Hướng Dẫn Cách Trồng Và Chăm Sóc Cà Chua Bi Cho Ra Quả Quanh Năm
Có thể bạn quan tâm
Cà chua bi tuy quả nhỏ, nhưng rất dễ trồng, trồng được nhiều vụ trong năm, sai quả. Cây cà chua có thể phát triển được ở bất cứ nơi nào, chỉ cần chú ý một chút tới các công đoạn kỹ thuật trồng cây, người trồng sẽ đạt được hiệu quả như mong muốn.
Cách trồng cà chua bi đơn giản tại nhà
- Cây và hạt cà chua giống
- Đất trồng
- Ánh sáng
- Kỹ thuật trồng
- 1. Chuẩn bị hạt
- 2. Gieo hạt
- 3. Trồng và chăm sóc
- Làm giàn
- Thu hoạch
- Tác dụng của cà chua bi tới sức khỏe
Cây cà chua bi có tên khoa học là Lycopersicum esculentum Miller, thuộc họ cà Solanacea, có kích thước nhỏ hơn cà chua thường, hình dài hoặc tròn, vị ngọt, vị chua nhưng ngọt hơn cà chua thường. Đây là một loại quả được rất nhiều người yêu thích vì chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, chế biến được nhiều món ngon lại ra quả quanh năm, ít sâu bệnh hại.
Cây cà chua bi thường được trồng trong chậu, vừa mang lại sản phẩm cây trái, lại vừa trang trí cho các khu ban công, hay hiên vườn,...
Cây và hạt cà chua giống
Bạn lựa chọn giống cà chua muốn trồng, nếu lần đầu tiên thì nên chọn giống phổ biến, được nhiều người ưa chuộng trồng là cà chua hữu cơ. Cây giống 1 tháng tuổi có thể mua tại cửa hàng cây, nếu bạn gieo cà chua từ hạt thì ươm hạt trước 1 tháng để có cây con đúng vụ.
Cà chua bi trồng 3 vụ trọng năm được phân bổ như sau:
- Vụ xuân-hè: Gieo tháng 2-3; trồng tháng 3-4; thu hoạch tháng 5-6.
- Vụ sớm: Gieo tháng 7; trồng tháng 8; thu hoạch tháng 9-10.
- Vụ muộn: Gieo hạt tháng 10; trồng tháng 11; thu hoạch tháng 2-3.
- Vụ chính: Gieo hạt từ 20-25/9; trồng từ 18-22/10; thu hoạch tháng 12-1.
Có thể gieo hạt vào bầu, vào khay xốp hoặc trên luống ươm rồi nhổ đi trồng sau 20-25 ngày tuổi khi cây có 3-5 lá thật, cứng cáp, không sâu bệnh.
Đất trồng
Cà chua có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau nhưng bạn nên tham khảo các loại đất hữu cơ vừa sạch sẽ, vừa đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây trồng trong chậu. Cà chua đòi hỏi đất trồng phải thật giàu chất dinh dưỡng hữu cơ. Cách đơn giản là bạn trộn đất và trấu cùng phân phân gà (có loại phân hữu cơ nào dùng loại đó). Nếu bạn không thể tự ủ phân xanh hữu cơ tại nhà thì có thể mua sẵn ở các cửa hàng.
Ánh sáng
Cà chua là cây ưa sáng, vì thế mà vị trí trồng lý tưởng nhất cho cây cà chua là nơi có đầy đủ ánh nắng mặt trời, ít nhất là 6 - 7 tiếng/ngày. Cà chua cần rất nhiều ánh nắng ấm áp để có hương vị thơm ngon.
Kỹ thuật trồng
1. Chuẩn bị hạt
Chọn hạt phù hợp với vùng sinh thái và mùa vụ định trồng.
Xử lý hạt trước khi gieo: ngâm hạt vào nước ấm khoảng 45-50oC (xử lý 3 sôi : 2 lạnh), thời gian 2 - 3 giờ sau đó để ráo nước rồi cho vào khan vải ngâm ủ ở nhiệt độ 25 - 30 oC cho đến khi hạt nứt nanh thì đem gieo.
