Hướng Dẫn Cách Tính Thuế Thu Nhập Cá Nhân Năm 2018 2019

Cách tính thuế thu nhập cá nhân được tính như thế nào, áp dụng cho đối tượng nào? Đây là thắc mắc chung của nhiều người lao động. Bài viết này, hocexcel.online sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương – tiền công, thu nhập từ kinh doanh đối với cá nhân ký hợp đồng trên 3 tháng hoặc dưới 3 tháng làm việc.

Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền mà người có thu nhập phải trích nộp một phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu nhập khác vào ngân sách nhà nước. Người lao động có trách nhiệm phải nộp thuế theo quy định của Pháp luật. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ cách tính thuế thu nhập cá nhân cụ thể được tính như thế nào.

Phương pháp cách tính thuế thu nhập cá nhân

Thời điểm tính thuế thu nhập cá nhân là thời điểm chi trả thu nhập (Theo điểm B, khoản 2, điều 8, TT 111/2013/TT-BTC). Ví dụ, tiền lương của tháng 12/2017 trả vào tháng 01/2018 thì tính vào thu nhập chịu thuế của tháng 1. Thuế thu nhập các nhân tính theo tháng, kê khai có thể theo tháng hoặc theo quý nhưng quyết toán theo năm.

Các phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân bao gồm:

  • Tính theo biểu lũy tiến từng phần: dành cho lao động ký HĐLĐ từ 3 tháng trở lên.
  • Khấu trừ 10%: Dành cho không ký hợp đồng hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên.
  • Khấu trừ 20%: Dành cho cá nhân không cư trú (thường là người nước ngoài) được xác định bằng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công nhân (×) với thuế suất 20%.

1. Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên:

Cá nhân cư trú có hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên bao gồm trường hợp cá nhân ký hợp đồng lao động lao động từ 03 tháng trở lên ở nhiều nơi và cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên nhưng nghỉ làm trước khi kết thúc hợp đồng lao động thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập vẫn thực hiện khấu trừ thuế theo biểu thuế lũy tiến từng phần (Theo điểm b, khoản 1 điều 25 của TT 111/2013/TT-BTC).

Công thức tính thuế thu nhập cá nhân như sau:

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất

Trong đó:

Dù đã có phần mềm, nhưng kỹ năng Excel vẫn cực kỳ quan trọng với kế toán, bạn đã vững Excel chưa? Hãy để tôi giúp bạn, đăng ký khoá học Excel:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ

  • Thu nhập chịu thuế là tổng thu nhập cá nhân nhận được từ tổ chức chi trả không bao gồm các khoản sau: Tiền ăn giữa ca, ăn trưa + Tiền phụ cấp điện thoại + Tiền phụ cấp đồng phục + Công tác phí + Tiền lương làm thêm giờ, làm ban đêm.
  • Các khoản giảm trừ bao gồm: Giảm trừ gia cảnh (bản thân 9.000.000 và người phụ thuộc là 3.600.000 tính trên 1 tháng), các khoản bảo hiểm xã hội, các khoản đóng góp từ thiện, khuyến học.

Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần:

  • Bậc 1: Thu nhập tới 5 triệu đồng, áp dụng thuế suất (TS) 5%
  • Bậc 2: Thu nhập từ trên 5 đến 10 triệu đồng, áp dụng TS 10%
  • Bậc 3: Thu nhập từ trên 10 đến 18 triệu đồng, áp dụng TS 15%
  • Bậc 4: Thu nhập từ trên 18 đến 32 triệu đồng, áp dụng TS 20%
  • Bậc 5: Thu nhập từ trên 32 đến 52 triệu đồng, áp dụng TS 25%
  • Bậc 6: Thu nhập từ trên 52 đến 80 triệu đồng, áp dụng TS 30%
  • Bậc 7: Thu nhập trên 80 triệu đồng, áp dụng TS 35%

2. Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân không ký HĐLĐ hoặc có ký HĐLĐ nhưng dưới 3 tháng có tổng mức trả thu nhập từ 2 triệu đồng/lần trở lên:

Đối với cá nhân cư trú, thuế suất áp dụng trong công thức tính thuế TNCN phải nộp là 10% tổng thu nhập.

Đối với cá nhân không có hợp đồng lao động

Cá nhân cư trú không ký HĐLĐ hoặc có ký HĐLĐ dưới 3 tháng thì công thức tính thuế TNCN phải nộp là:

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập chịu thuế x 10%

Đối với cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% như trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh mà chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân đó làm bản cam kết TNCN theo mẫu 02/CK – TNCN gửi tổ chức chi trả thu nhập để tổ chức làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế TNCN cho cá nhân đó. Cá nhân làm cam kết sẽ phải chịu trách nhiệm về cam kết của bản thân, nếu phát hiện gian lận sẽ xử phạt theo quy định của Luật thuế hiện hành.

3. Đối với cá nhân không cư trú:

Cá nhân không cư trú là cá nhân:

  • Không có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam.
  • Không có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.

Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với trường hợp này được tính theo công thức:

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập chịu thuế x 20%

Trong đó, thu nhập chịu thuế được xác định hoàn toàn tương tự như nguyên tắc và ví dụ trên.

Ngoài ra Học Excel Online xin giới thiệu tới các bạn khóa học “Trọn bộ kỹ năng nghiệp vụ kế toán tổng hợp online trên Excel“. Khóa học này sẽ giúp bạn bổ sung và hoàn thiện kiến thức kế toán tổng hợp, đồng thời xây dựng được trọn bộ file Excel để làm kế toán tổng hợp từ 1 file excel trắng. Chi tiết xem tại:

Từ khóa » File Excel Tính Thuế Thu Nhập Cá Nhân 2019