vùng da bị tổn thương.

Trong quá trình sử dụng thuốc, bạn nên thường xuyên làm xét nghiệm để biết được thuốc có đang phát huy tác dụng tốt hay không? Việc này sẽ giúp cho bác sĩ của bạn nắm rõ hơn về tình trạng bệnh và có hướng điều trị tốt hơn. Nếu không thì dừng việc sử dụng thuốc và thay thế bằng phương pháp khác hiệu quả hơn.

Sử dụng xanh methylen có thể sẽ làm cho phân và nước tiểu có màu xanh dương hoặc xanh lục. Đây là một phản ứng bình thường khi sử dụng thuốc này. Do đó, bạn không cần phải quá lo lắng nếu gặp trường hợp tương tự như trên.

Sử dụng thuốc đúng liều lượng
Cần sử dụng thuốc xanh methylen đúng liều lượng

Tác dụng phụ khi dùng xanh methylen 

Hầu như tất cả các loại thuốc khi sử dụng đều để lại tác dụng phụ. Thuốc xanh methylen cũng vậy. Dưới đây là một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng thuốc.

Những tác dụng phụ nghiêm trọng

Những tác dụng phụ nghiêm trọng có thể xảy ra khi sử dụng xanh methylen bao gồm:

  • Buồn nôn, nôn hoặc đau bụng dữ dội.
  • Da xanh nhợt, sốt cao, rối loạn nhịp tim, khó thở.
  • Lú lẫn, cảm giác như muốn ngất xỉu
  • Đau ngực hoặc đau ở phần xương sau ức

Nếu gặp những triệu chứng trên, cần báo ngay với bác sĩ và đưa người bệnh đến cấp cứu tại cơ sở y tế bởi đây là những tác dụng phụ rất nghiêm trọng. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh dễ có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Những tác dụng phụ ít nghiêm trọng

Những tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn có thể gặp khi sử dụng xanh methylen đó là:

  • Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, dạ dày bị kích thích.
  • Bàng quang bị kích thích nhẹ.
  • Đau đầu, choáng váng hay ra nhiều mồ hôi.

Không phải ai nếu sử dụng thuốc xanh methylen cũng gặp tác dụng phụ như trên và có thể còn một số tác dụng phụ khác chưa được liệt kê trên đây. Do đó nếu gặp các triệu chứng bất thường khi sử dụng hãy đến ngay các cơ sở y tế để có phương án xử lý kịp thời, tránh để lại hậu quả cho sức khỏe. 

Cách tẩy thuốc xanh methylen hiệu quả nhất

Cách tẩy thuốc xanh methylen đây là câu hỏi mà nhiều người băn khoăn nhất, bởi sau khi bôi lên da thì thuốc để lại màu xanh rất khó tẩy rửa và gây mất thẩm mỹ.  Xanh methylen là chất tan trong nước, thường sử dụng trong công nghiệp nhuộm, có thể sử dụng xà phòng hoặc một số loại dung dịch tẩy rửa để tẩy sạch  xanh methylen trên da. Tuy nhiên, các vị trí bôi xanh methylen thường là vết thương mới lành, nếu sử dụng xà phòng hay các hóa chất sẽ gây ảnh hưởng đến da. Do đó, chỉ nên tẩy thuốc xanh methylen bằng cách dùng nước hoặc nước ấm để lau rửa (có thể dùng bông thấm nước để lau nhiều lần hoặc dùng khăn mềm, sạch) làm nhạt dần màu xanh methylen.

Tẩy thuốc xanh methylen
Chỉ nên tẩy thuốc xanh methylen bằng cách dùng nước hoặc nước ấm

Thuốc xanh methylen đã không còn xa lạ gì với những người đã từng bị thủy đậu, khi sử dụng sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn đặc biệt là những vết xanh còn lưu trên cơ thể con người. Tuy nhiên, có thể khẳng định một điều rằng những tác dụng của thuốc sẽ giúp cho cơ thể của bạn được khỏe mạnh và được xem là một trong những phát minh vĩ đại nhất của khoa học. 

Từ khóa » Cách Nhuộm Xanh Methylen