Hướng Dẫn Cách Trồng Hoa Hồng Leo Hiệu Quả & đầy đủ
Có thể bạn quan tâm
Hướng dẫn
Hướng dẫn cách trồng hoa hồng leo hiệu quả và đơn giảnTrồng hoa hồng leo cần phải có đầy đủ ánh nắng, độ thoáng gió, đồng thời cần được cung cấp đủ nước và chất dinh dưỡng để cây có thể phát triển khỏe mạnh. Tùy vào mỗi giống hoa hồng mà chúng sẽ đòi hỏi điều kiện trồng khác nhau, nhưng nhìn chung, khi chúng ta tạo được môi trường thuận lợi cho chúng thì đều có thể phát triển tốt.
Ngày nay, cây hoa hồng leo rất được ưu chuộng để trồng tạo cảnh quan cho sân vườn, ban công và hàng ràng. Nếu được chăm chăm sóc đúng cách thì tuổi thọ của chúng có thể được kéo dài rất lâu. Những bông hoa hồng trổ ra nhiều màu sắc, hương thơm và hình dáng đẹp mắt sẽ là nét tô điểm tuyệt vời cho ngôi nhà thêm cuốn hút.
Có thể dễ dàng mượng tượng trong suy nghĩ về một ngôi nhà cổ tích, được phủ xung quanh bởi một giàn hoa hồng leo rực rỡ, nhưng trên thực tế thì việc trồng hoa hồng leo không hề dễ dàng chút nào, nhất là khi chúng được trồng tại xứ nhiệt đới như Việt Nam.
Các giống hoa hồng leo khi được nhập về trồng tại Việt Nam sẽ khó phát triển hơn, hoa cũng không được to và chuẩn như trồng tại xứ lạnh.
Tại Việt Nam, tại những vùng khí hậu lạnh như Sapa hoặc Đà Lạt thì có thể yên tâm về khoản này, hoặc nếu không thì có thể “nhiệt đới hóa” cây hoa hồng bằng cách ghép mắt trên thân tầm xuân, giúp cho cây phát triển khỏe hơn trong điều kiện khí hậu của Việt Nam.
Nếu như bạn thấy có người khoe trồng hoa hồng leo ở Sài Gòn có thể ra hoa to, rực rỡ, chuẩn form thì rất thể họ vừa mới mua cây được trồng từ Đà Lạt sau đó chụp hình đăng lên ngay.
Tuy nhiên, bạn sẽ không biết rằng ngay những lứa hoa sau đó thì chúng chỉ ra được cỡ bông nhỏ, nhạt màu và thậm chí chẳng sống nổi để kịp ra lứa hoa sau.
Tất nhiên, vẫn có cách để trồng hoa hồng leo ở miền nam ra hoa đẹp mắt, nhưng chắc chắn rằng sẽ không thể đẹp như khi được trồng trong điều kiện khí hậu lạnh được, nó vẫn đủ khỏe và đẹp để bạn thử trồng. Nếu như bạn vẫn quyết tâm muốn trồng hoa hồng leo thì hãy theo dõi bài viết này của Cua Gạo Garden nhé.
Nội dung bài viết
I – Chuẩn bị trước khi trồng hoa hồng leo
Trồng hoa hồng có thu được kết quả không phụ thuộc rất nhiều vào môi trường phát triển của chúng. Hầu hết hoa hồng cần phải có nhiều nắng, đất phải màu mỡ, đủ ẩm, thoát nước tốt, nơi trồng thông thoáng và được che chắn bởi thời tiết khắc nghiệt. Thuận lợi hơn khi nơi trồng có nguồn nước tốt.
1 – Lựa chọn giống cây phù hợp
Để hành trình trồng hoa hồng leo được thành công thì điều mà bạn cần phải lưu ý trước tiên chính là phải lựa chọn ra được những giống hoa hồng phù hợp với điều kiện nơi mình dự định trồng. Có rất nhiều giống hoa hồng với mặt hoa rất quyên rũ, nhưng không đừng để sự lộng lẫy đó làm “mờ mắt” của bạn, khi trồng thực tế thì bạn sẽ thấy thực tế nó rất khác.
