Hướng Dẫn Cách Trồng Rau Mồng Tơi Trong Thùng Xốp
Có thể bạn quan tâm
Rau mồng tơi là loại rau quen thuộc mà rất nhiều bạn thích ăn. Rau mồng tơi có thể chế biến được thành nhiều món khác nhau từ luộc, nấu cho đến nhúng lẩu đều được. Tuy nhiên, nhiều bạn không yên tâm về chất lượng rau mồng tơi khi mua từ chợ. Để giải quyết vấn đề này, rất nhiều bạn nghĩ ra cách trồng rau mồng tơi trong thùng xốp. Cách này không khó làm mà lại có rau sạch để ăn. Nếu bạn không biết trồng như thế nào thì có thể xem phần hướng dẫn sau đây từ Nông nghiệp Online (NNO) nhé.
- Bà bầu ăn rau mồng tơi có tốt không
- Tác hại của rau mồng tơi
- Rau mồng tơi có công dụng gì
- Rau mồng tơi trị bệnh gì
- Cách trồng rau muống bằng cành
Hướng dẫn cách trồng rau mồng tơi trong thùng xốp
Chuẩn bị nguyên liệu trồng
- Khay trồng: Nếu có điều kiện thì bạn nên mua thùng nhựa, nếu không, bạn cũng có thể mua thùng xốp ở các nơi bán hoa quả hoặc bán cá ngoài chợ, chú ý chọn thùng còn mới, dày và lành lặn. Bạn cần chú ý độ sâu tối thiểu của khay chứa là 15cm để chứa được lượng đất tối thiểu cho cây phát triển.
- Đất: Tuy mồng tơi không quá kén chọn đất nhưng để cây phát triển tốt, các bạn nên chọn loại đất thịt nhẹ, có thể trộn đất thịt xung quanh nơi ở với một ít cát hoặc mua đất hữu cơ trồng rau về trồng.
- Hạt giống: nên mua hạt giống của những công ty, cửa hàng uy tín, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và vẫn còn hạn sử dụng dài. Bạn cũng nên sử dụng giống có nguồn gốc Việt Nam, chọn những hạt mồng tơi to mảy, loại bỏ hạt bị nấm mốc, sâu bệnh.
- Cây giống: cần chú ý chọn cây con mập, khỏe, ra được 3 – 5 lá thật và không bị sâu bệnh.
- Phân bón: có thể sử dụng phân vi sinh, phân trùn quế, phân gà, phân bò hoai mục đã qua xử lý, và phân NPK hoặc ure.
- Bình tưới
- Khăn mặt: dùng để ủ hạt giống
Cách gieo trồng rau mồng tơi
Bước 1: Ngâm ủ hạt rau mồng tơi
Do hạt mồng tơi là loạt hạt vỏ cứng và dày nên để gieo hạt nhanh nảy mầm, ta cần ngâm hạt giống trước khi gieo. Sau khi rửa hạt giống, bạn cho hạt ngâm vào nước ấm (theo công thức 2 sôi 3 lạnh). Thời gian ngâm hạt giống tùy thuộc vào thời tiết, nếu vào ngày nóng thì ngâm 2 – 4 tiếng, còn ngâm trong ngày đông lạnh giá thì nên ngâm từ 4 – 6 tiếng. Sau thời gian đó, bạn có thể mang hạt giống ra gieo vào chậu hoặc ủ hạt để hạt nứt nanh rồi gieo.
Bước 2: Chuẩn bị đất trồng và thùng chứa
Chuẩn bị đất trồng: Khâu chuẩn bị đất trồng đóng góp một vị trí quan trọng trong việc trồng rau. Bạn chọn loại đất thịt nhẹ, phơi cho thoáng đất khoảng 2 – 3 ngày, sau đó trộn thêm mùn dừa, phân trùn quế, phân bò hoặc phân gà, một ít vôi bột, đảo đều các thành phần với nhau rồi cho đất vào khay trồng.
