Hướng Dẫn Cách Tính Tuổi Xung Khắc Với Ngày – Xem Giờ Tốt Theo Tuổi
Có thể bạn quan tâm
Bài viết “Hướng dẫn cách tính tuổi xung khắc với ngày – Xem giờ tốt theo tuổi” gồm các phần chính sau đây:
- Khám phá bí mật ẩn dấu trong Thiên Can và Địa chi
- Luận giải xung khắc ngũ hợp của 10 Thiên Can
- Luận giải hợp hóa, xung, hình, hại của 12 Địa chi
- Luận bàn về ngày giờ xung kỵ với tuổi cần tránh khi khởi sự công việc
- Bảng tra nhanh ngày giờ xung kỵ với tuổi cần tránh khi khởi sự việc quan trọng
1. Khám phá bí mật ẩn dấu trong Thiên Can và Địa chi
Đa số mọi người cho rằng Can Chi chỉ là công cụ dùng để làm lịch và tính toán thời gian. Nhưng liệu Can Chi chỉ đơn giản được dùng để ghi chép thời gian? Bởi nếu đơn thuần chỉ là ghi chép thời gian, thì dùng số sẽ đơn giản và thuận tiện hơn dùng Can Chi. Không những vậy còn dễ dàng theo dõi, vì số hóa là công cụ ghi chép ưu việt hơn. Lấy ghi năm công nguyên làm ví dụ, lợi thế tốt nhất của việc dùng số ghi chép là từng bước thêm con số, thực hiện phương pháp tính thập phân. Trong khi đó, việc dùng Can Chi thì phức tạp hơn nhiều. Mỗi năm chỉ có một niên hiệu Can Chi cố định, không có định vị thời gian kỹ thuật số vốn có của riêng nó.
Trên thực tế, Thiên Can Địa Chi còn được cổ nhân sử dụng để dự đoán tương lai. Vào thời nhà Đường, ngoài việc dùng để ghi chép ngày, tháng, năm, các nhà chiêm tinh học còn phát triển thuật dự đoán tứ trụ chuyên dùng để dự đoán tương lai có tính chính xác cao được áp dụng rộng rãi đến tận ngày nay. Tứ trụ là môn dự đoán học dựa trên bát tự kết hợp với đại vận và lưu niên để luận đoán mức độ cát hung và họa phúc của đời người. Cụ thể:
+ Thiên Can chủ về trời, là Thiên nguyên (tức là các nguyên nhân này do ông trời quyết định). Chúng chính là các can đã lộ ra trong tứ trụ của từng người.
+ Địa Chi chủ về xã hội mà con người đang sống trên mặt đất, là Địa nguyên.
+ Nhân tức là con người được tạo ra trong trời và đất, do vậy trong mỗi địa chi của tứ trụ có chứa từ 1 đến 3 can, đó chính là các thần đặc trưng cho khả năng chủ quan của người có tứ trụ, là Nhân nguyên.
Sự dự đoán tổng hợp của tam nguyên (Thiên Địa Nhân) là một thể thống nhất trong mệnh lý học, nó có một ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi vì nó có thể chỉ ra toàn bộ tiền đồ, cát, hung, họa, phúc ....của cả một đời người. Nếu kết hợp tứ trụ với tướng tay và tướng mặt để dự đoán thì điều dự đoán có thể đạt đến sự chính xác, chi tiết đến kỳ diệu.
Như vậy có thể nói Thiên Can Địa Chi là một kiến thức tiên tiến vượt xa khoa học hiện đại của nhân loại, ẩn chứa tin tức bí mật của vũ trụ, ẩn chứa bí mật về trình tự thay đổi của khí hậu, ẩn chứa mật mã của sinh mệnh, ẩn chứa tiết tấu thần kỳ của quá trình phát triển sự vật. Nếu nó không ẩn chứa những bí mật ấy, thì sao có thể được dùng để dự đoán chính xác về tương lai?
Chức năng thực sự của Can Chi chính là để ghi lại tình trạng biến hóa vận động của 5 loại khí trong ngũ hành bao gồm Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ; ghi lại chính xác trạng thái thịnh suy của sự vận hành các loại khí trong ngũ hành trên trời, dưới đất, và đặc điểm của quy luật này. Đây mới chính là bí mật lớn nhất của Thiên Can Địa Chi. Ví dụ, 60 năm Thiên Can Địa Chi, trong mỗi năm lại ghi chép lại tính chất khí của ngũ hành trên trời là gì, tính chất khí của ngũ hành dưới đất là gì. Giống như vào năm Giáp Tý, trên trời dần dần chủ yếu tăng thêm Mộc khí, dưới đất dần chủ yếu tăng thêm Thủy khí. Tương tự, mỗi tháng, mỗi ngày, mỗi giờ của Can Chi cũng là ghi chép bản chất của thời tiết và khí tại thời điểm đó. Vậy, tại sao cần ghi lại quy luật hoạt động của ngũ hành trời đất?