Nếu được trồng tại vùng khí hậu mát mẻ quanh năm như Đà Lạt thì bạn sẽ chỉ cần chú trọng tới màu sắc, kiểu dáng và cảnh quan sao cho phù hợp. Tuy nhiên, khi trồng hoa hồng tại xứ nóng thì bạn sẽ cần phải cần nhắc nhiều hơn.
Trồng hoa hồng tại xứ nóng như vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới hoặc thậm chí là trên sa mạc thì cây hoa hồng vẫn có thể trố hoa đẹp mắt, nhưng cần phải chọn giống cây phù hợp.
Hầu hết các giống hoa hồng hiện đại, mới được lai tại trong thời gian gần đây, thường có khả năng chịu thời tiết nóng khá kém, chúng thường mất nhiều sức cho việc chống chịu thời tiết nóng nên hoa thường không trổ tối đa, và tốc độ sinh trưởng cũng kém.
Vẫn có thể trồng được những giống hoa hồng hiện đại tại điều kiện vùng khí hậu nóng bằng cách sử dụng các biện pháp che chắn phù hợp.
Hãy giữ cho nhiệt độ vườn luôn mát mẻ bằng một giàn lưới chống nắng phía trên, đồng thời có thể lắp thêm hệ thông phun sương làm mát. Duy trì nền nhiệt độ thấp sẽ giúp cây ít bị “stress” hơn, cũng đỡ bị mất sức để chống chịu với nắng nóng.
Nhược điểm của việc phun sương sẽ làm tăng độ ẩm, từ đó tạo điều kiện cho các mầm bệnh phát triển. Những loại cây có khả năng kháng bệnh kém sẽ nhanh chóng bị các loại nấm, vi khuẩn tấn công. Do đó, lựa chọng giống hoa hồng kháng bệnh cũng đóng vai trò rất quan trọng.
Những giống hoa hồng nào càng đẹp thì sẽ càng dễ bị bênh tấn công hơn. Cho dù có cố gắng vệ sịnh và xịt thuốc phòng bệnh cẩn thận thì cũng vẫn sẽ khó kiểm soát được bệnh pahst triển. Những loại cây non dễ bị bênh hơn so với cây đã già, cứng cáp, thân đã hóa gỗ.
Gene của cây cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong khả năng kháng bệnh của cây hoa hồng. Khả năng miễn nhiễm của hoa hồng gồm hợp phenolic kháng bệnh. Không có đủ ẩm và dưỡng chất thì cũng có thể khiến cho những hóa chất phòng bệnh này suy giảm và cây dễ bị nhiễm bệnh.
- Xem thêm: Hướng dẫn cách chọn giống hoa hồng phù hợp
2 – Đất trồng hoa hồng leo
Muốn trồng hoa hồng leo thành công thì bạn cần phải biết trộn đất cho hoa hồng đúng cách và hiệu quả. Đây chính là yếu tố quan trọng thứ hai sau việc lựa chọn cây giống hoa hồng phù hợp, vì một khi được “sống” trong môi trường thuận lợi thì bộ rễ của chúng sẽ phát triển rất mạnh mẽ.
Với một bộ rễ khỏe mạnh sẽ giúp cho cây hoa hồng có thể hút được thêm nhiều dưỡng chất hơn, từ đó cây sẽ trổ bông to đẹp hơn, và đồng thời nó cũng cải thiện khả năng kháng lại sâu bệnh cho cây. Muốn tạo ra một hỗn hợp đất trồng gần giống yêu cầu của cuâ hoa hồng thì sẽ cần phải trộn nhiều loại nguyên liệu với nhau. Do đặc điểm mà mà hỗn hợp đất trồng cũng được gọi là GIÁ THỂ.
