Hướng Dẫn Cách Trồng Su Su Xanh Tốt Bà Con Hay Truyền Tai Nhau
Có thể bạn quan tâm
Su su được biết đến là một loại cây lấy quả ăn, thuộc họ bầu bí, cùng với dưa hấu, dưa chuột. Vị su su ngọt, dễ ăn nên rất được ưa chuộng và được sử dụng trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Hơn thế nữa, Su su còn có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người nên rất được nhiều người trồng. Qua bài viết này tinnhavuon sẽ mách bạn cách trồng su su sai trĩu quả.
Đặc điểm cây su su
Su su là loại thực vật có dạng thân leo, cây sinh trưởng, phát triển bằng cách dùng các tua cuốn để đu bám lên vật chủ như giàn, hàng rào để tìm kiếm chất dinh dưỡng nuôi cây. Lá su su trưởng thành có hình dáng chân vịt. Lá có màu xanh mơn mởn, nhìn rất bắt mắt. Phần tua cuốn thường được chia thành 3-5 nhánh.
Su su là thực vật cho hoa đơn tính, vị trí ra hoa ở cùng với gốc, thông thường học đực sẽ mọc thành từng chùm, còn hoa cái sẽ mọc đơn độc ở vị trí nách lá, chỉ nhị gắn liền với nhau, gồm 1 bầu hoa và 1 noãn.
Để tăng năng suất và chất lượng, người nông dân sẽ tiến hành loại bỏ đi một khối lượng hoa đực nhất định, để hầu hết các chất dinh dưỡng tập trung đi nuôi hoa cái. Su su là dạng quả thịt, hình dạng gần giống với quả lê, trên quả thường có những gai nhỏ và có những rãnh, bề mặt quả sần sùi, màu xanh mướt. Bên trong là phần thịt quả dày, chứa nhiều nhựa, và có 1 hạt duy nhất.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su su đạt năng suất cao
Để đạt hiệu quả và cho năng suất cao nhất, bạn nên trồng su su vào đúng vụ chính, để đạt được những điều kiện thời tiết thuận lợi và như thế cây sẽ sinh trưởng và phát triển nhanh chóng, vụ chính có thể bắt đầu gieo hạt từ tháng 9 âm lịch.
Cách trồng cây su su
Đầu tiên, bạn nên chú ý đến việc lựa chọn loại đất trồng cho phù hợp. Đất thích hợp nhất là loại đất thịt, đất cát pha, tơi xốp và nhiều dinh dưỡng để đảm bảo cung cấp đủ những khoáng chất cần thiết cho cây, nhất là giai đoạn su su đơm hoa kết trái.
Sau đó là công đoạn lựa chọn quả giống đã lên mầm để ươm trồng cho vụ mùa sau. Bạn nên chọn những quả giống đã đáp ứng đủ số ngày tuổi, quả có những tính trạng tốt và nổi trội như: quả to, chắc khỏe, bề ngoài bóng và nhẵn, mầm nhú to và có sức sống, có như thế, thì cây con sinh ra mới đầy đủ những tính trạng tốt, di truyền từ giống cây của mẹ.
Tiếp đó đào hố với kích thước rộng từ 80-100cm, sâu 40-50cm, trong hố có thể đặt sẵn các loại phân bón hữu cơ, để tạo điều kiện lí tưởng nhất cho cây con. Mỗi hố nên đào thẳng hàng với nhau, và cách đều nhau một khoảng từ 30-50cm. Trước khi đặt quả giống xuống 1 tuần, bạn nên chuẩn bị đầy đủ các điều kiện vật chất về đất đai, phân bón,…Sau khi chất lượng quả giống đã được đáp ứng, tiến hành đặt chúng xuống hốc, trung bình mỗi hốc, bạn nên đặt từ 3 đến 4 quả, giữa các quả nên đặt cách nhau 20-30cm, sau đó nhẹ nhàng phủ đất lấp kín các hố, lưu ý không được đắp đất che kín mầm, cần phải để mầm nhô lên để đón ánh sáng và chất dinh dưỡng để phát triển thành cây.
