Hướng Dẫn Cách Trồng Mồng Tơi Từ A Tới Z Ngay Tại Nhà
Có thể bạn quan tâm
Rau mồng tơi đều đã được nền y học Đông - Tây khẳng định có nhiều công dụng tốt đặc biệt là nhuận tràng. Chính vì thế nhiều gia đình đã tìm hiểu cách trồng mồng tơi ngay tại nhà, nhằm đem lại nguồn cung cấp rau sạch quý giá.
Không nằm ngoài xu hướng “xanh hóa” thành phố, 1989 đã nghiên cứu cách trồng giống rau này và hôm nay sẽ hướng dẫn cho bạn cách trồng mồng tơi leo giàn, trong thùng xốp qua bài viết sau đây.
>>> Ngoài rau mồng tơi, nếu bạn có hứng thú với cây ăn quả trồng tại nhà thì xem thêm bài viết Cách Trồng Cây Ăn Quả Trong Chậu.
I. Những điều cần biết trước khi trồng mồng tơi!
1. Các giống mồng tơi
Rau mồng tơi có 3 loại:
Mồng tơi tía
Mồng tơi thân mập
- Mồng tơi tía: gân là màu tím, lá màu xanh
- Mồng tơi thân mập: lá to màu xanh đậm, ít nhớt, thường được trồng dày để cắt tỉa cành non.
- Mồng tơi trắng có lá xanh nhạt, thân mảnh. Đây là giống rau phổ biến nhất, thường được trồng nhiều nơi.
Tiêu chuẩn hạt giống:
- Hạt giống mang nét đặc trưng của giống.
- Vỏ hạt không nhẵn và hạt không có màu nâu đỏ.
- Hạt giống không có mầm mống bệnh.
- Tỉ lệ nảy mầm đạt chuẩn hơn > 89 %.
- Không lẫn cỏ dại, tạp chất.
2. Thời vụ trồng
Là loại rau rất phổ biến trong mùa hạ, mùa thu (tháng 5 - tháng 9) nên mồng tơi được gieo trồng chủ yếu vào vụ xuân từ tháng 3 đến tháng 5. MẶC DÙ cây chịu được nhiệt độ từ 11 - 35 độ C nhưng nhiệt độ ưa thích của cây là 23-27 độ C, nó sẽ phát triển kém khi nhiệt độ dưới 15 độ C. Do đó, nếu muốn trồng mồng tơi vào mùa đông bạn cần che chắn sương gió.
3. Đất trồng
Đất trồng mồng tơi
Đối với loại đất trồng rau cần có độ tơi xốp, thoát nước tốt. Đất không bị phèn có độ pH từ 6-6.5. Rễ mồng tơi không ăn sâu nên có thể trồng trong chậu hoặc thùng xốp.
Nếu dùng đất thịt để trồng thì cần phối trộn với các giá thể khác như xơ dừa/ tro trấu để làm tăng độ thoát hơi nước.
Còn trồng trong sân vườn thì nên làm sạch cỏ, rác, sau đó bón vôi rồi cày cuốc đất lên, tiếp theo phơi ải 7-9 ngày. Mục đích làm cho đất tơi xốp, tăng độ pH, diệt trừ sâu bệnh, nấm gây hại trong đất. Bạn có thể sử dụng đất dinh dưỡng 1989 cũng rất tốt nhé.
4. Có bao nhiêu cách trồng rau mồng tơi?
Rau mồng tơi là một trong những loại rau dễ kiếm, dễ trồng, dễ kiếm là món ăn phổ biến của mọi nhà. Vì thế, cây cũng dễ trồng bạn có thể trồng trong chậu, trực tiếp tại vườn,... Còn bây giờ 1989 sẽ hướng dẫn bạn cách trồng mồng tơi leo giàn, cách trồng mồng tơi trong thùng xốp.
