Hướng Dẫn Cách Tính Lương Từ Trung Cấp Sang Cao đẳng

1. Tính lương từ trung cấp sang cao đẳng cần quan tâm đến những chỉ số nào? 

1.1. Phân loại công chức

Những người đang là công nhân viên chức nhà nước được tính lương theo ngạch, bậc và hệ số lương. Để có thể nâng được mức lương của mình, ngoài việc chờ đợi thời gian 4 năm nâng một lần thì các công nhân viên chức có thể học thêm qua trường lớp, nâng cao trình độ học vấn của mình để có thể nâng lên các ngạch khác nhau, từ trung cấp lên cao đẳng, từ cao đẳng lên đại học,...

Cán bộ công chức nâng ngạch lương
Cán bộ công chức nâng ngạch lương

Công chức đang có trình độ trung cấp thì thuộc phân loại B bao gồm các đối tượng sau: thủ kho bảo quản, kỹ thuật viên bảo quản trung cấp, kiểm tra viên trung cấp thuế, thư ký trung cấp thi hành án dân sự, kiểm soát viên chất lượng (sản phẩm, hàng hóa), thống kê viên trung cấp, kỹ thuật viên kiểm nghiệm bảo quản, kiểm soát viên trung cấp đê điều, kiểm lâm viên trung cấp, kỹ thuật viên kiểm dịch động - thực vật, kiểm tra viên trung cấp hải quan, thủ kho (tiền, vàng bạc, đá quý), kiểm thu viên thuế, kế toán viên trung cấp, cán sự. 

Những người làm việc trong ngành công chức và có bằng cấp cao đẳng được phân loại vào nhóm A0, tức là những người có trình độ cao đẳng hoặc cử nhân cao đẳng. 

Tổng lương = Mức lương cơ bản x hệ số lương tương ứng

Cách tính lương công chức nhà nước
Cách tính lương công chức nhà nước

Như vậy, khi người đang làm việc có trình độ học vấn ở mức trung cấp, sau thời gian học tập tại trường đại học thì muốn nâng ngạch của mình để có được mức lương cao hơn. Mức lương và hệ số lương của công chức loại B thấp hơn mức lương của công chức loại A0.

Cùng đến với phần (1.2) để biết thêm thông tin về mức lương cũng như hệ số lương của các phân loại công chức A0 và B. 

1.2. Hệ số lương của công chức trung cấp và trung cấp cao đẳng

- Hệ số lương của công chức trung cấp (công chức loại B) bao gồm 12 bậc: 

Bậc 1 là 1.86, bậc 2 là 2.06, bậc 3 là 2.26, bậc 4 là 2.46, bậc 5 là 2.66, bậc 6 là 2.86, bậc 7 là 3.06, bậc 8 là 3.26, bậc 9 là 3.46, bậc 10 là 3.66, bậc 11 là 6.85, bậc 12 là 4.06. 

Hệ số lương công chức loại B
Hệ số lương công chức loại B

- Hệ số lương của công chức cao đẳng (công chức loại A0) bao gồm 10 bậc:

Cấp độ 1 là 2.10, cấp độ 2 là 2.41, cấp độ 3 là 2.72, cấp độ 4 là 3.03, cấp độ 5 là 3.34, cấp độ 6 là 3.65, cấp độ 7 là 3.69, cấp độ 8 là 4.27, cấp độ 9 là 4.58, cấp độ 10 là 4.89. 

1.3. Mức lương của công chức trung cấp và trung cấp cao đẳng

- Mức lương của công chức trung cấp (công chức loại B) bao gồm 12 bậc:

Bậc 1 là 2.771.400 đồng, bậc 2 là 3.069.400 đồng, bậc 3 là 3.367.400 đồng, bậc 4 là 3.665.400 đồng, bậc 5 là 3.963.400 đồng, bậc 6 là 4.261.400 đồng, bậc 7 là 4.595.400 đồng, bậc 8 là 4.857.400 đồng, bậc 9 là 5.364.000 đồng, bậc 10 là 5.453.400 đồng, bậc 11 là 5.751.400 đồng, bậc 12 là 6.049.400 đồng.

Mức lương cơ bản của công chức cao đẳng
Mức lương cơ bản của công chức cao đẳng

- Mức lương của công chức cao đẳng (công chức loại A0) bao gồm 10 bậc:

Bậc 1 là 3.129.000 đồng, bậc 2 là 3.590.000 đồng, bậc 3 là 4.052.800 đồng, bậc 4 là 4.514.700 đồng, bậc 5 là 4.976.600 đồng, bậc 6 là 5.438.500 đồng, bậc 7 là 5.900.400 đồng, bậc 8 là 6.362.300 đồng, bậc 9 là 6.824.200 đồng, bậc 10 là 7.286.100 đồng.

