Hướng Dẫn Cách Tiêm Insulin Tại Nhà Cho Bệnh Nhân đái Tháo đường
Có thể bạn quan tâm
- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU
- TIN TỨC- SỰ KIỆN
- KHÁM CHỮA BỆNH
- Y TẾ DỰ PHÒNG
- ĐẢNG ĐOÀN THỂ
- THÔNG BÁO
- VĂN BẢN
- LIÊN HỆ
- HỎI ĐÁP
Đái tháo đường hay tiểu đường, là một bệnh mãn tính thường gặp hiện nay, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn tăng cao. Để điều trị đái tháo đường, người bệnh cần phối hợp nhiều biện pháp như: thay đổi chế độ ăn uống, lối sống, thói quen,... và dùng thuốc. Trong đó, tiêm insulin là một phương pháp hiệu quả, có thể thực hiện tại nhà, giúp kiểm soát lượng đường trong máu của bệnh nhân. Tuy nhiên, nếu tiêm không đúng kỹ thuật sẽ gây nguy hiểm cho người bệnh. Vì vậy, để đem lại hiệu quả tốt nhất và tránh những tác dụng không mong muốn có thể xảy ra, khi tiêm insulin cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
1. Insulin tiêm là gì?
Insulin là một chất được tiết ra liên tục bởi tuyến tụy. Tụy tiết insulin nhiều nhất sau các bữa ăn, có tác dụng chính là hạ đường huyết. Khi có sự khiếm khuyết trong việc bài tiết insulin hoặc insulin được tiết ra đầy đủ nhưng lại giảm tác động sẽ dẫn đến gia tăng đường huyết, gây nên bệnh đái tháo đường. Vì vậy, việc tiêm insulin cho bệnh nhân đái đường nhằm bổ sung lượng insulin thiếu hụt đồng thời gia tăng hiệu quả của nó tại nơi nó tác động.
2. Các vị trí tiêm insulin
Các vị trí tiêm insulin khác nhau
Lưu ý: Để hạn chế các biến chứng, cũng như có thể gây kích ứng da và mô mỡ dưới da, cần luân phiên các vị trí tiêm, tránh tiêm vào cùng một vị trí hết lần này đến lần khác. Điều này có thể dẫn đến nổi cục cứng hoặc lắng đọng mỡ phát triển dưới da và ảnh hưởng đến việc hấp thu thuốc.
3. Hướng dẫn cách tiêm insulin tại nhà
Hiện nay, có 2 phương thức để tiêm insulin thông dụng, bệnh nhân đái tháo đường có thể thực hiện tại nhà là tiêm insulin bằng bơm tiêm và bút tiêm insulin.
3.1. Tiêm insulin bằng bơm tiêm
Cần rửa sạch tay trước khi tiêm, lăn lọ thuốc giữa 2 lòng bàn tay để làm ấm và đồng nhất thuốc, dùng bông tẩm cồn khử trùng màng cao su lọ thuốc.
Lấy bơm tiêm hút lấy lượng thuốc tương ứng chỉ định của bác sĩ.
Sát trùng vị trí da cần tiêm, cố định vị trí tiêm bằng 2 ngón tay cái và trỏ, kẹp véo vùng da cần tiêm.
Đâm kim một góc 45-90 độ so với bề mặt da sao cho mũi kim tiêm đi vào lớp mô dưới da.
Từ từ bơm thuốc trong khoảng 5-10 giây, sau khi tiêm hết thuốc thì giữ nguyên tư thế khoảng 6 giây rồi rút kim ra.
Hủy bơm, kim tiêm đã dùng, không nên tái sử dụng.
Hướng dẫn tiêm insulin bằng bơm tiêm
3.2 Tiêm insulin bằng bút tiêm
Cần rửa sạch tay trước khi tiêm, tháo nắp bút tiêm, làm ấm thuốc bằng cách lăn tròn bút tiêm giữa lòng bàn tay.
Đồng nhất thuốc bằng cách lắc bút tiêm liên tục cho đến khi có được chất lỏng màu trắng đục.
Gắn kim: Lấy bộ kim mới và tháo kim khỏi miếng bảo vệ. Sau đó vặn kim thẳng và chặt vào bút tiêm. Tháo nắp lớn bên ngoài lưu giữ để dùng về sau, còn nắp nhỏ bên trong kim thì bỏ đi.
Đuổi bọt khí nhằm tránh tiêm không khí và đảm bảo đủ liều khi tiêm.
Định liều tiêm bằng cách xoay nút chọn liều tiêm đúng số đơn vị cần tiêm.
Sát trùng vị trí da cần tiêm, cố định vị trí tiêm bằng 2 ngón cái và ngón trỏ, kẹp véo vùng da cần tiêm.
Tay còn lại cầm bút tiêm bằng 2 ngón cái và ngón trỏ (tư thế giống như cầm bút), đâm kim vuông góc với bề mặt da.
Ấn bút bấm tiêm xuống hết cỡ đến khi số 0 nằm ngang với vạch chỉ liều.
Giữ nguyên tư thế 6 giây, sau đó rút kim ra khỏi vị trí tiêm.
Đưa kim vào trong nắp lớn bên ngoài kim, khi kim đã vào trong, đẩy cẩn thận nắp lớn bên ngoài kim vào, vặn tháo kim ra, vứt bỏ kim an toàn.
