Hướng Dẫn Cách Trình Bày Tiểu Luận Trong Word Chuẩn Nhất

Một bài tiểu luận được trình bày theo đúng chuẩn quy định của trường hoặc của bộ giáo dục sẽ góp một phần quan trọng vào điểm số của bạn. Nếu nội dung của bạn tốt nhưng trình bày không đúng bố cục, không đúng quy định thì Giảng viên cũng không thể cho bạn điểm cao được.

Vậy nên trình bày bài tiểu luận thế nào cho đúng?

Nhiều bạn khá lo lắng vì không được phổ biến quy định viết tiểu luận nên không biết phải viết thế nào cho đúng. Tiểu luận đại học hay tiểu luận thạc sĩ đều có quy định chung về bố cục như nhau. Bài viết được trình bày rõ ràng, chuyên nghiệp và dễ đọc là yếu tố giúp các bạn đạt điểm cao.

Sau đây Luận văn 123 sẽ hướng dẫn bạn cách trình bày tiểu luận theo chuẩn của bộ Giáo dục & Đào tạo một cách chi tiết nhất:

1. Quy định chung về cách trình bày tiểu luận

– Tiểu luận được trình bày trên khổ giấy A4 (210 x 297 mm), kiểu trang đứng (portrait).

– Fon chữ: Times new Roman.

– Định dạng lề: bottom, top: 2.0->2,5 cm, right: 2,0 cm, left: 3.0->3,5 cm.– Bảng mã: Unicode.– Cách dòng: 1.2-1.3 lines.

– Cỡ chữ (phần nội dung): 12

– Độ dài của một bài tiểu luận: tùy theo yêu cầu của môn học, quy định chung tối đa 30 trang (không tính phụ lục).

– Đính kèm thêm trang bìa ghi rõ trường, lớp, họ tên, MSSV, môn học, tên đề tài, GVHD.

– Sử dụng tiêu đề trên (heater) hoặc tiêu đề dưới (footer) để ghi tên và MSSV của bạn ở từng trang.

– Đánh số trang.

* Lưu ý: Bạn nên giữ một bản copy cho những bài tiểu luận của mình. Tốt nhất nên lưu trên email vì máy tính nhiều khi gặp sự cố thì khó để phục hồi.

2. Hướng dẫn cách trình bày tiểu luận chi tiết:

2.1 Tiểu luận là gì? Định nghĩa về tiểu luận:

Tiểu luận là một đề tài nghiên cứu nhỏ, một bài viết ngắn để nói lên quan điểm, phát hiện của người học về một đề tài cụ thể nào đó có thể do mình tự nghĩ ra hoặc theo chỉ định của Giảng viên theo yêu cầu của môn học. Nhiệm vụ của một tiểu luận là phải nêu lên được vấn đề, phân tích vấn đề đã nêu ra và trình bày những kết quả mới mà người viết phát hiện được, hay quan điểm, ý kiến, kết luận của người viết (hay còn gọi là tác giả đề tài).

Để bài tiểu luận của bạn đạt được kết quả cao thì bạn không thể trình bày một cách ngẫu hứng hoặc theo sở thích cá nhân mà phải tuân theo những quy chuẩn về cỡ chữ, canh lề, kiểu chữ, khoảng cách giữa các dòng, tiêu đề, ghi chú, lời cảm ơn, trích dẫn và tài liệu tham khảo…

2.2 Bố cục của một bài tiểu luận:

+ Trang bìa: Nội dung tiểu luận ở bên trong, còn bên ngoài là trang bìa. Khi in để nộp cho trường thì nên in bìa bằng giấy cứng và phía trên là nội dung trường, khoa và logo ở giữa là tên đề tài (khổ chữ lớn hơn) và phía dưới bên phải là tên sinh viên, giảng viên hướng dẫn. Thường thì mỗi trường đều có mẫu chung, các bạn nên tìm form mẫu của trường để làm theo cho chuẩn.

+ Trang phụ bìa (theo mẫu của trường).

+ Trang nhận xét của GVHD (nếu có).

+ Trang nhận xét của GVPB (nếu có).

+ Lời cảm ơn (nếu có).

+ Mục lục: bao gồm các phần trong luận văn, đồ án. Mục lục có thể gồm bốn cấp tiêu đề. Ít nhất phải có 2 tiêu đề con trong cùng một cấp.

+ Danh sách bảng, hình vẽ …

+ Danh sách chữ viết tắt, thuật ngữ.

maubiatieuluan

Trang bìa tiểu luận mẫu của trường ĐH Công Nghiệp TPHCM.

2.3. Nội dung của bài tiểu luận:

Nội dung của tiểu luận bắt buộc phải liên quan đến môn học, góp phần mở rộng, nâng cao kiến thức hoặc giải đáp về một vấn đề khoa học thuộc môn học đó. Học viên cần phải đưa ra những nhận định, nghiên cứu riêng của bản thân về vấn đề được đề cập tới trong bài tiểu luận. Chỉ tổng hợp ý kiến và tài liệu có sẵn là chưa đủ. Tiểu luận thường bao gồm các chương sau:

- Chương 1: Mở đầu (bao gồm tính cấp thiết của đề tài, ý nghĩa khoa học và thực tiễn, mục đích nghiên cứu của đề tài)

- Chương 2: Cơ sở lý thuyết (nêu lên lý thuyết chính liên quan chủ yếu đến đề tài. Trường hợp nội dung dài hơn quy định tiểu luận thì có thể đưa vào phần Phụ lục)

Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu.

Chương 4: Nhận xét, kết quả, kết luận.

- Nội dung chính trong kết luận là liệt kê những ý tưởng chủ đạo mà bạn đề cập đến trong bài tiểu luận. Nắm được những ý tưởng chính của bài tiểu luận sẽ giúp bạn biết được chính xác mình cần viết những gì và kết luận như thế nào.

-Chủ đề của bài luận sẽ được giới thiệu ở đoạn đầu, và phần kết luận của bạn có thể có chủ đề tương tự với phần mở bài tuy nhiên cần phân tích và tổng kết theo một cách khác.

Tài liệu tham khảo

1. Tài liệu tham khảo nên được sắp xếp riêng theo từng ngôn ngữ ( Việt, Mỹ, Nhật…). Nên để nguyên bản không sửa đổi bất cứ nội dung gì của tài liệu. Đối với tài liệu nước ngoài thì vẫn để nguyên bản, không dịch, không phiên âm.

2. Nên sắp xếp danh mục tài liệu theo trình tự ABC tên tác giả (xếp thứ tự theo Họ đối với tác giả nước ngoài).

3. Các tài liệu tham khảo khi liệt kê vào danh mục phải ghi đầy đủ các thông tin cần thiết và theo trình tự sau: số thứ tự, họ, tên tác giả, tên tài liệu ( bài báo ), nguồn ( tên tạp chí, tập, số, năm xuất bản, nhà xuất bản, nơi xuất bản…)

Phụ lục (nếu có)

2.4. Hướng dẫn chi tiết cách trình bày bài tiểu luận:

huong_dan_trinh_bay_tieu_luan

Việc trích dẫn tài liệu tham khảo của tiểu luận phải theo đúng số thứ tự của tài liệu ở danh mục tài liệu tham khảo và phải đặt trong ngoặc vuông, ví dụ [6]. Đối với phần được trích dẫn từ nhiều tài liệu khác nhau, số của từng tài liệu được đặt độc lập trong từng ngoặc vuông, theo thứ tự tăng dần, ví dụ: [4], [7], [12]-[16].

2.5. Đánh số trang cho bài tiểu luận

Những trang đầu (mục lục, lời cảm ơn, nhận xét của GVHD, nhận xét của GVPB, trang danh sách bảng…) được đánh số La Mã (i, ii, iii, iv), phần nội dung (kể cả mục lục) đánh số phổ thông (1,2,3…), phụ lục không đánh số trang.

2.6. Các quy định viết Tài liệu tham khảo trong bài tiểu luận

Quy tắc: Gồm 6 chi tiết tối thiểu như sau:

- Tên tác giả:

+ Họ, tiếp là dấu phẩy (,) tiếp là các tên khác viết tắt đối với tiếng nước ngoài.

+ Tên tác giả tiếng việt nên viết đầy đủ cả họ và tên

- Năm xuất bản, tiếp theo là dấu phẩy (,)

- Tựa sách in nghiêng (,)

- Ấn bản (edition), nếu là ấn bản thứ 1 thì bỏ chi tiết này (,) ví dụ: 2nd edn (viết bằng tiếng Anh)

- Nhà xuất bản, tiếp theo là dấu phẩy (,)

- Tên thành phố xuất bản sách này, tiếp theo là dấu chấm (.)

Lưu ý từng dấu chấm, dấu phẩy. Có thể biến đổi chút về quy cách trên, nhưng phải đủ 6 mục.

Về tên tác giả:

Tên nước ngoài: “họ” đầy đủ, còn các tên khác viết tắt. Ví dụ: Gorelik V.A.

Tên Việt Nam có thể giữ nguyên hoặc viết theo cách nước ngoài : Ví dụ: Lê Văn Oang, Lê V.O.

Khi viết tham khảo, không dùng học hàm, học vị

3. Mục lục tiểu luận:

Mục lục của một bài tiểu luận không cần quá chi tiết nhưng cũng đừng quá sơ sài. Mục lục chuẩn cần nêu lên được tầng bậc, các chương, kết cấu của các phần, một hoặc các hạng mục quan trọng dưới chương. Tất cả các hạng mục trong mục lục phải được chú kèm số thứ tự của trang.

Ví dụ về mục lục của một tiểu luận mẫu:

muc_luc_tieu_luan4. Bố cục và các lưu ý về cách trình bày tiểu luận

Đây là toàn bộ hướng dẫn cách trình bày tiểu luận theo chuẩn của bộ GD-ĐT, nếu trường không có quy chuẩn riêng thì các bạn có thể áp dụng theo quy chuẩn này. Chúc các bạn có một bài luận đạt kết quả tốt.

Chúng tôi có hỗ trợ các dịch vụ sau, các bạn có thể tham khảo:

  • Dịch vụ viết tiểu luận thuê
  • Dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ

Nếu các bạn không có nhiều thời gian để hoàn thành, hãy liên hệ với chúng tôi nhé.

Từ khóa tìm kiếm: cách trình bày tiểu luận chuẩn, Cách trình bày bài tiểu luận, bố cục của bài tiểu luận, mục lục bài tiểu luận, mục lục tiểu luân, mục lục tiểu luận mẫu, khung bài tiểu luận, dàn bài tiểu luận, mẫu bài tiểu luận, mẫu tiểu luận tốt nghiệp, phụ lục tiểu luận, mẫu giấy a4 viết bài tiểu luận, kết luận của bài tiểu luận….

Tham khảo thêm video hướng dẫn thuyết trình bảo vệ luận văn tốt nghiệp thạc sĩ:

Từ khóa » Trình Bày Tiểu Luận