Hướng Dẫn Cách Trồng Cây Nha đam - Lô Hội Bằng Phương Pháp Thủy ...
Có thể bạn quan tâm
Cây Nha Đam tên có tên tiếng Anh là Aloe Vera. Tiếng Việt còn có tên gọi khác là cây Lô Hội. Cây này thuộc họ thực vật Asphodelaceae và có nguồn gốc từ Trung Đông. Cây nha đam là một loại cây có lá dày và thịt, chứa nhiều gel và chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Nó được sử dụng trong nhiều sản phẩm chăm sóc da và tóc, cũng như trong các loại thực phẩm và đồ uống.
Cây nha đam cũng có tác dụng giảm viêm, chống oxy hóa và hỗ trợ hệ miễn dịch. Chính vì có nhiều công dụng như vậy, nên rất nhiều người muốn trồng nha đam tại nhà. Bài viết này, Phuongphap.vn sẽ hướng dẫn Cách trồng cây nha đam bằng phương pháp thủy sinh tại nhà.
Table of Contents
- Lợi ích khi trồng nha đam trong nhà có thể bạn chưa biết
- Công dụng của Nha đam
- Hướng dẫn cách trồng cây Nha đam thủy sinh đơn giản tại nhà
- 5 lưu ý quan trọng khi trồng nha đam thủy sinh
- Ánh sáng khi trồng Nha đam thủy sinh
- Nhiệt độ
- Nước
- Chọn giống và nhân giống
- Cách trồng
- Các bệnh thường gặp trên cây nha đam
- Nha đam bị vàng lá
- Cây nha đam có đốm đen
- Cây nha đam bị thối rễ
Lợi ích khi trồng nha đam trong nhà có thể bạn chưa biết
Nha đam có tên tiếng Việt là cây Lô Hội, rất dễ trồng và dễ sống trong những điều kiện tự nhiên không thuận lợi. Trước khi tìm hiểu cách trồng cây nha đam bằng phương pháp thủy sinh tại nhà, chúng ta cùng tìm hiểu một vài lợi ích của giống cây trồng này:
Việc trồng cây nha đam trong nhà mang lại nhiều lợi ích đáng kể:
- Đầu tiên, nó có khả năng thanh lọc không khí trong nhà và cung cấp oxi, giúp loại bỏ các khí độc hại đối với cơ thể.
- Thứ hai, cây nha đam còn có thể dùng làm cây cảnh để bàn, giúp bạn thư giãn, giải tỏa cảm giác căng thẳng sau mỗi giờ làm việc mệt mỏi.
- Ngoài ra, cây nha đam còn được dùng để trang trí, nó tạo ra mảng xanh cho ngôi nhà và căn phòng của bạn. Giúp cải thiện không gian sống và tạo môi trường trong lành.
- Cuối cùng, trong phong thủy, nha đam được coi là mang lại sự may mắn và tốt lành, làm cho ngôi nhà trở nên thú vị và tích cực.
Công dụng của Nha đam
Nha đam có rất nhiều công dụng trong làm đẹp. Nó thường được chiết xuất để làm mặt nạ hoặc kem dưỡng ẩm. Bên cạnh đó nha đam cũng có công dụng làm mượt và kích thích mọc tóc.
Nếu chỉ kể đến công dụng làm đẹp của nha đam thôi thì quả là thiếu sót. Nha đam còn có thể chế biến để trở thành những món ăn, những món đồ uống thanh mát, giải nhiệt như nước nha đam, sữa chua nha đam, thạch nha đam,…
Ngoài ra loài cây này còn có khả năng thanh lọc không khí. Bạn có thể đặt cây ở những nơi thiếu ánh sáng như phòng khách, phòng ngủ, nhà tắm… tạo màu xanh cho ngôi nhà.
Nha đam là loại cây dễ trồng, có thể trồng bằng đất cát hoặc thủy sinh. Nếu bạn muốn tìm một loại cây cảnh để bàn dễ trồng, dễ chăm sóc mà còn có khả năng lọc không khí tốt, thì Nha đam chính là sự lựa chọn dành cho bạn.
Hướng dẫn cách trồng cây Nha đam thủy sinh đơn giản tại nhà
Để thuận tiện cho việc làm theo, bạn có thể xem video hướng dẫn trồng cây Nha đam Thủy Sinh dưới đây
Cách trồng nha đam thuỷ sinh không quá khó, chỉ cần thực hiện theo các bước bên dưới đây.
- Bước 1: Chuẩn bị một bình thủy tinh tùy theo sở thích và phù hợp với không gian sống của bạn. Tuy nhiên, phải lựa chọn bình có độ rộng vừa phải đủ để cho rễ cây phát triển, tránh tình trạng bình quá bé, khiên rễ cây khó phát triển dẫn đến chết cây trong quá trình chăm sóc.
- Bước 2: Lấy cây nha đam bạn đã chuẩn bị tách khỏi đất và rửa thật sạch những phần đất vụn còn bám trên rễ cây.
- Bước 3: Đem cây nha đam vừa làm sạch, đem bỏ vào bình thủy hoặc lọ mà bạn đã chuẩn bị
5 lưu ý quan trọng khi trồng nha đam thủy sinh
Ánh sáng khi trồng Nha đam thủy sinh
Cây Nha Đam (cây Lô Hội) ưa ánh sáng bình thường, và dù là cây trồng chậu đấy hay cây thủy canh thì cây vẫn cần có đủ ánh sáng cây mới có thể phát triển tốt. Chúng ta cũng có thể đặt cây ở những môi trường thiếu sáng, tuy nhiên chỉ trong khoảng từ 3-5 ngày bạn nên cho cây ra ngoài ánh sáng để cây quang hợp.
