Hướng Dẫn Cách Tính Thẻ BHYT 5 Năm Liên Tục Mới Nhất

Bảo hiểm y tế (bảo hiểm sức khỏe) là loại hình bảo hiểm thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Theo đó, người mua bảo hiểm y tế sẽ được chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí thăm khám, điều trị, phục hồi sức khỏe,… nếu không may xảy ra tai nạn, ốm đau. Hãy theo dõi bài viết sau đây của Luật sư X để biết Cách tính thẻ BHYT 5 năm liên tục nhé!

Cách tính thẻ BHYT 5 năm liên tục

BHYT 5 năm liên tục là khi người tham gia BHYT có thời gian đóng 05 năm liên tiếp, trong đó được phép gián đoạn tối đa 03 tháng.

Thời điểm người tham gia BHYT đủ 05 năm liên tục sẽ được ghi nhận trực tiếp trên thẻ BHYT của người đó. Căn cứ Quyết định số 1666/QĐ-BHXH năm 2020, việc ghi nhận thời gian 05 năm liên tục được quy định như sau:

– Người đã có đủ 05 năm tham gia BHYT liên tục tính đến ngày 01/01/2015 thì in từ ngày 01/01/2015.

– Từ ngày 01/01/2015 trở đi, người tham gia BHYT chưa đủ hoặc bắt đầu đủ 05 năm liên tục thì in từ ngày đầu tiên của năm thứ sáu.

Hướng dẫn cách tính thẻ BHYT 5 năm liên tục mới nhất

Cách tính 5 năm liên tục trên thẻ BHYT

Căn cứ Điểm d, Khoản 1, Điều 5, Thông tư liên tịch 41/2014/TTLT-BYT-BTC quy định về việc tham gia BHYT liên tục và thời điểm tính hưởng BHYT đủ 5 năm liên tục như sau:

“Từ ngày 01/01/2016, thẻ BHYT cấp cho người tham gia phải thể hiện thời gian tham gia liên tục trước đó theo tháng, tối đa là 60 tháng, trừ đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và Điểm i Khoản 3 Điều 1 Thông tư này. Thời gian tham gia BHYT liên tục là thời gian sử dụng ghi trên thẻ BHYT lần sau nối tiếp với ngày hết hạn sử dụng của thẻ lần trước; trường hợp gián đoạn tối đa không quá 03 tháng;

Người lao động được cử đi học tập hoặc công tác tại nước ngoài, thời gian tham gia BHYT liên tục bao gồm thời gian học tập hoặc công tác tại nước ngoài cho đến ngày có quyết định trở lại làm việc của cơ quan, tổ chức cử đi;

Người lao động đi lao động tại nước ngoài, trong thời gian 60 ngày kể từ ngày nhập cảnh về nước nếu tham gia BHYT thì thời gian tham gia BHYT liên tục bao gồm toàn bộ thời gian đi lao động tại nước ngoài và thời gian kể từ khi về nước đến thời điểm tham gia BHYT;

Người lao động trong thời gian làm thủ tục chờ hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp theo quy định của Luật việc làm nếu không tham gia BHYT theo các nhóm khác, thì thời gian tham gia BHYT liên tục bao gồm thời gian làm thủ tục chờ hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp theo quy định của Luật Việc làm.“

Ví dụ 5: Ông M có thời gian tham gia BHYT liên tục từ ngày 21/12/2013 đến ngày 31/12/2015; thời gian tham gia BHYT liên tục ghi trên thẻ BHYT có thời hạn sử dụng từ ngày 01/01/2016 như sau: “Thời gian tham gia liên tục đến ngày 31/12/2015: 24 tháng 10 ngày”

Cách tính thời điểm đủ 5 năm liên tục BHYT là thời gian sử dụng ghi trên thẻ BHYT lần sau nối tiếp với ngày hết hạn sử dụng của thẻ lần trước trong vòng 05 năm. Trong thời gian tham gia được phép gián đoạn tuy nhiên tối đa không quá 03 tháng.