Chúng ta cùng so sánh mức lương của hai người cùng số bậc giữa công chức cao đẳng và công chức trung cấp nhé. Lấy ví dụ ở bậc 5: 

Mức lương của công chức A0 = 3,34 x 4.976.600 = 14.900.000 đồng

Mức lương của công chức B = 2,66 x 3.963.400 = 10.542.644 đồng

Như vậy, nếu cùng một hệ bậc (cùng số năm công tác) nhưng nếu có trình độ học vấn cao hơn công nhân viên chức sẽ được hưởng mức lương cao hơn. 

Xem thêm: Khám phá bậc lương cao đẳng

2. Ví dụ về một trường hợp tính lương trung cấp sang cao đẳng

Tình huống: Chị A đang công tác tại một cơ quan đang được hưởng hệ số lương là 2.26 ở bậc trung cấp. Đến tháng 7/2024 là chị đến kỳ hạn tăng lương lên bậc 4 với hệ số lương là 2.46. Tuy nhiên, thời gian vừa qua chị đã học cao đẳng và tốt nghiệp Cao đẳng vào tháng 4/2024. 

Câu hỏi đặt ra: Chị A đợi đến tháng 7/2024 để được nâng lên bậc 4 trung cấp, sau khi nâng lên hạng A0 thì chị có được hưởng bậc 4 trong loại A0 hay bắt đầu từ bậc 1 của loại A0? 

Ví dụ trường hợp tính lương từ trung cấp sang cao đẳng
Ví dụ trường hợp tính lương từ trung cấp sang cao đẳng

Giải đáp: 

Căn cứ theo hệ số lương đang hưởng ở ngạch trung cấp thì sẽ sắp xếp và hệ số lương ngang bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch cao đẳng. Thời gian để tính lương ở ngạch cao đẳng tính từ ngày có quyết định bổ nhiệm vào ngạch cao đẳng. 

Cụ thể: Chênh lệch giữa hệ số lương được xếp ở ngạch cao đẳng so với hệ số lương đang hưởng ở ngạch trung cấp nhỏ hơn chênh lệch giữa hệ số lương giữa 2 bậc liền kề ở ngạch trung cấp nên thời gian xét nâng lương của chị A sẽ được tính từ ngày mà anh chị hưởng hệ số lương 2.26 ở bậc trung cấp. 

Khi chị A có bằng cao đẳng, chị A làm hồ sơ chuyển ngạch của mình từ loại B sang loại A0 thì lương của chị A sẽ thay đổi như sau: Từ hệ số lương là 2.26, mốc thời gian tính nâng lương được tính từ 7/2024, chuyển sang lương công chức loại A0, bậc 1, hệ số lương 2,41 (tức bậc 2). 

Thay đổi về lương của người nâng ngạch
Thay đổi về lương của người nâng ngạch

Trong trường hợp chị A đợi đến lần nâng lương 7/2024 để được nâng lương trước khi chuyển ngạch thì tới tháng 7/2024, chị A sẽ nâng lên bậc 4 với hệ số lương là 2.46. Sau đó chị mới thực hiện nâng ngạch thì ở trường hợp này, chị cũng chỉ nâng hệ số lương lên bậc 2 của ngạch A0. 

Như ở tình huống này, việc nâng ngạch trước hay sau kỳ nâng bậc lương không ảnh hưởng tới hệ số lương cuối cùng mà công nhân viên chức được nhận. Các trường hợp khác, có thể ảnh hưởng lớn tới việc nâng bậc lương, nên người lao động cần tính toán phù hợp để chọn thời điểm thích hợp có lợi cho bản thân khi muốn đăng ký nâng ngạch lương.

Cùng so sánh mức lương của chị A trước tháng 7/2024 và sau tháng 7/2024 nhé: 

Trước tháng 7 = 2,26 x 3.367.400 = 7.610.324 đồng

Sau tháng 7 = 2,41 x 3.590.000 = 8.651.900 đồng

Hiện nay, việc sử dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý và tính lương cho nhân viên không còn quá xa lạ. Việc sử dụng các phần mềm tính lương miễn phí giúp cho những người làm việc ở vị trí kế toán sẽ tiết kiệm được thời gian tính toán lương cho từng nhân viên mà lại mang lại hiệu quả và tính chính xác cao. Các doanh nghiệp nên áp dụng các phần mềm này vào trong doanh nghiệp của mình để hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp làm việc đạt được hiệu quả tốt nhất. 

Trên đây là toàn bộ thông tin về cách tính lương từ trung cấp sang cao đẳng. Mong rằng bài viết này đã cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích trong các tính lương.

Từ khóa » Hệ Số Lương Cấp Bậc đại Học