Hướng Dẫn Cách Thở Và Rặn đẻ Cho Mẹ Sinh Thường | TCI Hospital

Việc rặn đẻ gần như là nỗi “ám ảnh” của các mẹ bầu, đặc biệt là những người lần đầu mang thai. Thế nhưng, cách thở và rặn đẻ cũng có thể học được, giúp quá trình “vượt cạn” rút ngắn và an toàn hơn. Bài viết sau sẽ hướng dẫn các mẹ bầu cách thở và rặn đẻ để “tự tin” hơn khi đi sinh.

Menu xem nhanh:

Toggle
  • Vì sao thai phụ cần được hướng dẫn cách thở và rặn đẻ?
  • Cách thở khi rặn đẻ
  • Cách thở và rặn đẻ an toàn

Vì sao thai phụ cần được hướng dẫn cách thở và rặn đẻ?

Quan điểm chuyện sinh đẻ là bản năng của người phụ nữ nên không cần học cũng tự biết cách có lẽ không đúng hoàn toàn. Dù trong phòng sinh cũng có các bác sĩ và điều dưỡng hướng dẫn cho mẹ nhưng nếu mẹ biết trước cách thở và rặn đẻ đúng sẽ giúp cuộc sinh diễn ra nhanh chóng và an toàn hơn. Nếu mẹ biết cách thở và rặn đẻ đúng sẽ tránh mất sức và tránh được những biến chứng như: bé bị ngạt vì ở trong bụng mẹ quá lâu, băng huyết sau sinh,…

Việc học cách thở và rặn đẻ cũng nên thực hiện từ sớm chứ không phải khi bắt đầu vào cuộc sinh. Mẹ cũng có thể tập luyện và ghi nhớ những hướng dẫn sau để an tâm và “tự tin” hơn.

hướng dẫn cách thở và rặn đẻ

Mẹ thực hành cách thở khi rặn đẻ tại lớp tiền sản bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Quá trình chuyển dạ thường gồm 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Mẹ bầu đau bụng từng cơn, đầu tiên chỉ là những cơn đau nhẹ rồi hết đau, rồi cơn đau quay lại và theo từng nhịp. Lúc này cổ tử cung thường sẽ mở từ 1-3 cm. Sau đó, những cơn đau sẽ dữ dội và kéo dài hơn, tử cung mở từ 4 – 9 cm..

Giai đoạn 2: Giai đoạn sổ thai, cổ tử cung mở gần hết 10 cm. Bác sĩ sẽ gắn thiết bị trên bụng sản phụ để theo dõi tim thai và cơn gò tử cung. Nếu cần thiết bác sĩ sẽ điều chỉnh cơn gò tử cung cho phù hợp với từng giai đoạn chuyển dạ.

>> Có thể bạn quan tâm: Nhận biết dấu hiệu chuyển dạ qua cơn đau đẻ.

dấu hiệu chuyển dạ

Các cơn co tử cung xuất hiện theo nhịp

Cách thở khi rặn đẻ

Cách thở khi rặn đẻ được dựa theo tính chất chu kỳ của cơn gò tử cung như sau:

Khi mẹ bắt đầu cảm nhận được những cơn co thì nên tập trung thở nhanh dần đều. Hít thở bằng mũi và thở ra bằng miệng. Cơn đau càng tăng thì thở càng nhanh hơn và nông hơn, tần suất nhịp thở vì thế cũng tăng lên.

Cảm nhận đau càng nhiều thì thở càng nhanh hơn. Khi thở ra làm sao tạo được tiếng rít gần như tiếng huýt sáo nhỏ. Khi cảm nhận bớt đau thì thở chậm lại và thở sâu hơn, tần suất nhịp thở giảm dần.

Giữa các cơn co tử cung, mẹ bầu nên thở sâu và nhẹ nhàng như bình thường để lấy lại năng lượng khi đã thở nhanh và tích trữ năng lượng cho lần thở ở cơn đau kế tiếp.

Tóm lại: thở nông khi có cơn co, thở sâu và nhẹ khi giữ các cơn co tử cung

Cách thở đúng khi có cơn co tử cung

Cách thở đúng khi có cơn co tử cung

Cách thở và rặn đẻ an toàn

Khi bụng gò cứng dần và xuất hiện cơn đau, mẹ nên hít một hơi thật sâu rồi nín thở, miệng ngậm chặt, hai tay nắm chặt vào hai thành của bàn sinh, dồn hơi rặn mạnh để đẩy hơi xuống vùng bụng dưới giúp đẩy thai nhi ra ngoài.

Khi cảm thấy sắp hết hơi nhưng vẫn còn đau có thể hít vào một hơi khác và rặn tiếp tục cho đến khi không cảm thấy đau bụng nữa.

Chú ý trong khi rặn, mẹ phải giữ lưng áp sát vào bề mặt bàn sinh và phần mông cong lên phía trước. Đặc biệt, khi rặn thì miệng không được phát ra âm thanh nào. Giữ các cơn co có thể hít sâu để dưỡng sức cho đợt rặn tiếp.

Tất nhiên, mẹ bầu nên tin tưởng và nghe theo hướng dẫn của các bác sĩ và ekip đỡ đẻ cho mình để cuộc sinh được diễn ra an toàn.

Mẹ nên nghe theo hướng dẫn của bác sĩ trong phòng sinh

Mẹ nên nghe theo hướng dẫn của bác sĩ trong phòng sinh

Thông thường với người sinh con so, cuộc rặn sinh có thể kéo dài từ 30 – 40 phút còn sinh con rạ sẽ ngắn hơn, khoảng 20 – 30 phút. Tuy nhiên, thời gian này không chính xác với tất cả các mẹ bầu.

Trên đây là các thở và rặn đẻ đúng cho mẹ bầu. Khi mẹ đăng ký thai sản trọn gói tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, mẹ sẽ được hướng dẫn chi tiết và thực hành cách thở và rặn đẻ đúng tại lớp tiền sản, rất có ích cho mẹ. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để biết thêm thông tin chi tiết. Chúc các mẹ “mẹ tròn, con vuông” nhé.

Xem thêm

>> Đẻ thường và đẻ mổ cái nào tốt hơn

> Cận cạnh ca sinh thường mẹ tròn con vuông tại Thu Cúc

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Từ khóa » Cách Thở Rặn đẻ