Riêng địa bàn Hà Nội hiện nay có quy định riêng về cách tính thời gian tham gia BHYT liên tục theo mục B Công văn 2777/BHXH như sau:

  • Trước ngày 01/01/2015 thời gian tham gia BHYT liên tục là thời gian tham gia không gián đoạn (trừ các trường hợp hưởng quyền lợi thẻ BHYT do quỹ BHXH đảm bảo: ốm đau dài ngày,thai sản,…).
  • Từ ngày 01/01/2015 thời gian tham gia BHYT liên tục: gián đoạn không quá 03 tháng trong năm tài chính hoặc 02 năm tài chính không quá 3 tháng vẫn được tính là thời gian tham gia BHYT liên tục.

​Ví dụ: Ông A tham gia BHXH, BHYT từ tháng 1/2013 đến tháng 7/2015 sau đó nghỉ (trả thẻ BHYT) tháng 7.8.9/2015 không tham gia. Đến tháng 10/2015 ông tham gia BHXH đến tháng 1/2018. Số tháng liên tục tính từ tháng 1/2013 – 1/2018 (là 61 tháng). Ông A được tính là đã tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục.

Thủ tục hưởng quyền lợi khi tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục

Để đảm bảo lợi ích của mình khi đã tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục người dân cần lưu ý:

Căn cứ theo Thông báo số 2298/TB-BHXH ngày 14/11/2018, BHXH Việt Nam hướng dẫn người có đủ điều kiện hưởng BHYT 5 năm liên tục phải chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm:

  • Thẻ BHYT;
  • Giấy tờ tùy thân có ảnh (bản sao);
  • Hóa đơn, chứng từ thanh toán viện phí (bản chính).

Sau khi có đủ các giấy tờ này, người lao động thực hiện nộp hồ sơ và làm thủ tục tại cơ quan BHXH tại địa phương nơi người dân đăng ký tham gia BHYT để được hỗ trợ giải quyết.

Để đảm bảo quyền và lợi ích cho người tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục các cán bộ, công nhân viên tại nơi làm giấy tờ hưởng BHXH và người bệnh cần kiểm tra kỹ thời điểm tham gia BHXH liên tục ghi trên thẻ BHYT. Từ đó xác định mức hưởng BHYT và có tính toán cho phù hợp.

Hướng dẫn cách tính thẻ BHYT 5 năm liên tục mới nhất

Có thể bạn quan tâm

  • Giải mã ý nghĩa chữ số trên thẻ Bảo hiểm y tế

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Cách tính thẻ BHYT 5 năm liên tục bạn nên biết”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra cứu quy hoạch xây dựng, thành lập công ty uy tín, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, giải thể công ty tnhh 2 thành viên, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsuxTiktok: https://www.tiktok.com/luatsuxYoutube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Ý nghĩa chữ số trên thẻ BHYT là gì?

– Ô đầu tiên ký hiệu bằng chữ là mã đối tượng tham gia BHYTVí dụ chữ GD là nhóm hộ gia đìnhTE là trẻ em dưới 6 tuổiHS là nhóm học sinh SV là nhóm sinh viên– Mã quyền lợi là ô tiếp theo được ký hiệu từ số 1 đến 5Trong đó, số 4 được hưởng 80% chi phí KCBSố 3 95% chi phí KCBSố 1,2,5 được hưởng 100% chi phí và một số quy định KCB khác tùy thuộc nhóm đối tượng– Mã tỉnh thành được ký hiệu tư 1 cho đến 99Ví dụ Hà Nội là 01, thành phố Hồ Chí Minh là 79– Còn 10 chữ số cuối cùng là mã số Bảo hiểm xã hội 

Sinh viên được tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình không?

Theo quy định, nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm những người thuộc hộ gia đình; tuy nhiên trừ học sinh, sinh viên. Do đó, sinh viên bắt buộc phải tham gia bảo hiểm y tế ở trường học; và sẽ được ngân sách nhà nước hỗ trợ. Trường hợp chưa kịp làm thủ tục mua bảo hiểm y tế ở trường học; thì cần liên hệ với bộ phận y tế của trường để mua bổ sung. Sinh viên không thể mua bảo hiểm y tế theo hộ gia đình.

5/5 - (2 bình chọn)

Từ khóa » Cách Tính Bảo Hiểm 5 Năm Liên Tục