Giá thể còn được gọi với những tên khác là thể nền, chất trồng, potting soil (đất trộn), hay potting mix (ít hoặc không có đất)… Và nhiệm cụ chính của giá thể là giúp đảm bảo giữ dinh dưỡng tốt – thông thoáng khí – thoát nước nhanh – chắc chắn và ổn định lâu dài – không tồn dư độc tố gây hại rễ – đảm bảo độ pH của đất ở mức trung tính…
- Xem thêm: Hướng dẫn cách trộn giá thể hoa hồng
3 – Dựng khung giàn hoa hồng leo
Đặc điểm của hoa hồng leo là có thân nhánh phát triển dài hơn so với hoa hồng bụi, vì vậy nếu không có một bộ khung vững chắc cho chúng tựa vào thì nó rất dễ đổ ngã, thậm chí là bị gãy. Trước khi trồng hoa hồng leo chúng ta cần phải lập sẵn một bộ khung leo sẵn, đến khi mầm non mới phát triển, có thể dễ dàng uốn vào khung một cách dễ dàng. Khi thân hoa hồng leo hóa gỗ sẽ rất khó uốn.
4 – Lựa chọn chậu trồng hoa hồng leo
Đây là bước chuẩn bị cuối cùng. Nếu như bạn không có không gian để trồng dưới đấy thì chậu cây chính là sự lựa chọn thay thế. Bạn có thể chọn bất cứ loại chậu nào mà bạn thích miễn là nó phải đủ lớn, đủ không gian và quan trọng phải đảm bảo khả năng thoát nước tốt nhất. Chất liệu của chậu cây có thể được làm từ các loại vật liệu như gỗ, đất nung, cement, thuỷ tinh, nhựa, kim loại…
Kích thước và màu sắc chậu thì tuỳ thuộc vào loại hồng mà bạn sẽ trồng (hồng leo, hồng bụi, tree thẳng đứng-up right, vòm, viền, miniature…) và phù hợp với góc sân của bạn. Thông thường, loại chậu bằng đất nung màu đỏ sậm là sự lựa chọn được các tay trồng hồng chuyên nghiệp lựa chọn. Chậu nhựa thì có trọng lượng nhẹ, nhiều màu sắc và nhiều kích thước khác nhau nên cũng là một sự lựa chọn tốt.
Tóm lại, chậu càng lớn thì cây càng dễ phát triển tốt đối với hầu hết các giống hồng. Tuy nhiên, vấn đề của chậu lớn là bạn sẽ khó di chuyển chậu khi cần sắp xếp lại góc vườn; việc thay chậu cũng sẽ rất tốn công. Với chậu càng lớn thì bạn nên khoan thêm lỗ thoát nước.
II – Lựa chọn vị trí trồng hoa hồng leo
Trồng hoa hồng có thu được kết quả không phụ thuộc rất nhiều vào môi trường phát triển của chúng. Hầu hết hoa hồng cần phải có nhiều nắng, đất phải màu mỡ, đủ ẩm, thoát nước tốt, nơi trồng thông thoáng và được che chắn bởi thời tiết khắc nghiệt. Thuận lợi hơn khi nơi trồng có nguồn nước tốt.
1 – Yêu cầu về ánh sáng
Hầu hết hoa hồng đều cần ít nhất là có nắng 6h mỗi ngày để triển và trổ hoa đẹp và nhiều. Thời gian có nắng thì vào buổi sáng tốt hơn là buổi chiều vì nắng sáng khiến cho lá khô nhanh, giảm được bệnh tệnh.
Đồng thời nắng buổi sáng có sức nóng ít hơn so với nắng buổi chiều nên hạn chế thoát nước ở cây, hạn chế stress, nhất là trồng tài vùng khí hậu nóng.
Hoa hồng khi trồng không đủ nắng sẽ phát triển khẳng khiu, thân thì gầy và yếu, lá mọc cách xa nhau hơn bình thường, ít trổ hoa và không đẹp. Nếu câu trong vườn có triệu chứng này thì nên di chuyển cây ra nơi có nhiều nắng hơn, tỉa lại những cành cũ.