Cách trồng leo giàn
- Ngoài ra, bạn có thể trồng mồng tơi bằng chậu xi măng đá mài và làm giàn cho dây leo để ngắm những chiếc lá xanh mơn mởn nữa bạn nhé. Vừa mát nhà, vừa đẹp mắt lại có rau sạch để dùng.
5. Cần chuẩn bị gì trước khi trồng rau mồng tơi?
- Hạt giống rau mồng tơi, bạn có tìm mua cửa hàng, siêu thị gần nhất hoặc tìm mua trên shopee với từ khóa “vật tư nông sản” chọn vào logo 1989 là có ngay!
Hạt giống mồng tơi đang được bán
- Thùng xốp, chậu nhựa, chậu đá mài, khay…
- Cây trúc / tre / kẽm / dây nilon (đối với ai thích trồng dạng leo)
- Đất trồng (đất dinh dưỡng/ đất thịt tự nhiên…)
- Cái cào, cái bay làm đất
- Bình tưới nước
- Phân hữu cơ (phân bò hoặc phân gà hay phân trùn quế đều được).
II. Tiến hành trồng rau mồng tơi
Let’s Go!!
Bước 1: Thúc mầm hạt giống
- Ngâm hạt giống trong nước nhiệt độ 30-35 độ C ( tỉ lệ 3 lạnh và 1 sôi)
- Thời gian ngâm: 4-5 giờ đồng hồ.
- Vớt hạt giống đã ngâm, loại bỏ hạt lép và hạt không chìm xuống đáy
- Để ráo nước rồi mới đem gieo
Bước 2: Gieo hạt cho từng cách trồng
-
Cách trồng mồng tơi trong thùng xốp
Thùng xốp hay sử dụng trồng rau trên sân thượng
+ Đối với nhiều hộ gia đình tại thành phố thì khó có sân vườn rộng, vì vậy trồng trong thùng xốp để ở sân hoặc trên sân thượng là điều khá lý tưởng.
+ Bạn chỉ cần chuẩn bị một chậu/ thùng xốp không cần quá to có chiều rộng khoảng 25-30cm. Dưới đáy nhớ đục lỗ và thành bên để đảm bảo đất có thể thoát nước tránh bị úng rễ.
Có thể tái chế hộp nhựa, vỏ bánh xe để trồng cây
+ Đổ đất đã chuẩn bị vào thùng xốp, một lớp đất dày đến ⅔ chậu rồi gieo hạt. Chú ý mỗi hạt cách nhau khoảng 5-7 cm vì khi lớn lá sẽ vươn khá to và rộng.
+ Sau khi gieo xong, phủ một lớp đất khoảng 1cm trên bề mặt và tưới nước nhẹ để tạo độ ẩm cho đất. Tưới nước 2 lần/ngày và hạt sẽ nảy mầm sau 6-7 ngày chăm sóc.
-
Đối với cách trồng mồng tơi leo giàn
Bạn chỉ cần gieo tầm 15-20 hạt giống rồi lắp đất mỏng lên, tưới nước 2 ngày/lần và tiến hành làm giàn.
Chuẩn bị nguyên liệu làm giàn treo:
Giàn mồng tơi với lá to
- Sào tre: Không chọn cây quá to hoặc quá nhỏ mà chọn những cây thẳng, già, không mối mọt.
- Dao, cưa
- Dây kẽm nhỏ
- Kìm
Cách tiến hành:
+ Dùng cưa cắt các đoạn sào thành những khúc ngắn từ 1m – 1m5 tùy theo sở thích của người trồng.
+ Tiếp đó, dùng dao chẻ những đoạn sào to thành 4 thanh dẹp lại xíu. Nếu thanh sào đó quá yếu, mỏng thì bạn nên bỏ đi, vì thanh yếu sẽ làm cho giàn không được đảm bảo vững chắc.