Đậy nắp bút tiêm lại, bảo quản.
4. Bảo quản thuốc
Khi chưa mở nắp lọ: Tốt nhất để ở nhiệt độ khoảng 2 – 8 0C, thường là để trong ngăn mát tủ lạnh, tuyệt đối không được để trong ngăn đá. Thời gian bảo quản có thể lên đến một năm tùy nhà sản xuất (có ghi trên bao bì sản xuất).
Khi đã mở nắp lọ: Có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng, ngăn mát tủ lạnh. Không để thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Có thể bảo quản khoảng 4 - 6 tuần.
5. Theo dõi, phát hiện và xử lý các biến chứng do tiêm insulin
Hạ đường huyết: Đây là biến chứng thường gặp và cũng là biến chứng nguy hiểm nhất, do tiêm thuốc quá liều. Các triệu chứng của hạ đường huyết có thể là: chóng mặt, hoa mắt, vã mồ hôi, tim đập nhanh, mệt lã,...nặng có thể dẫn đến hôn mê, tử vong. Để phòng ngừa, cần phải tiêm insulin đúng liều, đúng kỹ thuật. Sau khi tiêm insulin, người bệnh cần theo dõi cẩn thận các dấu hiệu của hạ đường huyết. Khi có các dấu hiệu trên, cần cho người bệnh ăn hoặc uống các loại thực phẩm có đường như viên đường, kẹo ngọt, trà đường, sữa đường,…sau đó nhanh chóng đưa đến các sở y tế gần nhất để được theo dõi, điều trị đồng thời điều chỉnh liều insulin nếu cần.
Dị ứng insulin: Sau khi tiêm insulin người bệnh thấy bức rứt, nổi mề đay, phát ban, khó thở, buồn nôn, nôn ói...Nếu gặp những triệu chứng kể trên cần phải ngưng tiêm thuốc ngay lập tức và đến các cơ sở y tế để được thay đổi phương pháp điều trị thích hợp.
Loạn dưỡng nơi tiêm: Có thể gặp phì đại hoặc teo đét nơi tiêm. Nguyên nhân thường do tiêm thuốc vào cùng một vị trí quá nhiều lần. Để tránh tay biến này, cần phải thay đổi vị trí tiêm mỗi lần tiêm.
Nhiễm trùng nơi tiêm: Do ngay từ đầu, người bệnh không thực hiện đầy đủ các bước vệ sinh vị trí tiêm, dùng 1 bơm tiêm cho quá nhiều lần tiêm,.. Có thể dự phòng bằng cách đảm bảo đúng qui trình, kỹ thuật tiêm, tốt nhất sử dụng bơm, kim tiêm một lần./.
BS. Lê Ngọc Hiền - Khoa CC-NTH.
Tin liên quan Phát hiện chủ động bệnh lao quy mô nhỏ tại cộng đồng - 02/11/2024 Chụp X-quang đối với phụ nữ mang thai - 08/10/2024 Bệnh tay chân miệng ở trẻ em - 07/10/2024 Vấn đề sức khỏe do tuổi già - 07/10/2024 Sử dụng đèn hồng ngoại đúng cách - 04/10/2024Trang chủ | Tin tức | Văn phòng điện tử |Liên hệ 2018 © TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TÂN PHÚ ĐÔNG Đơn vị chủ quản: Trung tâm Y tế huyện Tân Phú Đông Chịu trách nhiệm: Ông Trần Văn Danh - Trưởng ban biên tập Địa chỉ: Ấp Kinh Nhiếm-Xã Phú Thạnh-Huyện Tân Phú Đông-Tiền Giang Điện thoại: 02733. 530930 Email: ttyttanphudong@tiengiang.gov.vn |
Từ khóa » Trọng Lượng Kim Tiêm
-
Các Kỹ Thuật Tiêm Chích Cơ Bản Trong Y Khoa | Vinmec
-
Sử Dụng Bơm Kim Tiêm Tự Khóa Trong Tiêm Chủng Mở Rộng
-
Hướng Dẫn Cách Lấy Liều Insulin Dạng Lọ Dùng Bơm Tiêm 1ml
-
Kỹ Thuật Tiêm Thuốc
-
Những Con Số Trên Dụng Cụ Y Khoa Và ý Nghĩa Của Chúng
-
Chọn Bơm Kim Tiêm Insulin | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Kim Tiêm 1cc, 3cc, 5cc / Bơm Tiêm 1ml, 3ml, 5ml Vô Trùng Sử Dụng 1 Lần
-
Bơm Kim Tiêm Y Tế 1ml 3ml 5cc 10cc 20ml 50ml - ống Chích Vô Trùng ...
-
HƯỚNG DẪN CÁCH LẤY LIỀU INSULIN DẠNG LỌ DÙNG BƠM ...
-
[PDF] Tài Liệu Kỹ Thuật Bơm Tiêm Insulin Sử Dụng Một Lần Vinahankook
-
[PDF] QUY TRÌNH KỸ THUẬT TIÊM INSULIN DƯỚI DA BẰNG BƠM TIÊM
-
Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Bút Tiêm Insulin để đạt Hiệu Quả Tốt Nhất
-
SỬ DỤNG HỢP LÝ INSULIN TRONG ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG