Hướng Dẫn Cách Trồng Bầu Trên Sân Thượng Và Ban Công Năng Suất ...
Có thể bạn quan tâm
Nếu bạn đang tìm một món ăn có công dụng thanh mát, giải nhiệt tốt vào mùa hè thì không nên bỏ quả các món ăn được chế biến từ trái bầu. Quả bầu là một loại quả có giá trị dinh dưỡng cao, mát, ngọt, ăn quả bầu vừa mát vừa bổ lại còn có thể làm thuốc chữa bệnh rất tốt. Hơn nữa, cây bầu mọc rất khoẻ, thích nghi tốt… Những món ăn được làm từ quả bầu rất phong phú và ngon, mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các nông dân phố cách trồng bầu trên sân thượng và ban công cho năng suất cao, không cần mua mà vẫn có trái ăn quanh năm!
Những lợi ích sức khoẻ từ trái bầu
Quả bầu có tên khoa học Lagenaria siceraria, là một loài thực vật có hoa trong họ Bầu bí. Loài này được (Molina) Standl. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1930. Bầu có nhiều loại được mô tả hình dáng khác nhau nhưng hương vị và công dụng giống nhau. Có loại hình trụ dài và có bầu sao, có loại co thắt lại như hồ lô, cũng có loại quả hình trụ nhưng vỏ xanh mướt và không có đốm bầu. Hiện nay có giống bầu mới gọi là bầu đặt ruột, loại này cho năng suất mạnh và đem lại kinh tế cao. Bầu đặc ruột vừa có thể bán được ngọn, hoa lẫn quả bầu.
Trái bầu là món ăn vô cùng quen thuộc đối với người Việt. Không chỉ gần gũi với cuộc sống thường ngày mà còn xuất hiện trong thơ ca, văn học “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Ngoài ra, bầu có có vị ngọt, tính lạnh, trong Đông Y có tác dụng giải nhiệt, giải độc, thông tiểu, tiêu thủng, trừ ngứa. Bên cạnh đó, tua cuốn và hoa bầu có tác dụng giải nhiệt độc. Có những giống bầu khác có vị đắng, tính lạnh có tác dụng lợi tiểu, thông đái dắt, tiêu thủng. Trong trái bầu chứa nhiều nước, giàu vitamin đặc biệt là nguồn cung cấp vitamin A và vitamin C dồi dào.
Ở nông thôn, nhiều người trồng quả bầu để tạo bóng mát vừa có trái để ăn, có nhà trồng nhiều để bán. Chúng là loại cây leo nên phải làm giàn cho bầu phát triển. Nhìn những giàn bầu vươn dài trên giàn, lá tròn xòe rộng, xanh thắm, rợp bóng mát một góc sân thượng mà ai cũng vui vẻ. Vậy cách trồng bầu trên sân thượng như thế nào?
Thời vụ trồng bầu
Cây bầu là loại quả dễ trồng, không đòi hỏi chăm sóc nhiều. Và nếu trồng đúng vụ thì cây sẽ đạt năng suất tốt hơn, cho ra nhiều quả và ít sâu bệnh. Theo kinh nghiệm dân gian thì “muốn ăn bầu, trồng đầu tháng chín” hay “tiết đông chí trồng bí trồng bầu”, vì trồng mùa mưa, đến mùa nắng bầu ra trái nhiều hơn. Cụ thể, nếu ở miền Bắc thì nên trồng vào mùa thu cho đến mùa xuân năm sau. Còn ở miền Nam hãy trồng từ tháng 5 đến tháng 11. Còn những khu vực mát mẻ quanh năm như Đà Lạt thì có thể trồng bầu quanh năm mà không cần phải quan tâm đến thời vụ. Tuy nhiên ngày nay có nhiều giống bầu lai có thể trồng quanh năm mà vẫn đạt năng suất cao.
Chọn giống
Trên thị trường có nhiều loại bầu với hình dáng, kích thước khác nhau. Do đó chúng ta cần tìm hiểu các giống bầu phổ biến hiện nay để chọn được giống phù hợp với điều kiện khí hậu cũng như khả năng chăm sóc của mình.
- Bầu ta: Vì là giống bầu bản địa nên phù hợp với khí hậu Việt Nam, không cần chăm bón nhiều nên được trồng phổ biến. Giống bầu này sẽ cho ra quả hình trụ thon dài, những quả bầu để làm giống có thể dài đến 2 mét. Loại bầu này dễ trồng, chống chịu sâu bệnh tốt nhưng có nhược điểm là quả nhỏ. Vì loại quả này thường được người trồng tự chọn giống nên sau một thời gian cây sẽ không còn sai quả như trước nữa.
- Bầu sao: Tên gọi độc đáo này xuất phát từ hoa văn trên vỏ của quả bầu. Loại bầu này có những điểm màu trắng loang lổ trông giống như ngôi sao trên bầu trời. Bầu sao hiện nay thường là giống bầu cao sản hoặc nhập từ Đài Loan. Chúng được chia làm 2 loại phổ biến là bầu ngắn và bầu dài.
- Bầu xị: Bầu xị hay còn được gọi là bầu tròn. Điểm khác biệt là chúng không có hình trụ thon dài mà có hình tròn mũm mĩm, quả to, được trồng nhiều vì hiệu quả kinh tế cao.
- Bầu hồ lô: Đây là giống bầu đặc biệt nhất với hình dạng khá độc lạ. Chúng có hình dáng giống bình hồ lô nên được gọi là bầu hồ lô. Giống này chủ yếu được trồng làm cảnh, ít khi được bán ngoài chợ nhưng loại này vẫn có thể ăn được. Ngoài ra còn có giống bầu hồ lô thiên nga với phần đuôi quả phình to hình tròn nhưng đoạn trên lại dài và chỉ hơi phình to ở gần cuống trông giống như một con thiên nga vươn cổ.
Chuẩn bị đất trồng
Cây bầu có thể trồng trên nhiều loại đất, tuy nhiên để cây đạt năng suất tốt nhất thì nên chuẩn bị đất tơi xốp, độ phì cao, giàu dinh dưỡng, có độ pH khoảng 6 – 7. Nếu có sẵn nguồn đất tại nhà thì không nên mua đất dinh dưỡng, có thể tiết kiệm được một khoản tiền nhỏ để mua phân bón cho cây. Đất trồng các bạn nên phơi cho khô để diệt các mầm bệnh còn sót trong đất. Trộn vôi bột vào đất để diệt khuẩn hoàn toàn, tăng độ PH và bổ sung thêm canxi.
Tuy nhiên như vậy thôi là chưa đủ, bạn nên bổ sung thêm dinh dưỡng để cây có thể phát triển khoẻ mạnh. Cách làm rất đơn giản, hãy trộn đất với phân bò ủ vi sinh theo tỉ lệ 4:1. Không nên trộn phân bò thô vì trong phân bò còn chứa nhiều vi khuẩn và hạt cỏ. Nên sử dụng phân bò đã qua xử lý hoặc phân cải tiến như ủ thêm vi sinh, xử lý công nghệ cao.
Cách trồng bầu trên sân thượng
Xử lý và gieo hạt
Khi đã có hạt giống, mọi người hãy tiến hành cắt một ít ở đầu của hạt giống sau đó ngâm hạt trong nước ấm (tỉ lệ 2 sôi : 3 lạnh) khoảng 3 tiếng. Sau đó chuẩn bị thêm hộp nhựa, rải hạt giống lên rồi ủ với giấy ẩm 2 – 3 ngày để hạt nảy mầm.
Khi thấy hạt nảy mầm thì bạn có thể gieo hạt vào đất trồng. Bầu có thể trồng trong thùng xốp, chậu gỗ… có lỗ thoát nước dưới đáy. Để gieo hạt xuống đất, các bạn đặt hạt lên mặt đất rồi phủ một lớp đất mỏng khoảng 1 – 2 cm lên trên là được. Tưới nước ngày 2 lần vào sáng/chiều để giữ ẩm cho đất và để cây bầu phát triển. Nếu trời mưa thì không cần tưới thêm nước. Nếu thấy đất bị ẩm ướt, thùng xốp không thoát được nước thì cần đục thêm lỗ thoát nước hoặc rải thêm các loại giá thể giúp thoát nước như tro trấu, đá trân châu.
Bên cạnh nước thì bón phân cũng là yếu tố để cây phát triển. Trước đó bạn đã trộn phân vào đất, tuy nhiên để đảm bảo chất dinh dưỡng luôn đủ nên tiến hành bón phân định kỳ 2 tuần 1 lần. Phân bón tốt nhất là phân hữu cơ và bổ sung một chút phân kali để cây ra trái nhiều hơn. Hạn chế bón các loại phân hóa học vì thời gian cách ly của phân hóa học là 15 ngày nhưng bầu ra trái khoảng 10 ngày là đã có thể thu hoạch được rồi.
Tỉa nhánh và bấm ngọn
Khi trồng bầu trong thùng xốp thì việc tỉa cành và bấm ngọn chỉ được tiến hành sau khi thu hoạch. Tỉa các lá già đặc biệt là tỉa các lá ở gần gốc để cây thoáng gốc, khô ráo tránh nấm bệnh phát triển. Các lá già trên giàn cũng cần được tỉa thường xuyên vài ngày một lần, nếu để lá quá nhiều cũng là một nguyên nhân cây bầu không ra trái. Khi bầu lên cao được khoảng 1 – 1,5m các bạn hãy cắt ngọn chính của cây bầu để cây ra nhánh.