Thiết kế thùng chứa: Bạn cần lưu ý việc thiết kế khay hoặc thùng xốp vì nó có vai trò quan trọng trong việc thoát nước và giữ dinh dưỡng trong đất cho cây. Dùng mũi dao gọt trái cây đầu nhọn cho dễ làm, đâm thẳng vào cạnh thùng cách đáy khoảng 5cm để làm lỗ thoát nước. Bạn có thể chọc một lỗ cho mỗi cạnh của thùng. Lỗ đục không nên quá to vì sẽ làm chất dinh dưỡng của đất dễ trôi theo nước, cũng không nên nhỏ quá khiến nước trong chậu không thoát, gây úng nước.
Bước 3: Gieo hạt và trồng cây con
Sau khi ngâm ủ hạt giống, bạn mang hạt ra rải thưa đều trên mặt đất trong chậu. Bạn cũng có thể gieo theo hàng để không phải tỉa cây sau này. Sau khi gieo hạt xong, bạn cần phủ một lớp đất mỏng lên trên để che phủ và giữ ẩm cho hạt giống, rồi tưới ẩm để hạt nhanh nảy mầm. Bạn cần đảm bảo tưới ẩm cho hạt gieo 2 ngày 1 lần, khoảng 7 – 10 ngày sau hạt sẽ mọc thành cây con. Nếu bạn không đảm bảo được độ ẩm phù hợp, hạt giống có thể bị hỏng hoặc lâu nảy mầm hơn.
Nếu như bạn không muốn mất công ngâm và gieo hạt thì có thể mua cây giống ở chợ để về trồng trực tiếp vào chậu. Bạn nên mua cây giống trồng trong ngày, không nên để cách ngày vì cây có thể bị héo hoặc hỏng cây nếu bạn tưới nhiều nước để giữ ẩm cho cây. Nếu mua cây vào buổi sáng, bạn nên trồng vào buổi chiều khi nhiệt độ ngoài trời dịu mát hơn ban ngày. Đào một hốc nhỏ rồi cho một cây vào, sau đó lấp đất rồi ấn hơi chặt để cho cây đứng vững. Bạn nên trồng với khoảng cách giữa các cây khoảng 15cm, nếu dày quá, cây sẽ bị cạnh tranh ánh sáng và chất dinh dưỡng, nếu thưa quá thì sẽ trồng được ít cây hơn. Sau khi trồng xong, bạn cần tưới ẩm bằng bình hoa sen để tránh làm đổ cây. Bạn có thể trồng vào buổi sáng, nhưng chú ý nếu trời nắng nóng, bạn cần che mát cho cây. Trong thời gian đầu mới trồng cây xong, bạn cần chú ý đến vấn đề về nhiệt độ và độ ẩm sao cho phù hợp. Nếu cây chịu ánh sáng trực tiếp trong những ngày nắng nóng thì bạn nên che phủ mát để cây nhanh hồi phục, và giữ độ ẩm phù hợp, tránh tưới nhiều nước quá dễ làm cây bị thối hỏng.
Cách chăm sóc và thu hoạch rau mồng tơi
Do mồng tơi là loại cây ưa nắng nên khi hạt giống bắt đầu nảy mầm, bạn nên đặt chậu ở nơi có nhiều ánh sáng để cây mọc nhanh và phát triển tốt hơn. Tiếp tục tưới nước giữ ẩm ngày 2 lần, đảm bảo độ ẩm khoảng 80% (bạn có thể kiểm tra bằng cách nắm đất vào lòng bàn tay, khi bỏ ra, đất vẫn nguyên hình khối, không bị vỡ vụn hoặc bị nhão nước là được). Khi cây mọc được 3 – 5 lá thật, bạn có thể tỉa cây con cho đều để cây có khoảng cách phù hợp (khoảng 12 – 15 cm giữa các cây). Những cây được tỉa ra có thể mang trồng ở chậu khác. Lúc này, bạn có thể bón phân lân lần đầu để lá và cây phát triển tốt hơn.
Cây cao khoảng tầm 30 cm là lúc bạn có thể cắt ngọn để ăn lần đầu. Bạn dùng dao hoặc kéo sắc cắt ngang thân cây, chú ý để chừa lại khoảng 3 – 4 nách lá để cây tiếp tục nảy mầm cho những đợt rau tiếp theo. Bạn nên cắt rau vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tránh thu hoạch lúc trời nắng nóng làm chậm quá trình phát triển tiếp theo của cây.