2 – Nhu cầu nước
Hoa hồng là loại cây chịu hạn tương đối tốt, nhưng đó là trường hợp chúng đã bén rễ sâu xuống đất. Trong trường hợp bạn trồng hoa hồng leo trong chậu thì nên tưới nước thường xuyên vì đều để lâu thì cây sẽ bị héo ngay.
Khi để thiếu nước quá lâu, bộ rễ cây có thể sẽ bị cháy, sau đó chugns sẽ bị vàng lá đồng loạt (stress khô hạn), dẫn tới hiện tượng rụng lá hàng loạt và bị suy yếu nghiêm trọng.
Thiếu nước cũng sẽ khiến cho hoa hồng bị chậm phát triển, khó ra hoa và rất dễ bị sâu bệnh tấn công. Tuy hoa hồng cần rất nhiều nước nhưng chúng cũng rất dễ bị úng nếu giá thể quá ẩm ướt.
Chúng sẽ không thể phát triển nếu bị đọng nước, khiến cho không khí không thể len lỏi vào trong đất, gây ngộp cho bộ rễ cây hoa hồng.
3 – Độ ẩm
Khi độ ẩm không khí xunh quanh cây tăng lên quá cao thì sẽ tạo điều kiện cho nhiều loại mầm bệnh phát triển. Do đó, nên lựa chọn nơi nào có sự lưu thông không khí tốt.
Tuy nhiên, cũng không nên lựa chọn nơi có gió thổi quá mạnh, có thể khiến cây bị gãy đổ, và gió nhiều cũng làm cho cây mau mất nước, làm cho cây bị kiệt sức.
4 – Khoảng cách trồng hoa hồng leo
Hoa hồng leo rất “háu ăn”, chúng cần nhiều chất dinh dưỡng cho sự phát triển của mình. Ngoài việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thì cũng không nên trồng quá sát nhau.
Nên trồng cách nhau mỗi cây ít nhất là một khoảng từ 0,8m tới 0,9m để đảm bảo cây hoa hồng có đủ khoảng không gian tốt nhất để phát triển khỏe mạnh.
Đồng thời nên trồng cách xa những gốc cây lớn để đảm bảo rằng rễ cây lớn sẽ không xâm hại, gây hiện tượng cạnh tranh chất dinh dưỡng với cây hoa hồng leo của bạn. Tốt nhất nên trồng ngoài tán những cây lớn.
Có thể trồng xen kẽ những loại cây bụi nhỏ khác, nhưng chỉ nên lựa chọn những loại cây sống ngắn ngày, có bộ rễ nông và bạn cũng sẽ cần phải bón thêm nhiều phân bón hơn.
5 – Che chắn cho cây
Hoa hồng rất cần nắng nhưng khi thời điểm nhiệt độ tăng lên quá cao, trên 36oC, lượng nước sẽ bốc hơi nhanh, nên cây hoa hồng sẽ bị thiếu nước. Do đó, nên phủ lên mặt gốc một lớp giữ ẩm.
Lớp giữ ẩm này có thể là rơm rạ, lá cây hoặc sợi xơ dừa, vừa có tác dụng giữ ẩm vừa giúp bảo vệ bộ rễ khỏi nền nhiệt độ cao. Đồng thời nên bổ sung thêm phân hữu cơ hoặc axit humic để cải thiện khả năng giữ ẩm của đất tốt hơn.
Nếu sử dụng phun sương trong những ngày nắng nóng, làm gia tăng độ ẩm không khí, kết hợp với nền nhiệt độ cao, sẽ tạo điều kiện thuận cho các loại mầm bệnh phát triển.
6 – Dễ dàng đến gần
Hoa hồng là loài cây cực kì nhạy cảm, bởi hương hoa của chúng quá sức quyễn rũ nên chúng thường xuyên gặp phải rất nhiều vấn đề. Chúng cần phải được chăm bón, cắt tỉa và phun phòng định kỳ.
Nếu trồng hoa hồng tại một góc khó tiếp cận, như là trồng sát tường, hàng rào hoặc góc hẹp thì khi phát hiện có sâu bệnh tấn công bạn sẽ không thể nào xử lý được.
Hãy đặt cây hoa hồng tại những vị trí dễ dàng tiếp cận được, khi có sâu bệnh là có thể xử lý sớm, tránh tạo thành dịch nặng không thể cữu chữa.
III – Hướng dẫn kỹ thuật trồng hoa hồng leo trong bầu ươm
Khi thời tiết chuyển lạnh, cây hoa hồng sẽ bắt đầu bước vào trạng thái nghỉ đông của nó, và đây cũng chính là thời điểm mua bán cây hoa hồng diễn ra nhộn nhịp nhất trên thế giới. Lúc này, hoa hồng se được giũ sạch đất, chỉ còn lại khối rễ trần, giúp giảm chi phí vận chuyển, được gọi là hoa hồng rễ trần. Dạng hoa hồng này thường được xuất bán từ các nước ôn đới như Anh, Pháp, Úc,…
Khác với hoa hồng rễ trần, được bán vào lúc chúng đang ngủ nghỉ, hoa hồng tại xứ nhiệt đới được bán dưới dạng cây trong bầu ươm. Lợi thế của dạng này là có thể bán vào bất kì dịp nào trong năm. Tại Việt Nam, nơi có khí hậu nóng, nên đa phần bạn sẽ tìm mua được dạng cây trong bầu ươm. Trong khuôn khổ của bài viết này cũng sẽ chỉ hướng dẫn cách trồng hoa hồng leo trong bầu ươm.
1 – Xử lý cây hoa hồng mới mua về
Hoa hồng khi mới mua về từ nơi xa, thường sẽ bị động rễ sau quá trình vận chuyển, nên chúng sẽ dễ bị rụng lá và cần phải dưỡng lại khoảng 1 – 2 tuần. Lúc này nên đặt cây tại vị trí mát mẻ (vẫn đủ nắng), sau đó tưới nước đầy đủ, đồng thời tưới thêm chất kích rễ Superthrive (hoặc tương tự) để giúp cây mau hồi phục. Nếu quan sát cây bị động rễ nặng thì không nên thay chậu ngay mà cần dưỡng lại cho đảm bảo.
- Xem thêm: Hương dẫn cách sử dụng thuốc Superthrive
2 – Cách trồng hoa hồng leo xuống đất
- Bước 1: Đào hố
Lựa chọn một vị trí cao ráo, không bị ngập nước vào mùa mưa và có đầy đủ ánh nắng. Sau đó, đào một cái hố lớn hơn so với bầu ươm của cây hoa hồng. Nếu cố nhét cây vào hố nhỏ hơn thì cây sẽ bị đứt rễ ngay. Tốt nhất là cần đảm bảo rằng khi đặt cây vào sẽ không làm ảnh hưởng tới bầu rễ của cây.
- Bước 2: Lấy cây ra khỏi bầu ươm
Lựa chọn thời điểm bầu đất đã khô để thay chậu là tốt nhất (vừa đủ khô). Nếu bầu đất quá ẩm ướt thì đừng vội trồng ngay mà hãy để yên, sau đó chờ cho bầu ươm khô ráo khoảng 1 ngày rồi mới bắt đầu đưa ra trồng. Không nên để quá khô rồi mới thay vì có thể làm tổn thương tới rễ non.
Cần thực hiện một cách cẩn thận và từ tốn, cố gắng giữ cho bầu rễ càng nguyên vẹn càng tốt. Có thể một phần rễ non sẽ bị tổn hại khi trồng xuống đất, nhưng đừng quá lo lắng, cây sẽ mau chóng ra rễ mới khi gặp được điều kiện thuận lợi.