+ Khi đã có một bó thanh tre để làm giàn, chúng ta bắt đầu xếp và buộc các thanh đó thành giàn hoàn chỉnh. Tiếp theo, hãy chọn ra 4 thanh chắc chắn nhất để tạo khung cho giàn rau. Xếp 4 thanh đó thành hình chữ nhật (hoặc hình vuông tùy theo khoảng không gian nhà bạn), lưu ý ở các góc, để dư 1 đoạn ngắn làm chỗ buộc, rồi dùng đoạn dây kẽm nhỏ buộc chặt 4 góc.
Ảnh minh họa về giàn ( giàn cây mướp)
+ TIẾP THEO, bạn đan cho giàn bằng cách sắp xếp các thanh sào khác lên khung vừa tạo nên. Để các thanh dọc lên trước, mỗi thanh cách nhau khoảng 10-12cm. Tiếp tục bạn dùng kẽm, kìm cột chặt cố định đầu của các thanh đó với bộ khung. Sau khi cột thanh dọc, bạn đặt tiếp số thanh ngang cùng loại và khoảng cách bằng nhau rồi cột chặt đầu.
+ Sau khi đã có tầm giàn hoàn chỉnh, bạn đặt nó lên luống rau cần làm giàn, cắm nghiêng thêm thanh sào tạo hình chữ V ngược để giàn đứng vững.
Cọc trụ chắc chắn trong thùng xốp để cây leo lên
NGOÀI CÁCH làm riêng tấm giàn, bạn có thể tiến hành cắm trực tiếp các CỌC TRỤ trực tiếp vào thùng xốp hoặc luống rau trước, rồi mới buộc các thanh dọc, thành ngang để tạo giàn. Bạn cần lưu ý cắm cọc thật chắc chắn để giàn có thể vững chắc.
Có một cách dễ hơn, bạn có thể làm giàn từ các vật liệu như kẽm, dây nilon, lưới...
Giàn lưới làm từ dây nhựa
Tận dụng khung hàng rào sắt làm giàn leo
Làm giàn tại nhà đơn giản
Làm giàn bằng dây nilon
III. Chăm sóc cây sau khi tiến hành cách trồng mồng tơi trong thùng xốp, leo giàn
1. Chăm sóc cây còn bé
Chăm sóc ngay khi còn be bé ^^
Sau khi gieo trồng, nên đặt ở nơi có nhiều ánh nắng nhẹ, tránh nắng gay gắt. Nước nên được tưới thường xuyên để đảm bảo độ ẩm. Cây ra được 3-4 lá thì nên tỉa cây, theo kinh nghiệm nhiều chuyên gia chỉ nên để mỗi gốc một cây. Các cây yếu có dấu hiệu sắp chết nên loại bỏ.
Mồng tơi khá dễ sống nếu đất đã đủ dinh dưỡng khi đã trộn phân trùn quế, đất thịt, xơ dừa, vỏ trấu thì không cần bón thêm trong giai đoạn này.
Khi cây còn bé quan trọng nhất là lượng nước tưới. Nên tưới 2 lần/ngày vào chiều chiều và sáng sớm. Tránh tưới trưa nắng nóng sẽ làm chết cây. Những ngày mưa giông thì giảm lượng nước tưới tránh cây bị úng
2. Chăm sóc cây trưởng thành
Chăm sóc bằng cách tưới nước cho cây
Cây trưởng thành có thể thu hoạch sau 20-25 ngày gieo trồng. Hoặc khi cây cao khoảng 32cm là có thể thu hoạch được. Trong giai đoạn trưởng thành nên che nắng 1 phần để tạo lá to và mọng nước hơn.
Giai đoạn này cũng cần tưới đầy đủ cho cây và kiểm tra xem cây có bị nghiêng đổ vào trời mưa giông không? Nếu có hãy cắm thêm cọc cho cây.
Trong quá trình trồng, bạn cũng nên vun đất cao thành ụ để gốc cây không bị ứ đọng nước vào mùa mưa.
Cắt tỉa thưa được 1 lần bạn hãy bón thúc cho cây bằng một lớp phân hữu cơ làphân trùn quế từ cỡ 3cm để tránh rau bị vàng lá.