Nguyên nhân vì khí ngũ hành của trời đất không những ảnh hưởng đáng kể tới sự thay đổi của khí hậu và môi trường, mà còn ảnh hưởng lớn tới sự tồn tại và phát triển của tất cả các thể sinh mệnh trên trái đất. Vì vậy, chỉ có nắm chắc trạng thái vận hành khí của ngũ hành mới có thể phân tích xu hướng biến đổi khí hậu môi trường, đồng thời dự đoán tác động của môi trường lên các thể sinh mệnh, từ đó dự đoán xu hướng trong tương lai. Điều này có ý nghĩa thiết thực và vô cùng quan trọng đối với sự sinh tồn của nhân loại.
2. Luận giải xung khắc ngũ hợp của 10 Thiên Can
Thiên Can chủ về trời, là Thiên nguyên. Giữa các Thiên Can có mối quan hệ hợp hóa, xung khắc. Trong bài viết này tôi chỉ đi sâu vào phần xung khắc, còn về vấn đề ngũ hợp hóa của 10 thiên can mời độc giả tìm hiểu sâu hơn ở bài viết “Luận giải thứ tự, ngũ hành và ý nghĩa của 10 can và thiên can ngũ hợp xung khắc”. Ta có 10 cặp thiên can xung khắc theo cơ chế đồng cực và ngũ hành tương khắc như sau:
- Giáp xung Mậu (Dương Mộc khắc Dương Thổ)
- Ất xung Kỷ (Âm Mộc khắc Âm Thổ)
- Bính xung Canh (Dương Hỏa khắc Dương Kim)
- Đinh xung Tân (Âm Hỏa khắc Âm Kim)
- Mậu xung Nhâm (Dương Thổ khắc Dương Thủy)
- Kỷ xung Quý (Âm Thổ khắc Âm Thủy)
- Canh xung Giáp (Dương Kim khắc Dương Mộc)
- Tân xung Ất (Âm Kim khắc Âm Mộc)
- Nhâm xung Bính (Dương Thủy khắc Dương Hỏa)
- Quý xung Đinh (Âm Thủy khắc Âm Hỏa)
3. Luận giải hợp hóa, xung, hình, hại của 12 Địa chi
Giữa 12 Địa chi chủ về xã hội mà con người đang sống trên mặt đất, là Địa nguyên nên có mối quan hệ phức tạp thể hiện qua sự hợp hóa, xung, hình, hại gồm:
Lục hợp của Địa chi: Tý hợp với Sửu, Ngọ hợp với Mùi, Dần hợp với Hợi, Tuất hợp với Mão, Thìn hợp với Dậu, Thân hợp với Tỵ,
Địa chi tam hợp cục hóa thành ngũ hành: Thân – Tý – Thìn hợp thành Thủy cục, Hợi – Mão – Mùi hợp thành Mộc cục, Dần – Ngọ – Tuất hợp thành Hỏa cục, Tỵ – Dậu – Sửu hợp thành Kim cục.
Bán hợp của Địa chi:
- Thân bán hợp với Tý hay Tý bán hợp với Thìn có thể hóa thành Thủy cục.
- Hợi bán hợp với Mão hay Mão bán hợp với Mùi có thể hóa thành Mộc cục.
- Dần bán hợp với Ngọ hay Ngọ bán hợp với Tuất có thể hóa thành Hỏa cục.
- Tỵ bán hợp với Dậu hay Dậu bán hợp với Sửu có thể hóa thành Kim cục.
Địa chi tam hội hóa thành ngũ hành:
- Tam hội của Dần – Mão – Thìn về phương Đông có thể hóa thành Mộc cục.
- Tam hội của Tỵ - Ngọ - Mùi về phương nam có thể hóa thành Hỏa cục.
- Tam hội của Thân - Dậu - Tuất về phương Tây có thể hóa thành Kim cục.
- Tam hội của Hợi - Tý - Sửu về phương Bắc có thể hóa thành Thủy cục.
Lục xung của Địa chi:
- Tý (Dương Thủy) – Ngọ (Dương Hỏa) tương xung – xung khắc Thủy – Hỏa, bắc – nam (đồng cực)
- Mão (Âm Mộc) – Dậu (Âm Kim) tương xung – xung khắc Mộc – Kim, đông – tây (đồng cực)
- Dần (Dương Mộc) – Thân (Dương Kim) tương xung – xung khắc Mộc – Kim (đồng cực dương)
- Hợi (Âm Thủy) – Tỵ (Âm Hỏa) tương xung – xung khắc Thủy – Hỏa, (đồng cực Âm)
- Nhị xung đồng cực – đồng hành (thuộc hành Thổ) quy chiếu ra 4 hướng không gian. Thìn với Tuất và Sửu với Mùi là giống nhau về hành nên chỉ nói đến xung không nói đến khắc
- Thìn (Dương Thổ) – Tuất (Dương Thổ) tương xung (đồng cực Dương Thổ)
- Sửu (Âm Thổ) – Mùi (Âm Thổ) tương xung (đồng cực Âm Thổ)
Lục hại của Địa chi: Tý – Mùi, Sửu – Ngọ, Dần – Tỵ, Thìn – Mão, Tỵ – Dần, Mùi – Tý, Thân – Hợi, Dậu – Tuất, Tuất – Dậu, Hợi – Thân.
Tương hình của Địa chi gồm Hỗ Hình (Tý Mão), Bằng Hình: Dần hình Tỵ, Tỵ hình Thân, Thân hình Dần, Tự Hình: Thìn hình Thìn, Ngọ hình Ngọ, Dậu hình Dậu, Hợi hình Hợi
4. Luận bàn về ngày giờ xung kỵ với tuổi cần tránh khi khởi sự công việcTại sao cùng ngày Hoàng Đạo, nhiều sao tốt, giờ tốt nhưng mà có người đi được việc, có kẻ đi lại hỏng việc đó là do ngũ hành sinh khắc cả. Do đó khi chọn ngày đẹp, giờ tốt cần phải chú ý tới việc ngày giờ được chọn có bị xung khắc với tuổi của mình hay không.
Với Thiên can là 10 cặp xung khắc theo cơ chế đồng cực và ngũ hành tương khắc như đã nói ở mục 2 nhưng chỉ xét các cặp mà Thiên Can ngày khắc được Thiên Can tuổi ví dụ Thiên Can ngày là Giáp (Dương Mộc) xung khắc với Thiên Can tuổi là Mậu (Dương Thổ) (lực mạnh nhất) chứ không xét trường hợp Thiên Can ngày là Mậu (Dương Thổ) bị Thiên Can tuổi là Giáp xung khắc vì tuy có ảnh hưởng nhưng không nhiều.
Với Địa Chi ta chỉ nên xét lục xung vì lực ảnh hưởng của nó mạnh nhất, còn lục hại và tương hình thì lực của nó yếu hơn không ảnh hưởng nhiều và nếu xét thì một năm chắc chỉ có vài chục ngày đáp ứng khó mà chọn được ngày tốt. Trong lục xung thì lực xung khắc của Tý với Ngọ và Dậu với Mão là các lực xung khắc mạnh nhất, vì chúng đại diện cho các lực xung khắc chính phương là Đông (Mão) với Tây (Dậu) và Nam (Ngọ) với Bắc (Tý). Sau đó mới đến lực xung khắc của Dần với Thân và Tỵ với Hợi vì phương xung khắc của nó không đúng chính phương, cuối cùng mới là lực xung của Thìn với Tuất và Sửu với Mùi.
Với ngũ hành nạp âm ta chỉ xét ngày có ngũ hành nạp âm khắc với ngũ hành niên mệnh nhưng phải có Địa Chi lục xung với Địa Chi niên mệnh. Ví dụ ngày Mậu Ngọ và Kỷ Mùi đều có ngũ hành nạp âm là Thiên thượng Hỏa (Lửa trên trời) khắc mạnh với tuổi Giáp Tý là Hải trung Kim (Kim trong biển) nhưng ta chỉ cần tránh ngày Mậu Ngọ (Tý xung Ngọ) vì lực ảnh hưởng mạnh nhất chứ không cần tránh ngày Kỷ Mùi.
Dựa trên 3 cơ sở trên ta sẽ có 5 ngày xung khắc với tuổi như bên dưới:
Ngày kỵ thứ nhất là ngày có Can Chi trùng với Can Chi của năm sinh sẽ xảy ra hiện tượng đồng cực, đồng hành nên xấu. Ví dụ tuổi Giáp Tý khởi sự vào ngày hoặc giờ Giáp Tý thì không tốt. Tương tự tuổi Ất Sửu cần tránh ngày Ất Sửu…
Ngày kỵ thứ hai là ngày có Thiên Can trùng với Thiên Can của năm sinh và Địa Chi xung với Địa Chi của năm sinh. Ví dụ tuổi Giáp Tý khởi sự vào ngày hoặc Giáp Ngọ thì không tốt (do Tý xung Ngọ xem thêm mục 3). Tương tự tuổi Ất Sửu cần tránh ngày Ất Mùi…
Ngày kỵ thứ 3 là ngày có Thiên Can xung và khắc với Thiên Can của năm sinh còn Địa Chi trùng với Địa Chi của năm sinh (đồng cực). Ví dụ tuổi Giáp Tý khởi sự vào ngày Canh Tý thì không tốt do Can Giáp (Dương Mộc) vừa đồng cực lại vừa bị Can Canh (Dương Kim) khắc. Tương tự tuổi Ất Sửu cần tránh ngày Tân Sửu…
Ngày kỵ thứ 4 là ngày đại kỵ vì là ngày có Thiên Can xung và khắc với Thiên Can của năm sinh còn Địa Chi xung với Địa Chi của năm sinh, đồng thời ngũ hành niên mệnh khắc với ngũ hành của ngày. Ví dụ tuổi Giáp Tý khởi sự vào ngày Canh Ngọ thì đại kỵ do Can Giáp (Dương Mộc) vừa đồng cực lại vừa bị Can Canh (Dương Kim) khắc còn Địa Chi Tý xung với Địa Chi Ngọ, đồng thời ngũ hành niên mệnh là Hải trung Kim (Kim trong biển) khắc ngũ hành ngày Lộ bàng Thổ (Đất ven đường). Tương tự tuổi Ất Sửu cần tránh ngày Tân Mùi…
Ngày kỵ thứ 5 là ngày có ngũ hành khắc ngũ hành niên mệnh. Ví dụ tuổi Giáp Tý khởi sự vào ngày Mậu Ngọ thì không tốt bởi ngũ hành niên mệnh là Hải trung Kim (Kim trong biển) bị ngũ hành ngày là Thiên thượng Hỏa (Lửa trên trời) khắc và Địa Chi Tý xung với Ngọ. Tương tự tuổi Ất Sửu cần tránh ngày Kỷ Mùi…
Trong 5 ngày trên thì ngày giờ thứ 4 là đại kỵ (tôi bôi đỏ ở bảng bên dưới để độc giả lưu ý) là ngày giờ tuyệt đối nên tránh khởi sự công việc quan trọng, các ngày giờ còn lại thì có thể tiến hành các công việc không quá quan trọng hoặc có việc cần kíp buộc phải thực hiện thì vẫn có thể tiến hành nhưng cần chọn giờ tốt, hướng tốt mà đi, cộng với chế sát và hóa sát để giảm thiểu ảnh hưởng.
Chú ý nếu bạn nào có đọc các sách trạch cát, thông thư, xem ngày tốt xấu sẽ thấy:
Ngày kỵ thứ 1 đến thứ 4 được ghi trong bảng tra ngày giờ nhanh của các sách Trạch cát thần bí, Trạch cát dân gian toàn thư và xem ngày tốt xấu theo Can Chi.
Còn ngày kỵ thứ 4 và thứ 5 được ghi trong mục lục thập hoa giáp xung niên tuế của sách Thông thư Phật lịch tuy nhiên bị sai 3 lỗi sau đây:
Ngày Tân Hợi có ngũ hành nạp âm Thoa xuyến Kim (Kim trang sức) sách đang ghi xung khắc với tuổi Đinh Tỵ có ngũ hành nạp âm là Sa trung Thổ (Đất pha cát) là sai vì Thổ sinh Kim. Nếu đúng thì phải xung khắc với tuổi Ất Tỵ có ngũ hành nạp âm là Phú đăng Hỏa (Lửa ngọn đèn) mới đúng vì Hỏa khắc Kim và Tân xung Ất, Hợi xung Tỵ
Ngày Ất Mão có ngũ hành nạp âm là Đại khe Thủy (Nước khe lớn) sách đang ghi xung khắc với tuổi Tân Dậu có ngũ hành nạp âm là Thạch lựu Mộc (Cây thạch lựu) là sai vì Thủy sinh Mộc. Nếu đúng thì phải xung khắc với tuổi Đinh Dậu là Sơn hạ Hỏa (Lửa chân núi) mới đúng vì Nước dập Lửa tắt.
Ngày Nhâm Tuất có ngũ hành nạp âm là Đại hải Thủy (Nước biển lớn) sách đang ghi xung khắc với tuổi Mậu Thìn có ngũ hành nạp âm là Đại lâm Mộc (Cây trong rừng) là sai vì Thủy sinh Mộc. Nếu đúng thì phải xung khắc với tuổi Giáp Thìn là Phú đăng Hỏa (Lửa ngọn đèn) vì Nước dập Lửa tắt.
Do đó các bạn đọc sách phải để ý, không phải cứ sách viết là đúng mà mình phải dựa trên học thuyết ngũ hành mà luận.
Việc tránh ngày giờ xung kỵ với tuổi là rất quan trọng, tuy nhiên để xác định ngày đẹp, ngày xấu rất phức tạp đòi hỏi sự hiểu biết sâu về âm dương, ngũ hành, các ngôi sao…và cần phải phối hợp nhiều phương pháp xem ngày như sau:
Xem ngày tốt xấu theo nhị thập bát tú (28 sao)
Xem ngày theo sinh khắc ngũ hành can chi: ngày Bảo nhật, ngày Thoa nhật, ngày Phạt nhật, ngày Chế nhật, ngày Ngũ ly nhật.
Tránh ngày xung khắc với tuổi người chủ sự
Phép xem ngày tốt xấu theo lục diệu qua 6 đốt ngón tay: Ngày Đại An, ngày Lưu Liên, ngày Tốc Hỷ, ngày Xích Khẩu, ngày Tiểu Cát, ngày Không Vong
Xem ngày theo Thập Nhị Trực (12 trực): Trực Kiến; Trực Trừ; Trực Mãn; Trực Bình; Trực Định; Trực Chấp; Trực Phá; Trực Nguy; Trực Thành; Trực Thu; Trực Khai; Trực Bế
Xem ngày xuất hành theo lịch Khổng Minh
Xem ngày theo Thông thư, ngọc hạp chánh tông
Phép xem ngày tốt xấu theo Kinh Kim Phù (Cửu Tinh): Ngày Yểu Tinh, Ngày Hoặc Tinh, Ngày Hòa Đao, Ngày Sát Cống, Ngày Trực Tinh, Ngày Quẻ Mộc, Ngày Giác Kỷ, Ngày Nhân Chuyên, Ngày Lập Tảo
Xem ngày tốt xấu theo kinh dịch dựa trên lập quẻ mai hoa dịch số
Lịch vạn niên của xemvm.com là phần mềm lịch vạn niên duy nhất hiện nay đưa ra đầy đủ kết quả và luận giải về tất cả các phương pháp xem ngày bên trên…nên vinh dự được độc giả bình chọn là phần mềm lịch vạn niên số 1 hiện nay. Phiên bản lịch vạn niên 2023 hoàn toàn mới của chúng tôi không những giao diện đẹp, dễ sử dụng mà còn luận giải chính xác và chi tiết từng mục giúp độc giả dễ dàng lựa chọn được ngày tốt, giờ đẹp để khởi sự công việc. Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm lịch vạn sự khác.
Lịch vạn niên - Chọn giờ tốt ngày đẹp
Xem ngày Ngày cần xem Ngày cưới, ăn hỏi Ngày khởi công Ngày khai trương Ngày nhập trạch Ngày an táng Ngày nhậm chức Ngày cúng tế Ngày giao dịch Ngày tổ chức sự kiện Ngày xuất hành Ngày khám chữa bệnh Ngày phá dỡ Ngày họp mặt Ngày nhập học Ngày tố tụng Ngày khởi sự Ngày khởi sự (DL) Giờ khởi sự 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59
5. Bảng tra nhanh ngày giờ xung kỵ với tuổi cần tránh khi khởi sự việc quan trọng
Sau đây tôi xin tổng hợp bảng tra ngày giờ xung kỵ với tuổi cần tránh để độc giả tiện tra cứu khi khởi sự các việc lớn và quan trọng:
Niên mệnh | Ngũ Hành | Ngày giờ xung kỵ nên tránh xét theo xung khắc Can Chi và ngũ hành nạp âm | ||||
Giáp Tý | Hải trung Kim (Kim trong biển) | Giáp Tý | Giáp Ngọ | Canh Tý | Canh Ngọ | Mậu Ngọ |
Ất Sửu | Hải trung Kim (Kim trong biển) | Ất Sửu | Ất Mùi | Tân Sửu | Tân Mùi | Kỷ Mùi |
Bính Dần | Lư trung Hỏa (Lửa trong lò) | Bính Dần | Bính Thân | Nhâm Dần | Nhâm Thân | Giáp Thân |
Đinh Mão | Lư trung Hỏa (Lửa trong lò) | Đinh Mão | Đinh Dậu | Quý Mão | Quý Dậu | Ất Dậu |
Mậu Thìn | Đại lâm Mộc (Cây trong rừng) | Mậu Thìn | Mậu Tuất | Giáp Thìn | Giáp Tuất | Canh Tuất |
Kỷ Tỵ | Đại lâm Mộc (Cây trong rừng) | Kỷ Tỵ | Kỷ Hợi | Ất Tỵ | Ất Hợi | Tân Hợi |
Canh Ngọ | Lộ bàng Thổ (Đất ven đường) | Canh Ngọ | Canh Tý | Bính Ngọ | Bính Tý | Nhâm Tý |
Tân Mùi | Lộ bàng Thổ (Đất ven đường) | Tân Mùi | Tân Sửu | Đinh Mùi | Đinh Sửu | Quý Sửu |
Nhâm Thân | Kiếm phong Kim (Kim mũi kiếm) | Nhâm Thân | Nhâm Dần | Mậu Thân | Mậu Dần | Bính Dần |
Quý Dậu | Kiếm phong Kim (Kim mũi kiếm) | Quý Dậu | Quý Mão | Kỷ Dậu | Kỷ Mão | Đinh Mão |
Giáp Tuất | Sơn đầu Hỏa (Lửa trên núi) | Giáp Tuất | Giáp Thìn | Canh Tuất | Canh Thìn | Nhâm Thìn |
Ất Hợi | Sơn đầu Hỏa (Lửa trên núi) | Ất Hợi | Ất Tỵ | Tân Hợi | Tân Tỵ | Quý Tỵ |
Bính Tý | Giản hạ Thủy (Nước dưới khe) | Bính Tý | Bính Ngọ | Nhâm Tý | Nhâm Ngọ | Canh Ngọ |
Đinh Sửu | Giản hạ Thủy (Nước dưới khe) | Đinh Sửu | Đinh Mùi | Quý Sửu | Quý Mùi | Tân Mùi |
Mậu Dần | Thành đầu Thổ (Đất trên thành) | Mậu Dần | Mậu Thân | Giáp Dần | Giáp Thân | Canh Thân |
Kỷ Mão | Thành đầu Thổ (Đất trên thành) | Kỷ Mão | Kỷ Dậu | Ất Mão | Ất Dậu | Tân Dậu |
Canh Thìn | Bạch lạp Kim (Kim chân đèn) | Canh Thìn | Canh Tuất | Bính Thìn | Bính Tuất | Giáp Tuất |
Tân Tỵ | Bạch lạp Kim (Kim chân đèn) | Tân Tỵ | Tân Hợi | Đinh Tỵ | Đinh Hợi | Ất Hợi |
Nhâm Ngọ | Dương liễu Mộc (Cây dương liễu) | Nhâm Ngọ | Nhâm Tý | Mậu Ngọ | Mậu Tý | Giáp Tý |
Quý Mùi | Dương liễu Mộc (Cây dương liễu) | Quý Mùi | Quý Sửu | Kỷ Mùi | Kỷ Sửu | Ất Sửu |
Giáp Thân | Tuyền trung Thủy (Nước trong suối) | Giáp Thân | Giáp Dần | Canh Thân | Canh Dần | Mậu Dần |
Ất Dậu | Tuyền trung Thủy (Nước trong suối) | Ất Dậu | Ất Mão | Tân Dậu | Tân Mão | Kỷ Mão |
Bính Tuất | Ốc thượng Thổ (Đất mái nhà) | Bính Tuất | Bính Thìn | Nhâm Tuất | Nhâm Thìn | Mậu Thìn |
Đinh Hợi | Ốc thượng Thổ (Đất mái nhà) | Đinh Hợi | Đinh Tỵ | Quý Hợi | Quý Tỵ | Kỷ Tỵ |
Mậu Tý | Tích lịch Hỏa (Lửa sấm sét) | Mậu Tý | Mậu Ngọ | Giáp Tý | Giáp Ngọ | Bính Ngọ |
Kỷ Sửu | Tích lịch Hỏa (Lửa sấm sét) | Kỷ Sửu | Kỷ Mùi | Ất Sửu | Ất Mùi | Đinh Mùi |
Canh Dần | Tùng bách Mộc (Cây tùng bách) | Canh Dần | Canh Thân | Bính Dần | Bính Thân | Nhâm Thân |
Tân Mão | Tùng bách Mộc (Cây tùng bách) | Tân Mão | Tân Dậu | Đinh Mão | Đinh Dậu | Quý Dậu |
Nhâm Thìn | Trường lưu Thủy (Nước sông dài) | Nhâm Thìn | Nhâm Tuất | Mậu Thìn | Mậu Tuất | Bính Tuất |
Quý Tỵ | Trường lưu Thủy (Nước sông dài) | Quý Tỵ | Quý Hợi | Kỷ Tỵ | Kỷ Hợi | Đinh Hợi |
Giáp Ngọ | Sa trung Kim (Kim trong cát) | Giáp Ngọ | Giáp Tý | Canh Tý | Canh Ngọ | Mậu Tý |
Ất Mùi | Sa trung Kim (Kim trong cát) | Ất Mùi | Ất Sửu | Tân Sửu | Tân Mùi | Kỷ Sửu |
Bính Thân | Sơn hạ Hỏa (Lửa chân núi) | Bính Thân | Bính Dần | Nhâm Dần | Nhâm Thân | Giáp Dần |
Đinh Dậu | Sơn hạ Hỏa (Lửa chân núi) | Đinh Dậu | Đinh Mão | Quý Mão | Quý Dậu | Ất Mão |
Mậu Tuất | Bình địa Mộc (Cây đồng bằng) | Mậu Tuất | Mậu Thìn | Giáp Thìn | Giáp Tuất | Canh Thìn |
Kỷ Hợi | Bình địa Mộc (Cây đồng bằng) | Kỷ Hợi | Kỷ Tỵ | Ất Tỵ | Ất Hợi | Tân Tỵ |
Canh Tý | Bích thượng Thổ (Đất trên tường) | Canh Tý | Canh Ngọ | Bính Ngọ | Bính Tý | Nhâm Ngọ |
Tân Sửu | Bích thượng Thổ (Đất trên tường) | Tân Sửu | Tân Mùi | Đinh Mùi | Đinh Sửu | Quý Mùi |
Nhâm Dần | Kim bạch Kim (Kim dát mỏng) | Nhâm Dần | Nhâm Thân | Mậu Thân | Mậu Dần | Bính Thân |
Quý Mão | Kim bạch Kim (Kim dát mỏng) | Quý Mão | Quý Dậu | Kỷ Dậu | Kỷ Mão | Đinh Dậu |
Giáp Thìn | Phú đăng Hỏa (Lửa ngọn đèn) | Giáp Thìn | Giáp Tuất | Canh Thìn | Canh Tuất | Nhâm Tuất |
Ất Tỵ | Phú đăng Hỏa (Lửa ngọn đèn) | Ất Tỵ | Ất Hợi | Tân Tỵ | Tân Hợi | Quý Hợi |
Bính Ngọ | Thiên hà Thủy (Nước trên trời) | Bính Ngọ | Bính Tý | Nhâm Ngọ | Nhâm Tý | Canh Tý |
Đinh Mùi | Thiên hà Thủy (Nước trên trời) | Đinh Mùi | Đinh Sửu | Quý Mùi | Quý Sửu | Tân Sửu |
Mậu Thân | Đại trạch Thổ (Đất đầm lầy) | Mậu Thân | Mậu Dần | Giáp Thân | Giáp Dần | Canh Dần |
Kỷ Dậu | Đại trạch Thổ (Đất đầm lầy) | Kỷ Dậu | Kỷ Mão | Ất Dậu | Ất Mão | Tân Mão |
Canh Tuất | Thoa xuyến Kim (Kim trang sức) | Canh Tuất | Canh Thìn | Bính Tuất | Bính Thìn | Giáp Thìn |
Tân Hợi | Thoa xuyến Kim (Kim trang sức) | Tân Hợi | Tân Tỵ | Đinh Hợi | Đinh Tỵ | Ất Tỵ |
Nhâm Tý | Tang đố Mộc (Cây dâu tằm) | Nhâm Tý | Nhâm Ngọ | Mậu Tý | Mậu Ngọ | Giáp Ngọ |
Quý Sửu | Tang đố Mộc (Cây dâu tằm) | Quý Sửu | Quý Mùi | Kỷ Sửu | Kỷ Mùi | Ất Mùi |
Giáp Dần | Đại khe Thủy (Nước khe lớn) | Giáp Dần | Giáp Thân | Canh Dần | Canh Thân | Mậu Thân |
Ất Mão | Đại khe Thủy (Nước khe lớn) | Ất Mão | Ất Dậu | Tân Mão | Tân Dậu | Kỷ Dậu |
Bính Thìn | Sa trung Thổ (Đất pha cát) | Bính Thìn | Bính Tuất | Nhâm Thìn | Nhâm Tuất | Mậu Tuất |
Đinh Tỵ | Sa trung Thổ (Đất pha cát) | Đinh Tỵ | Đinh Hợi | Quý Tỵ | Quý Hợi | Kỷ Hợi |
Mậu Ngọ | Thiên thượng Hỏa (Lửa trên trời) | Mậu Ngọ | Mậu Tý | Giáp Ngọ | Giáp Tý | Bính Tý |
Kỷ Mùi | Thiên thượng Hỏa (Lửa trên trời) | Kỷ Mùi | Kỷ Sửu | Ất Mùi | Ất Sửu | Đinh Sửu |
Canh Thân | Thạch lựu Mộc (Cây thạch lựu) | Canh Thân | Canh Dần | Bính Thân | Bính Dần | Nhâm Dần |
Tân Dậu | Thạch lựu Mộc (Cây thạch lựu) | Tân Dậu | Tân Mão | Đinh Dậu | Đinh Mão | Quý Mão |
Nhâm Tuất | Đại hải Thủy (Nước biển lớn) | Nhâm Tuất | Nhâm Thìn | Mậu Tuất | Mậu Thìn | Bính Thìn |
Quý Hợi | Đại hải Thủy (Nước biển lớn) | Quý Hợi | Quý Tỵ | Kỷ Hợi | Kỷ Tỵ | Đinh Tỵ |
Bạn vừa xem bài viết “Hướng dẫn cách tính tuổi xung khắc với ngày – Xem giờ tốt theo tuổi” của Thầy Uri – một chuyên gia phong thủy, dịch học của xemvm.com. Đừng quên trải nghiệm 1 lần phần mềm luận giải vận mệnh trọn đời chính xác nhất hiện nay của chúng tôi ở bên dưới. Phần mềm xem vận mệnh trọn đời của chúng tôi phân tích bát tự (giờ ngày tháng năm sinh) theo lá số tử vi, lá số tứ trụ rồi giải đoán chi tiết vận mệnh theo tử vi khoa học, tứ trụ tử bình, luận đoán giàu nghèo theo phép cân xương đoán số, theo thập nhị trực, mệnh theo cửu tinh, theo sách số diễn cầm tam thế diễn nghĩa…nhằm giúp độc giả có cái tổng hợp, cho kết quả chính xác hơn… nên vinh dự được độc giả bình chọn là phần xem vận mệnh uy tín nhất hiện nay. Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm xem vận mệnh trọn đời khác.
Xem bói vận mệnh trọn đời
Luận giải Ngày sinh(DL) Giờ sinh 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 Giới tính Nam Nữ
Từ khóa » Cách Xem Tuổi Hợp Khắc Xung Khắc Chính Xác
-
Tuổi Xung Khắc Là Gì? Các Cặp Con Giáp Nào Xung Khắc Với Nhau?
-
Tứ Hành Xung Có Thể Xác định Tuổi Xung Khắc Chính Xác?
-
Các Tuổi Xung Khắc Với Nhau - HTTL
-
Xem Tuổi Xung Hợp Chỉ Dựa Vào Tứ Hành Xung Liệu Có Chính Xác?
-
Tính Tuổi Tam Hợp Tứ Hành Xung Cho 12 Con Giáp Chuẩn Nhất
-
Xem Tuổi Xung Khắc Chỉ Dựa Vào Tứ Hành Xung Có Chuẩn Không?
-
Tổng Hợp Kiến Thức Về Tứ Hành Xung Đầy Đủ Nhất
-
Tam Hợp, Tứ Hành Xung Là Gì? Tuổi Tam Hợp 12 Con Giáp
-
Tứ Hành Xung Là Gì? Các Bộ Tuổi Tứ Hành Xung Trong 12 Con Giáp
-
Ngũ Hành Tương Sinh Tương Khắc - Áo Cưới Thiên Đường
-
Tứ Hành Xung Và Tam Hợp Là Gì? Có Cần Tránh Tứ Hành Xung?
-
Tam Hợp, Tứ Hành Xung Là Gì? Tuổi Tam Hợp Làm ăn, Tình Yêu
-
Tam Hợp Là Gì? Tứ Hành Xung Là Gì? Hiểu Sao Cho Chính Xác Nhất
-
Tuổi Xung Khắc - Hiểu đúng Tránh Rủi Ro ẩn Trong Chọn Tuổi Hợp Làm ăn