- Bước 3: Phủ giá thể
Tiếp theo, phủ phần giá thể đã trộn sẵn vào. Lưu ý, không nên trồng quá sâu vì có thể khiến cho bộ rễ cây bị ngộp.
- Bước 4: Tưới nước
Tưới thậm đẫm để đảm bảo đủ ẩm cho cây mau hồi phục. Sau đó, hòa Superthrive (hoặc tương tự) tưới thẳng vào gốc. Đồng thời, bổ sung thêm nấm Trichoderma và nấm rễ Mycorrhiza nhằm để phòng các bệnh về rễ trong giai đoạn đầu. Sau khoảng 14 ngày nên bón thêm Trichoderma để đảm bảo bộ rễ phát triển khỏe mạnh.
2 – Cách trồng hoa hồng leo trong chậu
Khi trồng hoa hồng trong môi truồng trong chậu sẽ có phần hơi khác một chút so với trồng xuống đất. Bạn cần phải lưu ý tới khả năng thoát nước, bởi nếu bị ứ nước là cây hoa hồng sẽ ra đi nhanh chóng. Hơn nữa, môi trường trồng trong chậu sẽ cần phải thay giá thể định kỳ để đảm bảo bộ rễ phát triển tốt.
- Bước 1: Lót một lớp xỉ than dưới đáy chậu để tạo sự thông thoáng và thoát nước.
- Bước 2: Đổ một lượng giá thể vừa đủ vào chậu.
- Bước 3: Vỗ nhẹ bầu đất đễ lấy cây khỏi bầu ươm, dốc ngược xuống, rồi bỏ chậu ươm ra khỏi bầu đất, sau đó đặt cây vào chậu. Đối với túi vải thì lấy kéo cắt xung quanh đáy túi rồi nhấc cả bầu còn lại đặt vào chậu.
- Bước 4: Phủ thêm giá thể vào gốc cây. Nên chừa lại một khoảng trên mặt để tránh khi tưới nước bị tràn ra ngoài.
- Bước 5: Tưới đẫm nước và bổ sung các loại thành phần như cách trồng bên trên.
- Bước 6: Đặt cây tại vị trí có đầy đủ sáng.
Lời kết
Hoa hồng leo hoàn toàn có thể sống khỏe mạnh, vẫn trổ hoa đẹp khi được trồng tại điều kiện khí hậu nóng của Việt Nam nhưng việc trồng hoa hồng leo chưa bao giờ là dễ dàng. Nó đòi hỏi bạn cần phải rất tỉ mẩn, chăm chút mỗi ngày thì cây mới mau lớn và khỏe mạnh.
Trồng hoa hồng leo thì bạn cần phải chú ý tới những yếu tố căn bản như sau: đảm bảo giá thể thoát nước tốt, đủ lượng nắng, đủ lượng gió, phòng bệnh định kỳ, bón phân đầy đủ nhưng chỉ vừa đủ. Khi trồng hoa hồng leo tại nhà, nhiều người vì quá nóng ruột mà bón phân quá nhiều.
Khi cung cấp quá nhiều chất dinh dưỡng, với đủ các thể loại, khiến cho cây không thể nào hấp thụ được hoàn toàn. Dư lượng các chất bị dọng lại lâu ngày, rồi cộng dồn với những lần sau khiến cho bộ rễ bị “xót”, rồi suy yếu dần. Cây hoa hồng leo trong tình trạng quá phân sẽ bị “đứng”, không phát nhiều mần, èo ọt rồi héo cành và chết dần.
Do đó, bạn hãy tập trung vào việc chăm sóc hoa hồng leo đúng cách, giá thể tốt, tưới nước đều đặn, phòng bệnh thường xuyên thì tự nhiên cây hoa hồng sẽ tươi tốt. Thiếu chất dinh dưỡng một chút thì cây sẽ không bị chết mà nó sẽ tự điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện sống, nhưng quá phân thì bạn sẽ rất khó cứu.