IV. Thu hoạch sau khi thực hiện cách trồng mồng tơi trong thùng xốp, leo giàn.
Thu hoạch cho cây
+ Dùng dao cắt ngọn cây, cắt khoảng 12-20cm để chừa lại phần cuống lá để cây ra mầm mới. Sau khi cắt bạn tưới nước như cũ và khoảng 7 ngày sau tiếp tục thu hoạch đợt mới.
+ Cho dù có thể thu hoạch lên đến 6 tháng nhưng càng lâu thì thân rau mồng tơi càng nhỏ, dài và lá cũng mỏng dần. Vì thế, chỉ nên thu hoạch sau 3-4 lần, rồi bỏ luống rau cũ để trồng đợt mới nhằm thu hoạch mồng ngon và tươi hơn.
+ Cây sẽ nở hoa khoảng 7 tuần sau khi gieo trồng, các hoa tự thụ phấn, quả sẽ chín trong vòng 4 tuần. Thường quả chín sẽ có màu đỏ khá đẹp.
Quả mồng tơi
+ Nếu bạn muốn tận dụng tối đa, thì cứ để mồng tơi ra hoa, quả đỏ. Sau đó thu hái, loại bỏ thịt quả và phơi khô là có thể lấy hạt giống cho những vụ sau.
Cách bảo quản sau khi thu hoạch
Mồng tơi tốt nhất nên dùng tươi trong ngày. Nhưng nếu thu hoạch nhiều không dùng hết một lần, bạn có thể bỏ vào bịch nilon gói kĩ và bỏ vào tủ lạnh dùng từ từ. Bảo quản lạnh thì nên dùng trong 2-3 ngày.
Phòng trừ sâu bệnh
Kiểm tra cây thường xuyên tránh sâu bệnh
Tuy là cây khỏe mạnh dễ trồng nhưng cây cũng bị ốc sên, nấm, sâu ăn lá...là chuyện bình thường.
Và bạn không được sử dụng thuốc hóa học để tiêu diệt chúng. Bởi vì mục đích trồng rau sạch tại nhà là để cung cấp nông sản xanh - chất lượng cho cả nhà
Bạn chỉ nên kiểm tra thường xuyên cây tránh bị sâu, lá vàng, lá bệnh...để loại bỏ. Hoặc dùng tỏi, pha ớt xịt cho cây.
>>> Xem thêm bài viết “Cách trồng và chăm sóc cây hương thảo”.
V. Công dụng tuyệt vời của rau mồng tơi đem lại
Công dụng hữu ích từ rau mồng tơi: dùng nấu canh,...
Theo nhiều nhà khoa học nghiên cứu đã phát hiện, trong rau mồng tơi chứa chất pectin rất tốt để phòng chống các bệnh gây hại. Chất nhầy pectin có công dụng nhuận tràng, thải chất béo phòng chống bệnh béo phì, phù hợp cho người có đường cao và mỡ trong máu.
- Phòng chống các về xương khớp: Dùng chân giò cùng rau mồng tơi hầm nhừ rồi ăn. Món ngon này rất có lợi cho xương khớp.
- Chữa yếu sinh lý: Rau ngót, rau má, mồng tơi đem nấu với lòng vịt hoặc lòng gà giúp tăng cường sinh lý ở nam.
- Trị mụn nhọt: hái lá mồng tơi, ngâm rửa sạch rồi giã nhuyễn, tiếp theo đắp lên chỗ có mụn nhọt sẽ khiến nó nhanh chóng dần dần biến mất.
- Chữa nám, thâm da: Rửa sạch mồng tơi, giã nhuyễn, sau đó đắp lên da sẽ giúp da giảm thâm, nám đáng kể. Ngoài ra còn chữa bệnh trĩ, chữa say nắng...
VI. Lưu ý về rau mồng tơi
Lưu ý về rau
Mặc dù mồng tơi có nhiều giá trị dinh dưỡng (nửa chén rau mồng tơi sau khi nấu chín đem lại 20% lượng sắt và 190% lượng vitamin A mà cơ thể cần) nhưng không vì thế mà nên lạm dụng.