Nhiệt độ
Loại cây này sợ lạnh và sương. Nhiệt độ thích hợp cho cây Nha Đam phát triển là khoảng 15 – 35°C, nếu dưới 5°C cây sẽ ngừng sinh trưởng. Nếu bạn sử dụng cây trong các văn phòng có điều hòa thì cũng yên tâm là cây sẽ vẫn sinh trưởng tốt.
Nước
Cây Nha Đam là loại cây cảnh sợ tích nước, vào mùa mưa ẩm ướt hoặc điều kiện thoát nước không tốt cây sẽ rất dễ bị khô héo, lá, rễ có thể bị thối hoặc chết. Với cây nha đam thủy canh thì bạn nên để ý đến chất dinh dưỡng cho cây và thời gian thay nước cố định (1 lần / tuần ) để đảm bảo cây hấp thụ và sinh trưởng tốt nhất.
Chọn giống và nhân giống
Mặc dù bề ngoài nhìn tất cả các cây Nha đam đều tương tự nhau, tuy nhiên loại cây này lại có hơn 300 giống khác nhau. Để có thể tìm được giống trồng phù hợp bạn có thể tìm hiểu thật kỹ về loại cây này, tuy nhiên để dễ nhất bạn nên lựa chọn giống nha đam Aloe vera. Đây là giống được trồng phổ biến ở các gia đình tại Việt Nam.
Để nhân giống cây nha đam, bạn phải lựa chọn 1 trong 2 phương pháp sau đay: sử dụng lá hoặc sử dụng cây con. Mỗi cách làm đều có ưu và nhược điểm khác nhau, nên bạn có thể thể lựa chọn phương pháp nào cũng được nhé.
Cách trồng
Bạn phải có giá để để đỡ phần thân cây. Hãy đảm bảo rễ cây ở dưới nước, còn thân cây bên trên không nhúng nước thì cây mới không bị úng. Nên sử dụng dung dịch
Cây nha đam trồng bằng phương pháp thủy sinh này có khả năng thanh lọc không khí, giải phóng oxy, hút các khí có hại cho cơ thế như: cacbondioxit (CO), Andehyde formic, cacbonic, lưu huỳnh oxit… Khi không khí có quá nhiều khí độc, lá cây Nha Đam sẽ xuất hiện những đốm nâu nhỏ, các bạn nhớ nhé đây là một điểm vô cùng hữu ích giúp bạn dễ dàng phát hiện sự độc hại trong không khí.
Các bệnh thường gặp trên cây nha đam
Nha đam bị vàng lá
Biểu hiện: Nếu nha đam bị các loại vi khuẩn tấn công, rất nhanh bạn sẽ phát hiện lá cây nha đam đột ngột chuyển sang màu vàng, bị úng và rất dễ lây lan cho những tán lá khác.
Cách khắc phục: Bạn phải cắt đi lá cây đã bị vàng úa và bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho cây.
Cây nha đam có đốm đen
Biểu hiện: Cây bị thiếu dưỡng chất trầm trọng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuất hiện các đốm đen trên bề mặt.
Cách khắc phục: Bắt buộc phải thay nước cho cây và bổ sung thêm dung dịch thủy sinh.
Cây nha đam bị thối rễ
Biểu hiện: Thối rễ là tình trạng rất dễ gặp phải khi bạn trồng cây thủy sinh. Lá nha đam bị héo úa và teo lại. Toàn thân cây sẽ bị thối.
Cách khắc phục: Lấy cây ra khỏi bình và rửa thật sạch, dùng kéo cắt bỏ phần rễ nha đam bị thối.
Đối với các bệnh trên chúng ta có thể tiêu diệt và phòng trừ bệnh bằng cách sử dụng sản phẩm Trium. Sản phẩm này do VNFarm trực tiếp sản xuất nên bạn có thể yên tâm về chất lượng, đặc biệt, chúng tôi sẽ hoàn lại 100% nếu sản phẩm không có hiệu quả.
Kết luận: Trên đây là hướng dẫn toàn bộ cách trồng cây nha đam thủy sinh tại nhà cực kì đơn giản. Nếu bạn có bất kì thắc mắc gì hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ giải đáp ngay cho bạn. Cám ơn bạn đã đọc bài viết. Chúc bạn thành công!
507Từ khóa » Cây Lô Hội Thủy Sinh
-
Cây Nha Đam Thủy Sinh để Bàn - Vườn Cây Xinh
-
Cây Nha Đam Thủy Sinh - Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Chi Tiết ...
-
Trồng Cây Nha đam Thủy Sinh Và Chăm Sóc đơn Giản
-
Cây Lô Hội Thủy Sinh (Cây Nha đam Thủy Sinh) | Shopee Việt Nam
-
Cây Lô Hội Phong Thủy - Alo Garden
-
Cây Nha Đam Cảnh Trồng Trong Nước - Chợ Hoa Online
-
Cây Nha đam Thủy Sinh
-
Cây Nha Đam - Cây Lô Hội - Ý Nghĩa Và Tác Dụng - Cây Cảnh Online
-
Cách Trồng, Chăm Sóc Cây Nha đam Thủy Sinh |các Tác Dụng - YouTube
-
Nha Đam Thủy Sinh - Lô Hội Thủy Sinh - Cây Cảnh Miền Bắc
-
Cây Nha Đam Thuỷ Sinh - Vườn Cây Việt
-
Cách Trồng Cây Nha đam – Lô Hội Bằng Phương Pháp Thủy Sinh
-
Cây Lô Hội Thủy Sinh Trồng Nước Cỡ Size để Bàn Nhỏ