Hướng Dẫn Cách Tính Lãi - Lỗ Và Chuyển Lỗ Của Doanh Nghiệp 2020

Hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp từng năm có những sự thay đổi nhất định. Vì vậy, có năm doanh nghiệp có lãi có năm doanh nghiệp lại lỗ, vậy kế toán phải tính thế nào có thể bù trừ cho nhau nhằm doanh nghiệp mức đóng thuế đúng và hợp lý nhất.

Kế toán cần nắm chắc cách tính lãi lỗ và chuyển lỗ của doanh nghiệp

Mục lục

  • Phân biệt lỗ và chuyển lỗ như thế nào?
    • 1. Lỗ là gì?
    • 2. Chuyển lỗ là gì?
  • Ví dụ cụ thể về chuyển lỗ

Phân biệt lỗ và chuyển lỗ như thế nào?

1. Lỗ là gì?

* Căn cứ theo Thông tư130/2008/TT-BTC thì các khoản lỗ được phân biệt như sau:

– Lỗ từ hoạt động kinh doanh hưởng thuế suất ưu đãi

– Lỗ từ hoạt động kinh doanh không hưởng thuế suất ưu đãi

– Lỗ từ hoạt động kinh doanh bất động sản

– Lỗ từ hoạt động liên doanh, góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác

– Lỗ từ hoạt động đầu tư ra nước ngoài

Theo đó, các khoản lỗ được phân biệt trên lĩnh vực và hình thức hoạt động phát sinh lỗ. Từ đó, hạn chế việc bù lỗ cho nhau và áp dụng thuế suất phù hợp sau khi hết lỗ.

2. Chuyển lỗ là gì?

* Chuyển lỗ sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ được xác định như sau:

Căn cứ Thông tư số 123/2012/TT-BTC, có quy định về việc chuyển lỗ, cụ thể:

– Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì phải chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập chịu thuế của những năm tiếp theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

– Doanh nghiệp tạm thời chuyển lỗ vào thu nhập chịu thuế của các quý của năm sau khi lập tờ khai tạm nộp quý và chuyển chính thức vào năm sau khi lập tờ khai quyết toán thuế năm.

– Doanh nghiệp có số lỗ giữa các quý trong cùng một năm tài chính thì được bù trừ số lỗ của quý trước vào các quý tiếp theo của năm tài chính đó.

Nếu khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần xác định số lỗ của cả năm và chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập chịu thuế của những năm tiếp sau năm phát sinh lỗ theo quy định nêu trên.

Chuyển lỗ sau khi quyết toán thuế theo quy định của pháp luật

Ví dụ cụ thể về chuyển lỗ

Đầu năm 2012: số lỗ 2011 được chuyển tối đa đến 2012-2016

+ Trường hợp TK 4212 có số dư Nợ (Lỗ), ghi:

Nợ TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước= 252.000.000

Có TK 4212 – Lợi nhuận chưa phân phối năm nay. = 252.000.000

Đầu năm 2013: số lỗ 2012 được chuyển tối đa đến 2013-2017

+ Trường hợp TK 4212 có số dư Nợ (Lỗ), ghi:

Nợ TK 4211 – 681.000.000

Có TK 4212 – 681.000.000

Đầu năm 2014:

+ Nếu như trong năm nay doanh nghiệp có lãi thì ta định khoảng như sau:

Nợ TK 4212 : 200.000.000

Có TK 4211 : 200.000.000

Về cách làm quyết toán thếu TNDN : các bạn cần phải kèm theo : Mẫu 03-02/TNDNCHUYỂN LỖ TỪ HĐKD

Năm 2013 làm ăn có lời = 200.000.000

Vậy khi quyết toán thuế TNDN cuối năm 2013 sau khi đã nhập vào phụ lục: 03-1A/TNDN

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH số liệu tự động nhảy sang ô A1=200.00.000 của tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2013

(Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế thu nhập doanh nghiệp)

Kèm theo thêm phụ lục : 03-2A/TNDN CHUYỂN LỖ TỪ HĐKD

Khi thực hiện xong bước trên số liệu này tự động chạy sang tờ khai quyết toán thuế năm 2013 chỉ tiêu [C3]= 200.000.000 số lỗ từ các năm trước chuyển sang.

Theo đó, với cách phân biệt lỗ doanh nghiệp và cách chuyển lỗ sau khi quyết toán mà biết lỗ và cả những ví dụ cụ thể. Hóa đơn điện tử EasyInvoice hy vọng đã đem đến những thông tin hữu ích.

Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán 

Điện thoại: 0981 772 388 – 0919 510 089

Email: contact@softdreams.vn

Facebook: https://www.facebook.com/www.easybooks.vn

Địa chỉ: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Đánh giá bài viết

Từ khóa » Bù Lỗ Là Gì