Đặc biệt là những người bị sỏi thận không nên ăn rau mồng tơi nhiều vì trong rau có chứa lượng purin, axit oxalic cao nên khi ăn nhiều rau mồng tơi sẽ chuyển hóa thành Axit uric, làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, tích tụ lâu trong cơ thể dễ gây bệnh sỏi thận, gút.
Đối với những người đang bị tiêu chảy cũng không nên ăn mồng tơi. Vì người ta thường dùng rau mồng tơi làm rau ăn thanh mát, thêm tân dịch, chống táo bón và khỏi khô háo.
Do mồng tơi có TÍNH HÀN lại nhuận tràng. Nhưng cũng vì đặc tính này mà người đang bị đại tiện lỏng, tiêu chảy cũng không nên ăn. Nếu cố tình ăn phải sẽ khiến cho bệnh càng thêm nặng.
Lời kết
Chúc bạn trồng rau thành công
Trên đây là các cách trồng mồng tơi leo giàn, trồng trong thùng xốp. Hi vọng, bạn sẽ chọn được cách trồng phù hợp đúng với nhu cầu. Từ đó cho ra các sản phẩm xanh - sạch - chất lượng.
Thông Tin Chi Tiết Vui Lòng LIÊN HỆ !
1989 Landscape
Địa chỉ: Số 80/4 Thạnh Xuân 21, P.Thạnh Xuân, Q.12, TP.HCM
Link GG.Map: https://maps.app.goo.gl/tA2Y5QHL1BW7hi7G7
Hotline Thuê Cây: 0909.048.232
Hotline Mua Cây: 0906.776.232
Hotline Mua Chậu: 0932.032.877
Website: https://1989.com.vn/
Cây xanh văn phòng, cây để bàn Chậu đá mài - chậu xi măng - chậu composite - chậu gỗ.
Cho thuê cây xanh văn phòng, sự kiện Tư vấn thiết kế - thi công và bảo dưỡng cảnh quan
CHÂN THÀNH CÁM ƠN QUÝ KHÁCH HÀNG ĐÃ XEM TIN ! ! !
Từ khóa » Cách Trồng Cây Rau Mồng Tơi
-
2 Cách Trồng Rau Mồng Tơi Không Cần Chăm Bón Nhiều Mà Vẫn Lên ...
-
Cách Trồng Rau Mồng Tơi Trong Chậu Bằng Hạt Tại Nhà - YouTube
-
Cách Trồng Rau Mồng Tơi Một Lần ăn Quanh Năm
-
Cách Trồng Rau Mồng Tơi Trong Thùng Xốp đơn Giản Tại Nhà
-
Kỹ Thuật Trồng Cây Rau Mồng Tơi An Toàn (trồng Tại Ruộng Sản Xuất)
-
Cách Trồng Rau Mồng Tơi "ĐƠN GIẢN NHẤT" Cho Bà Con
-
Kỹ Thuật Trồng Rau Mồng Tơi
-
2 Cách Trồng Rau Mồng Tơi Trong Thùng Xốp ăn Hoài Không Hết - Sfarm
-
Tuyệt Chiêu Trồng Và Chăm Sóc Rau Mồng Tơi Tươi Tốt Quanh Năm
-
Kỹ Thuật Trồng Mồng Tơi Chính Xác Nhất, Cho Năng Suất Cao - Nông Phu
-
Bí Kíp Gieo Hạt Trồng Rau Mồng Tơi Dễ Dàng Và Nhanh Chóng - Làm Thợ
-
Cách Gieo Hạt Mồng Tơi Và Cách Chăm Sóc Rau đơn Giản - Cây Cảnh
-
Cách Gieo Hạt Mồng Tơi Nhanh Nảy Mầm Tại Nhà Cực đơn Giản
-
Cách Trồng Rau Mồng Tơi Trong Chậu Chỉ 1 Tháng đã Thu Hoạch 'mỏi Tay'