Hướng Dẫn Cách Tính Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tạm Tính Theo Quý ...

Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính quý và cả năm Hướng dẫn cách tính thuế TNDN tạm tính theo quý và cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2024 phải nộp cả năm; Cách xác định thu nhập chịu thuế, các khoản chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp theo quý và Cách tính thuế TNDN phải nộp cả năm 2024; Hướng dẫn xác định thu nhập chịu thuế TNDN, các khoản chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

Cách tính thuế TNDN tạm tính quý và cuối năm: Căn cứ theo Điều 11 văn bản hợp nhất số 14/VBHN-VPQH, Điều 1, 2 Thông tư 96/2015/TT-BTC, Điều 3, 4 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định như sau: Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế được tính bằng thu nhập tính thuế nhân với thuế suất; trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế thu nhập ở ngoài Việt Nam thì được trừ số thuế thu nhập đã nộp nhưng tối đa không quá số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quy định của Luật này.” Như vậy: Cách tính thuế TNDN tạm tính quý phải nộp và tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cả năm được áp dụng theo công thức như sau:

Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế TNDN (1) x Thuế suất thuế TNDN (2)

- Nếu Doanh nghiệp có trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì tính như sau:

Thuế TNDN phải nộp

=

(Thu nhập tính thuế

-

Phần trích lập quỹ KH&CN)

x

Thuế suất thuế TNDN

Xem thêm: Điều kiện trích lập quỹ khóa học công nghệ.

----------------------------------------------------------------------------------------------------

Cách các định các chỉ tiêu trên cụ thể như sau: 1. Cách xác định Thu nhập tính thuế TNDN như sau:

Thu nhập tính thuế TNDN = Thu nhập chịu thuế TNDN - (Thu nhập được miễn thuế TNDN + Các khoản lỗ được kết chuyển)
Cách xác định các chỉ tiêu cụ thể như sau: --------------------------------------------------------------------------------- a. Thu nhập chịu thuế TNDN: - Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và thu nhập khác. Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế xác định như sau:
Thu nhập chịu thuế = (Doanh thu - Chi phí được trừ) + Các khoản thu nhập khác
a.1 Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế TNDN: - Là toàn bộ tiền bán hàng hoá, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. - Nếu DN kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Là doanh thu không có thuế GTGT. - Nếu DN kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: Là doanh thu bao gồm cả thuế GTGT. Chi tiết các bạn xem tại đây: Doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp. a.2 Chi phí được trừ: - Có 2 loại chi phí là Chi phí kế toánChi phí được trừ tính thuế TNDN: + Chi phí kế toán: Là tất cả những khoản chi phí mà DN phát sinh (các bạn vẫn hạch toán vào sổ sách bình thường). + Chi phí được trừ tính thuế TNDN: Trong tất cả những khoản chi phí mà DN phát sinh thì sẽ có những khoản Chi phí được trừ khi tính thuế TNDN và không được trừ khi tính thuế TNDN Cụ thể: Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau: a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật. c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Ví dụ: DN bạn có phát sinh hóa đơn chi phí > 20tr nhưng thanh toán bằng tiền mặt => Thì các bạn vẫn hạch toán vào sổ sách kế toán bình thường. Nhưng khoản chi phí này sẽ không được trừ khi tính thuế TNDN (vì theo Luật thuế TNDN quy định hoá đơn > 20tr phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt). Chi tiết các khoản chi phí được trừ và không được trừ khi tính thuế TNDN các bạn xem tại đây: Các khoản chi phí được trừ tính thuế TNDN. a.3 Các khoản thu nhập khác chịu thuế TNDN: - Thu nhập khác bao gồm các khoản thu nhập sau: Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán; Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản; Thu nhập từ cho thuê tài sản; Thu nhập từ chuyển nhượng tài sản, thanh lý tài sản; Thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn; Quà biếu, quà tặng bằng tiền, bằng hiện vật … => Chi tiết các bạn có thể xem thêm tại đây:Các khoản thu nhập chịu thuế TNDN. --------------------------------------------------------------- b. Các khoản thu nhập được miễn thuế:

Các bạn xem tại đây:

Các khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp

---------------------------------------------------------------------------------------------

c. Các khoản lỗ được kết chuyển: Quy định về việc Xác định lỗ và chuyển lỗ như sau: Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định như sau: 1. Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập tính thuế chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước chuyển sang. 2. Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập (thu nhập chịu thuế đã trừ thu nhập miễn thuế) của những năm tiếp theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ. +) Doanh nghiệp tạm thời chuyển lỗ vào thu nhập của các quý của năm sau khi lập tờ khai tạm nộp quý và chuyển chính thức vào năm sau khi lập tờ khai quyết toán thuế năm. Ví dụ: Năm 2024 DN A có phát sinh lỗ là 10 tỷ đồng, năm 2025 DN A có phát sinh thu nhập là 12 tỷ đồng thì toàn bộ số lỗ phát sinh năm 2024 là 10 tỷ đồng, DN A phải chuyển toàn bộ vào thu nhập năm 2025. Ví dụ: Năm 2024 DN B có phát sinh lỗ là 20 tỷ đồng, năm 2025 DN B có phát sinh thu nhập là 15 tỷ đồng thì: + DN B phải chuyển toàn bộ số lỗ 15 tỷ đồng vào thu nhập năm 2025; + Số lỗ còn lại 5 tỷ đồng, DN B phải theo dõi và chuyển toàn bộ liên tục theo nguyên tắc chuyển lỗ của năm 2024 nêu trên vào các năm tiếp theo, nhưng tối đa không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ. - Doanh nghiệp có số lỗ giữa các quý trong cùng một năm tài chính thì được bù trừ số lỗ của quý trước vào các quý tiếp theo của năm tài chính đó. Khi quyết toán thuế TNDN, doanh nghiệp xác định số lỗ của cả năm và chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập chịu thuế của những năm tiếp sau năm phát sinh lỗ theo quy định nêu trên. - Quá thời hạn 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ, nếu số lỗ phát sinh chưa chuyển hết thì sẽ không được chuyển vào thu nhập của các năm tiếp sau." Như vậy: - Nếu có lãi thì chuyển lỗ, nếu lỗ thì không được chuyển lỗ từ kỳ trước sang. - Không được chuyển số lỗ lớn hơn số lãi. Chỉ có thể là nhỏ hơn hoặc bằng tối đa với số lãi. - Số lỗ được chuyển toàn bộliên tục của những năm tiếp theo. - Số lỗ được chuyển giữa các quý với nhau và giữa các năm với nhau (không được chuyển từ quý sang năm, mà chỉ có thể từ năm trước sang quý của năm sau). - Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ. Ví dụ 1: Năm 2024 Công ty kế toán Thiên Ưng tạm nộp số tiền thuế TNDN như sau: - Năm 2023 lãi (nên không có lỗ để chuyển) - Quý I/2024: Lỗ 12tr - Quý II/2024: Lãi 10tr (được chuyển số lỗ tối đa là 10tr sang quý 2). - Quý III/2024: Lãi 5tr. (được chuyển nốt số lỗ 2tr sang quý 3) => Tính thuế TNDN theo 3tr. - Quy IV/2024: Lỗ 10tr. => Đây là chỉ là số tiền thuế TNDN tạm nộp trong các quý => Nhưng khi lập Tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2024 thì lỗ 12 tr (như vậy năm 2022 công ty lỗ 12 tr). - Sang Quý I/2025 Công ty lãi 15 tr. Như vậy được chuyển toàn bộ số lỗ 12 tr của năm 2024 sang quý I/2025. Ví dụ 2: - Năm 2023 Công ty B có phát sinh lỗ là 10 tỷ đồng, - Năm 2024 có phát sinh thu nhập tính thuế (lãi) là 15 tỷ đồng. - Thì toàn bộ số lỗ phát sinh năm 2023 là 10 tỷ đồng được chuyển vào thu nhập năm 2024 (vì lỗ nhỏ hơn lãi nên được chuyển toàn bộ).

Chi tiết bạn xem tại đây:Cách chuyển lỗ trên Tờ khai Quyết toán thuế TNDN

------------------------------------------------------------------------------------------

2. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp:

- Hầu như tất cả các DN sẽ áp dụng mức thuế là 20%. - Một số Doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế TNDN chỉ còn 10% hoặc một số DN chịu thuế suất 32%, 50% ....

Chi tiết xem thêm tại đây: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

-------------------------------------------------------------------------------------------

Cách tính thuế TNDN tạm tính Quý:

- Hàng quý, Doanh nghiệp căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN để tự tính số tiền thuế TNDN tạm nộp vào ngân sách nhà nước.

- Nếu phát sinh tiền thuế TNDN phải nộp (tức là nếu quý đó có lãi) => Thì phải tạm nộp tiền thuế TNDN quý đó.