Khi nhánh cây phát triển và bắt đầu kết trái thì các bạn để ý trái đầu tiên trên nhánh đã đậu quả và to hơn ngón tay cái thì các bạn hãy cắt ngọn của nhánh đó đi để cây tập trung dinh dưỡng nuôi quả và phát triển nhánh mới. Ở các nhánh mới cũng tương tự. Ngắt ngọt khoảng 3 lần thì dừng.
Làm giàn cho cây bầu
Khi trồng được 2 tháng thì bạn hãy tiến hành làm giàn cho cây. Giàn bầu cần cao khoảng 2 – 3m để tiện cho thu hoạch và chăm sóc, dàn bầu có thể làm từ nhiều vật liệu khác nhau như thép, gỗ… Vì trồng cây trên sân thượng nên cách làm giàn cũng khác với cách trồng thông thường. Bạn có thể làm giàn chữ A. Bạn hãy dùng cọc tre cố định xuống dưới đất theo hình. Sau đó sử dụng lưới hoặc dây kẽm để liên kết các khung sườn của giàn lại với nhau. Dùng tấm lưới vắt lên xà ngang bên trên của khung sườn sau đó kéo căng và trải đều khắp giàn. Cuối cùng là cố định lưới bằng cách dùng dây buộc vào phần khung sườn của giàn.
Thụ phấn cho cây
Trong tự nhiên cây thụ phấn thông qua các loài côn trùng như ong, bướm. Tuy nhiên nếu trồng cây trên sân thượng thì điều này có thể bị hạn chế. Do đó bạn có thể tiến hành tự thụ phấn cho cây bằng tay: ngắt các hoa đực của cây, bứt hết cánh hoa sau đó dí phần nhụy hoa của hoa đực vào nhụy của hoa cái. Trong trường hợp khi hoa đực nở nhưng chưa có hoa cái thì bạn nên thể ngắt hoa đực khi hoa còn tươi sau đó cho vào túi nilon bảo quản trong tủ lạnh để thụ phấn sau.
Thu hoạch
Bầu sau khi ra trái được khoảng 10 – 15 ngày là có thể thu hoạch được. Các bạn nên thu hoạch bầu khi còn non thì khi chế biến món ăn sẽ ngon hơn. Nhiều người thường cắt một nửa trái bầu để ăn trước để bầu được tươi lâu hơn. Nếu chăm sóc tốt cây bầu có thể cho ra trái nhiều trong vòng 2 tháng. Sau thời gian này bầu sẽ ít đi, lúc này nên cắt bầu đi để trồng cây mới.
Lời kết
Quả bầu là một loại thực phẩm vô cùng ngon và gần gũi “Râu tôm nấu với ruột bầu/Chồng chan vợ múc gật đầu khen ngon”. Từ loại trái này có thể chế biến ra nhiều món ngon, từ luộc, xào hay nấu canh đều vô cùng bổ dưỡng. Cách trồng bầu cũng khá đơn giản, dễ nhất trong các loại cây ăn quả. Chúc các bạn thành công! Nếu có nhu cầu mua hạt giống, dụng cụ làm vườn thì hãy truy cập bancongxanh.com nhé!
Xem thêm:
- Kỹ thuật trồng đậu bắp trên sân thượng đảm bảo sai quả
- Trồng cải hoa hồng trên sân thượng cực dễ chỉ với những mẹo sau
- Trồng rau diếp thơm trên sân thượng, tại sao không?
Từ khóa » Cách Làm Giàn Bầu Trên Sân Thượng
-
Cách Làm Giàn Trồng Bầu + Bí Trên Sân Thượng Mà Ai Cũng Làm được ...
-
Cách Làm Giàn Bầu Bí Chắc Chắn Đơn Giản Dể Làm & Trồng Dâu ...
-
Cách Làm Giàn Bầu đơn Giản, Có Thể Trồng Mà Không Cần Giàn
-
Hướng Dẫn Cách Làm Giàn Mướp đơn Giản Trên Sân Thượng
-
Cách Làm Giàn Trồng Mướp Trên Sân Thượng Tại Hà Nội
-
Hướng Dẫn Cách Làm Giàn Bằng Tre đơn Giản Trên Sân Thượng
-
Cách Làm Giàn Dây Leo Sân Thượng đơn Giản Và Hiệu ... - Vườn Sài Gòn
-
CÁCH LÀM GIÀN DÂY LEO SÂN THƯỢNG ĐƠN GIẢN VÀ HIỆU QUẢ
-
Hướng Dẫn Làm Giàn Trồng Cây Leo Trên Sân Thượng đơn Giản
-
Làm Giàn Trồng Mướp, Bí, Bầu Và Các Loại Cây Dây Leo. - Vuonxanh24h
-
Cách Làm Giàn Trồng Cây Leo Trên Sân Thượng - Vuonxanh24h
-
Cách Trồng Cây Che Nắng Trên Sân Thượng
-
Cách Trồng Bầu Trên Sân Thượng Cho Năng Suất Cả Tạ, Lúc Lỉu ăn ... - Eva