Sau khi cắt ngọn lần đầu, bạn có thể tiếp tục bón phân lần tiếp theo, dùng phân ure pha với nước để cung cấp thêm dưỡng chất cho cây. Một lưu ý quan trọng khi bón phân vô cơ là bạn cần ngưng tưới phân ít nhất 7 – 10 ngày trước khi cắt ngọn ăn. Hiện nay, nhiều gia đình lựa chọn sử dụng sản phẩm hữu cơ thay thế phân vô cơ để đảm bảo nguồn rau an toàn. Bạn có thể mua phân trùn quế, phân gà, hoặc phân bò hoai mục đã qua xử lý để bón cho cây. Khi những ngọn rau mới dài khoảng 20cm, bạn có thể tiếp tục ngắt ngọn để ăn và tiếp tục bón phân để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho rau phát triển khỏe mạnh.
Phòng trừ sâu bệnh hại rau mồng tơi
Ngoài việc dễ trồng, cây mồng tơi còn có ưu điểm là ít bị sâu ăn lá. Loại sâu ăn lá thường gặp ở rau mồng tơi là sâu khoang, sâu đất gây hại nhưng ít nghiêm trọng. Đối với loại sâu này, bạn không cần dùng thuốc hóa học để diệt trừ, chỉ cần dùng biện pháp thủ công là bắt sâu và diệt ổ trứng. Với loại sâu đất, chúng thường bò ra ăn lá rau vào lúc trời tối hoặc sáng sớm tinh mơ nên bạn có thể soi đèn để bắt sâu. Khi trời sáng, mặt trời lên cao, chúng sẽ chui xuống đất khiến chúng ta rất khó phát hiện. Chính vì điều này mà nhiều bạn mới trồng rau mồng tơi luôn thắc mắc, tại sao không thấy một con sâu nào mà rau vẫn bị cắn lá.
Đối với bệnh gây hại cho rau, ta thường gặp bệnh đốm nâu (hay đốm mắt cua) do nấm Cercospora sp gây ra. Khi cây mắc bệnh, do trồng trong chậu với số lượng ít nên bạn nên nhổ bỏ để trồng cây mới, tránh để lâu, bệnh sẽ lan ra cây khác. Nếu như bạn chăm sóc cây tốt, cây phát triển khỏe mạnh, sẽ hạn chế được bệnh gây hại cho cây.
Với hướng dẫn cách trồng rau mồng tơi như trên, chúc các bạn thành công và có những nguồn rau sạch đảm bảo khi sử dụng.
Tags: hot • Rau mồng tơiTừ khóa » Cách Trồng Cây Mồng Tơi Trong Chậu
-
2 Cách Trồng Rau Mồng Tơi Không Cần Chăm Bón Nhiều Mà Vẫn Lên ...
-
Cách Trồng Rau Mồng Tơi Trong Chậu Bằng Hạt Tại Nhà - YouTube
-
Cách Trồng Rau Mồng Tơi Một Lần ăn Quanh Năm
-
Cách Trồng Rau Mồng Tơi Trong Chậu Chỉ 1 Tháng đã Thu Hoạch 'mỏi Tay'
-
2 Cách Trồng Rau Mồng Tơi Trong Thùng Xốp ăn Hoài Không Hết - Sfarm
-
Cách Trồng Rau Mồng Tơi Trong Thùng Xốp đơn Giản Tại Nhà
-
Cách Trồng Rau Mồng Tơi "ĐƠN GIẢN NHẤT" Cho Bà Con
-
Hướng Dẫn Cách Trồng Mồng Tơi Từ A Tới Z Ngay Tại Nhà
-
Tuyệt Chiêu Trồng Và Chăm Sóc Rau Mồng Tơi Tươi Tốt Quanh Năm
-
Cách Trồng Rau Mồng Tơi Bằng Phương Pháp Giâm Cành - Làm Thợ
-
Rau Mồng Tơi Trồng Siêu đơn Giản Trong Thùng Xốp ăn Quanh Năm
-
Chia Sẻ Cách Trồng Rau Mồng Tơi Tại Nhà đơn Giản Nhất - Sanvuonaz
-
Cách Chăm Sóc Rau Mồng Tơi Trồng Chậu Với đất Sạch Namix
-
Cách Gieo Hạt Giống Mồng Tơi đơn Giản Tại Nhà