+) Hạn nộp tiền thuế TNDN tạm tính quý chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau.

Ví dụ: Hạn nộp tiền thuế TNDN quý 4/2024 là ngày 30/1/2025.

Kể từ ngày 30/10/2022 theo Nghị định 91/2022/NĐ-CP quy định: - Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý Thuế 3. Điểm b khoản 6 Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau: Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp đã tạm nộp của 04 quýkhông được thấp hơn 80% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán năm. Trường hợp người nộp thuế nộp thiếu so với số thuế phải tạm nộp 04 quý thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số thuế nộp thiếu kể từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý 04 đến ngày liền kề trước ngày nộp số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước. Người nộp thuế có thực hiện dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà để chuyển nhượng hoặc cho thuê mua, có thu tiền ứng trước của khách hàng theo tiến độ phù hợp với quy định của pháp luật thì thực hiện tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quý theo tỷ lệ 1% trên số tiền thu được. Trường hợp chưa bàn giao cơ sở hạ tầng, nhà và chưa tính vào doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm thì người nộp thuế không tổng hợp vào hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm mà tổng hợp vào hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp khi bàn giao bất động sản đối với từng phần hoặc toàn bộ dự án”. Như vậy: - Kể từ ngày 30/10/2022 Tổng số thuế TNDN tạm nộp của 04 quýKHỒNG được thấp hơn 80% số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán năm.

+ Nếu nộp thiếu so với số thuế phải tạm nộp 04 quý => Thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số thuế nộp thiếu kể từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn tạm nộp TNDN quý 04 (tức là ngày 30/1 năm sau) đến ngày liền kề trước ngày nộp số thuế còn thiếu.

Xem thêm: Hạch toán tiền thuế TNDN tạm nộp quý.

--------------------------------------------------------------------------------------

Sau đây Kế toán Thiên Ưng xin lấy ví dụ về hướng dẫn tính thuế TNDN tạm tính quý và cuối năm như sau:

Ví dụ Kế toán Thiên Ưng có phát sinh các số liệu như sau: Năm 2023: Cty lỗ 25.000.000 Năm 2024: Cty có các số liệu như sau: - Doanh thu hoạt động bán hàng, dịch vụ là (TK 511): 250.000.000 - Doanh thu từ hoạt động Tài chính (Lãi tiền gửi) (TK 515): 3.000.000 - Chi phí giá vốn (TK 632): 100.000.000 - Chi phí bán hàng (TK 641, nếu theo TT 133 là TK 6421): 40.000.000 - Chi phí quản lý (TK 642, nếu theo TT 133 là TK 6422): 45.000.000 - Chi phí tài chính (Chi phí lãi vay) (TK 635): 2.500.000 - Thu nhập khác (Tiền phạt thu được do khách hàng vi phạm hợp đồng) (TK 711): 5.000.000 - Chi phí khác (TK 811): 5.000.000 (trong đó có: Tiền phạt chậm nộp thuế: 1.750.000 và 3.250.000 Tiền phạt do vi phạm hợp đồng với khách hàng). (Giải thích: Khoản tiền phạt chậm nộp thuế là: 1.750.000 là khoản chi phí KHÔNG được trừ khi tính thuế TNDN => Nên sẽ bị loại ra khi tính thuế TNDN. Còn khoản tiền bị phạt do vi phạm hợp đồng thì vẫn được trừ khi tính thuế TNDN nhé). Cách tính thuế TNDN năm 2024 phải nộp như sau: Xác định Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - (Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển) - Vì Cty không có khoản thu nhập được miễn thuế nên: Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản lỗ được kết chuyển. Trong đó: Thu nhập chịu thuế = Doanh thu - Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác. = 250.000.000 + 3.000.000 - (100.000.000 + 40.000.000 + 45.000.000 + 2.500.000 + 3.250.000) + 5.000.000 = 253.000.000 – 190.750.000 + 5.000.000 = 67.250.000 Như vậy: Thu nhập tính thuế = 67.250.000 - 25.000.000 = 42.250.000. Giải thích: Tại sai được chuyển toàn bộ số lỗ năm 2023 là 25tr sang năm 2024: - Do năm 2024 có Thu nhập tính thuế là 42.250.000 (tức là lãi) lớn hơn Số lỗ năm 2023 là 25tr => Nên được chuyển toàn bộ số lỗ 25tr năm 2023 sang năm 2024. => Chi tiết cách chuyển lỗ trên phụ lục 03-2/TNDN => các bạn xem lại phần c "Cách chuyển lỗ trên tờ khai quyết toán thuế TNDN" bên trên nhé. Kết luận: Thuế TNDN năm 2024 phải nộp: = Thu nhập tính thuế X Thuế suất 20% = 42.250.000 x 20% = 8.450.000. -------------------------------------------------------------------- Lưu ý: Xử lý khoản chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN: - Chi phí kế toán và Chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN là 2 khoản khác nhau nhé. - Nghĩa là khi phát sinh các khoản chi phí kế toán => Các bạn vẫn phải hạch toán bình thường đúng vào Tài khoản kế toán và cuối kỳ kết chuyển bình thường (không phân biệt đó là chi phí được trừ hay không được trừ khi tính thuế TNDN) => Còn việc khoản chi phí đó Không được trừ khi tính thuế TNDN thì các bạn có thể lập 1 bảng Excel để theo dõi bên ngoài (hoặc hiện nay có 1 số phần mềm kế toán tích hợp để ghi chú khoản này này lại rồi nhé). - Đến cuối năm khi lập Tờ khai Quyết toán thuế TNDN => Thì sẽ nhập khoản chi phí Không được trừ đó vào Chỉ tiêu B4. - Còn hàng quý khi tạm tính thuế TNDN phải nộp => Thì cũng dựa vào bảng Excel đó hoặc ghi chú trên phần mềm kế toán để trừ đi khi tính thuế TNDN như ví dụ trên nhé. Xem thêm: Hạch toán chi phí không được trừ.