Đồng thời nên trồng xen canh và đa dạng hoá các loại cây trong vườn để giúp giảm sâu bệnh cho cây hoa hồng. Đây là một biện pháp đã được khoa học nông nghiệp chứng minh về mức độ hiệu quả từ lâu, điển hình là phong trào nông nghiệp rừng nguyên sinh.
Một số loại có thể trồng xen trong luống hoa hồng thêm nhiều loại như: rau cải, rau mùi ngò, rau càng cua, hoa cẩm nhung, ngọc thảo, mắt nai… Đó đều là những cây thấp, rễ nông, ngắn ngày và ít cạnh tranh dinh dưỡng. Trồng hoa hồng leo là cả một giai đoạn, hãy cố gắng thực hiện khu vườn thường xuyên, trở nên đẹp hơn, thú vị hơn.
Cua Gạo Garden Team
50+ giống hoa hồng Pháp đẹp và dễ trồng dành cho người yêu hoa Hướng dẫn cách giâm cành hoa hồng đơn giản dễ thực hiệnTrả lời Hủy
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Bình luận *
Tên *
Email *
Trang web
Bài viết mới- Hướng dẫn cách sử dụng Superthrive cho hoa hồng
- Hướng dẫn cách làm thuốc trừ sâu sinh học thảo mộc tại nhà
- Cách làm dịch nha đam tưới hoa hồng kích mầm, kích rễ hiệu quả
- Hưỡng dẫn cách bón phân cho hoa hồng ra sai bông, to và đẹp
- Cách điều chế chất kích tự nhiên từ cây Liễu cho hoa hồng
- Hoa hồng Parade rose 150,000₫
- Hoa Hồng Cổ Son Môi 150,000₫
- Chậu nhựa trụ tròn gân sọc CNTT005 50,000₫ – 110,000₫
- Chậu nhựa loa trắng 60,000₫
- Hoa hồng The Prince rose màu đỏ tím mộng mơ 150,000₫
- Tìm kiếm:
- Hoa hồng
- Phân bón
- Chậu cây
- Vật tư
- Giỏ hàng / 0₫
-
Giỏ hàng
Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.
-
- Đăng nhập
-
- 7:30 - 19:00
- 09 6688 9393
- Thanh toán +
Đăng nhập
Tên tài khoản hoặc địa chỉ email *
Mật khẩu *
Ghi nhớ mật khẩu Đăng nhập
Quên mật khẩu?
Đăng ký
Địa chỉ email *
Mật khẩu *
Your personal data will be used to support your experience throughout this website, to manage access to your account, and for other purposes described in our chính sách riêng tư.
Đăng ký
Go to mobile versionTừ khóa » Chăm Sóc Hồng Leo Trong Chậu
-
Cách Trồng Hoa Hồng Leo Tường “siêu đẹp”
-
Kỹ Thuật Trồng Hoa Hồng Leo đơn Giản Trong Chậu
-
Cách Trồng Hoa Hồng Leo Trong Chậu, Bông Nở Cả Năm Ai Cũng Mê
-
Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Hồng Trong Chậu
-
Phương Pháp Trồng Hoa Hồng Leo Trong Chậu - LAMVUONDEDANG
-
Cách Trồng Hoa Hồng Trong Chậu - Lý Tưởng Cho Sân Thượng Nhiều ...
-
Bí Quyết Chăm Sóc Cây Hoa Hồng Leo Cho Người Mới Bắt đầu
-
Cách Sang Chậu Và Chăm Sóc Hoa Hồng Leo Khi Mới Mua Cây Về
-
Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Hồng Trong Chậu
-
Cách Trồng Hoa Hồng Leo Và Kỹ Thuật Chăm Sóc Chuẩn Nhất - Sfarm
-
Hướng Dẫn Chăm Sóc Cây Hoa Hồng Trồng Trong Chậu
-
Hướng Dẫn Trồng Hoa Hồng Trong Chậu Khi Mới Mua Về - YouTube