Kỹ thuật chăm sóc cây su su đúng cách
Để đảm bảo các điều kiện cần thiết cho loại thực vật dây leo như su su, bạn cần chuẩn bị cho chúng một giàn che kiên cố và chắc chắn, giàn che này một phần giúp làm giảm nhiệt độ, để cây tránh được thời tiết nắng gắt, và cũng để cây có vật chủ để tua cuốn vào, phát triển và sinh sôi. Chiều cao của dàn che thường từ 1,8-2m, khi su su bắt đầu mọc được khoảng 1m, ta có thể tiến hành cắm dóc để tua cuốn bám vào và leo lên giàn.
Khác với bầu và bí, không được đánh cành hay bấm ngọn của su su bởi nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cây và quả sau này. Khi nương dây lên giàn, cũng là thời điểm nên vét đất xung quanh để phủ lên gốc cây su su.
Hai thời điểm vàng để tiến hành bón thúc, nhằm nâng cao chất lượng của quả su su. Thời điểm đầu tiên, khi cây mới bò lên giàn, dùng phân bón quanh gốc để rễ lan ra rộng, có thể kết hợp với bùn ao, hoặc bùn sông, để đảm bảo được độ ẩm quanh gốc. Thời điểm bón thúc thứ hai, là khi cây chuẩn bị được thu hoạch, ta bón thúc như lần 1 nhưng cũng có thể thêm các loại phân đạm chưa hàm lượng Kali để cho quả chắc, mã sáng và vẻ ngoài bóng bẩy.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú trọng đến việc bảo vệ cây khỏi những loại sâu bệnh, thiên địch gây hại cho cây. Bạn chỉ được phép sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật hoặc thuốc trừ sâu nằm trong danh mục được cho phép, và dùng với liều lượng đúng, không được lạm dụng, và không được thu hoạch sớm hơn thời điểm cho phép là 14 ngày sau khi phun. Bên cạnh đó, việc sử dụng các chế phẩm sinh học từ tỏi, rượu,… đang ngày càng được khuyến khích, bởi nó vừa không gây hại cho sức khỏe con người, vừa bảo vệ được môi trường sống của con người và các loại động thực vật khác.
Căn cứ vào thời gian gieo trồng và căn cứ vào nhu cầu của thị trường, để bạn tiến hành thu hoạch sao cho vừa đạt năng suất cao cho cây trồng, vừa thu được giá trị kinh tế cao nhất.
Su su không khó trồng. Nếu nắm chắc được kỹ thuật trên tôi tin chắc bạn sẽ có được một giàn Su su siêu quả luôn đó.
Xem thêm:
- Chia sẻ kỹ thuật trồng rau su hào củ xanh tốt, củ to
- Bạn đã biết cách trồng rau muống trong thùng xốp chưa?
Là một người yêu hoa, thích trồng cây và chia sẻ mọi thứ về sân vườn.
Từ khóa » Trồng Giàn Su Su
-
Kỹ Thuật Trồng Su Su Cho Nhiều Ngọn, Sai Quả | Kinh Nghiệm Làm ăn
-
Cách Trồng Su Su Cho Nhiều Ngọn, Sai Quả Trong Vườn Nhà
-
Cách Trồng Su Su Tại Nhà đúng Kỹ Thuật - Làm Thợ
-
Hướng Dẫn Trồng Và Chăm Sóc Cây Su Su đúng Cách
-
Cách Trồng Su Su Trên Sân Thượng Sai Trĩu Quả
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Su Su Sai Quả
-
Kỹ Thuật Trồng Su Su đơn Giản Tại Nhà – Sai Quả – Nhanh Thu Hoạch
-
Cách Trồng Trái Su Su By Toan Trinh Trong Rau - YouTube
-
Kỹ Thuật Trồng Su Su Tươi Non Quả Chi Chít Trong Vườn Nhà - Báo Mới
-
Cách Làm Giàn Trồng Su Su Trên Sân Thượng Chi Phí Rẻ
-
Phương Pháp Trồng Su Su Tại Nhà Cho Quả Sai, To
-
Kỹ Thuật Trồng Su Su Lấy Ngọn - Báo Đại Đoàn Kết
-
Cách Trồng Cây Su Su Trong Thùng Xốp Trên Sân Thượng Cho Quả Sai
-
Giàn Su Su 'quả Nhiều Hơn Lá' Của Anh đầu Bếp Việt ở Đức - VnExpress