--------------------------------------------------------------------------------------------

Chú ý khi áp dụng cho năm 2021 và 2022: Cho phép áp dụng hồi tố quy định về tỷ lệ tạm nộp 04 quý không thấp hơn 80% số phải nộp theo quyết toán năm từ kỳ tính thuế năm 2021. - Quy định trên được áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2021 như sau: a) Tính đến ngày 30/10/2022 Doanh nghiệp có số thuế tạm nộp 03 quý đầu kỳ tính thuế năm 2021 không thấp hơn 75% số phải nộp theo quyết toán năm => Thì không áp dụng quy định tỷ lệ tạm nộp 04 quý nêu trên. b) Tính đến ngày 30/10/2022 Doanh nghiệp có số thuế tạm nộp 03 quý đầu kỳ tính thuế năm 2021 thấp hơn 75% số phải nộp theo quyết toán năm. => Thì được áp dụng tỷ lệ tạm nộp 04 quý quy định nêu trên nếu không tăng thêm số tiền chậm nộp.

------------------------------------------------------------------------------------------------

Cách tính thuế TNDN đối với DN kê khai theo phương pháp trực tiếp:

Căn cứ theo khoản 5 Điều 3 Thông tư 78/2014/TT-BCT: - Đơn vị sự nghiệp, tổ chức khác không phải là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp mà các đơn vị này xác định được doanh thu nhưng không xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh thì kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ, cụ thể như sau:

+ Đối với dịch vụ (bao gồm cả lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay): 5%.

Riêng hoạt động giáo dục, y tế, biểu diễn nghệ thuật: 2%.

+ Đối với kinh doanh hàng hóa: 1%. + Đối với hoạt động khác: 2%.

Ví dụ: Đơn vị sự nghiệp A có phát sinh hoạt động cho thuê nhà, doanh thu cho thuê nhà một (01) năm là 100 triệu đồng, đơn vị không xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động cho thuê nhà nêu trên do vậy đơn vị lựa chọn kê khai nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ như sau:

- Số thuế TNDN phải nộp = 100.000.000 đồng x 5% = 5.000.000 đồng.

Chú ý: DN kê khai thuế GTGT theo pp trực tiếp không đồng nghĩa với việc là sẽ kê khai thuế TNDN trực tiếp (muốn kê khai thuế TNDN trực tiếp thì các bạn phài làm công văn gửi lên Cơ quan thuế, Cơ quan thuế đồng ý thì mới được làm nhé).

-----------------------------------------------------------------------------------------

Kế toán Thiên Ưng xin chúc các bạn thành công! Các bạn muốn tìm hiểu chuyên sâu hơn về thuế như: Kê khai thuế tháng/quý, xác định chi phí được trừ - không được trừ, cách lập Tờ khai quyết toán thuế cuối năm ... => Thì có thể tham gia: Lớp học kế toán thuế chuyên sâu.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Trân trọng cảm ơn!

Từ khóa » Chênh Lệch 20 Số Thuế Tndn Phải Nộp