2. Gieo hạt
Có thể gieo hạt vào túi bầu, khay xốp hoặc khay nhựa có kích thước 60 x 45 cm với số lượng 40- 60 hốc/khay, trên khay có các lỗ bầu,đường kính 4,0- 5,5cm.
Giá thể: Hỗn hợp giá thể đưa vào khay ươm có thể trộn theo các công thức sau:
- Đất : Bột xơ dừa : Phân hữu cơ theo tỷ lệ khối lượng 1: 1: 1
- Trấu hun : Đất : Phân hữu cơ theo tỷ lệ khối lượng 3: 4:3.
Gieo hạt: Gieo 1 hạt/hốc, sau khi gieo phủ một lớp giá thể mỏng để che lấp hạt.
Khay gieo hạt phải để trong nhà có mái che, bằng vật liệu sáng (nylon hoặc tấm nhựa trắng).
3. Trồng và chăm sóc
Cây con có 4-5 lá thật, cao 10-12 cm, khoẻ mạnh, thân mập đều là nhổ đem trồng ra chậu.
Những cây cà chua có hình thái rễ chạy dọc lên cả phần thân, do đó bạn có thể trồng chúng sâu xuống đất, chỉ để phần lá non nổi trên mặt đất.
Tưới nước thường xuyên
Thường xuyên tưới nước cho cây cà chua trong 1 – 2 tuần đầu tiên luôn luôn là một ý tưởng hay để giúp chúng cứng cáp và sinh trưởng tốt hơn. Cây cà chua dễ bị khô hạn khi chúng còn non.
Cà chua được 20 – 25 ngày cho thể sang chậu khi cây được 2 – 3 lá thật, cứng cáp, không sâu bệnh. Cà chua bị bạn có thể trồng trong chậu, thùng xốp, vườn đều được. Trồng trong chậu, chậu phải sâu 20cm.
Chú ý:
Giữ ẩm cho đất không phải là tưới nước liên tục. Nếu đất bị sũng nước sẽ giết chết bộ rễ và tạo điều kiện để nấm phát triển, nhất là khi trời thực sự ấm áp hoặc nóng.
Tưới nước tập trung từ phần thân trở xuống, tưới đều quanh cây sẽ tốt hơn là tưới trực tiếp lên phần lá. Vì cách tưới này sẽ khuyến khích một số bệnh dễ gặp ở cây cà chua phát triển.
Tăng dần lượng nước tưới sau 10 ngày và đảm bảo rằng cây nhận khoảng 7.5 lít nước mỗi tuần, bắt đầu từ cuối tuần thứ 2 sau khi trồng.
Tưới nước sâu cho cây từ 2 - 3 lần mỗi tuần, mỗi lần tưới từ 3 - 4 lít nước. Có thể tăng lượng nước nếu cây lớn hơn và thời tiết nóng hơn. Trong trường hợp thời tiết quá khô và nóng, bạn có thể tưới nước thường xuyên hơn so với mức tiêu chuẩn.
Làm giàn
Khi cây cà chua được 1,5-2 tháng tuổi là lúc bạn cần làm giàn hoặc cọc để đỡ thân cây. Có thể dùng cọc tre, gỗ, ống nước hoặc sắt để giúp nâng đỡ thân cây cà chua không bị đổ gập hoặc gẫy khi ra nhiều quả. Kích cỡ của cọc đỡ hay giàn tùy thuộc vào loại cây cà chua mà bạn lựa chọn để trồng. Nếu chỉ trồng trong chậu nhỏ với cây cà chua anh đào thì chỉ cần một cái cọc dựng lên để đỡ cây, nhưng nếu là giống cây giống lớn hoặc trồng trong vườn thì phải dựng giàn đỡ, khung đỡ nhé.
Giàn chữ A với 3 nẹp ngang hay thanh sắt vòng tròn quanh chậu, cao 1,6-1,7m, buộc thân chính bằng dây mềm dọc theo cây dóc đứng cho cây leo giàn.
Làm cho cây sai quả và bền cây: Tỉa bỏ nhánh phụ và lá già cho cây thông thoáng. Mỗi cây chỉ để lại 1 thân chính và 2 nhánh cấp 1 ở sát dưới chùm hoa thứ nhất, sau đó để cây ra nhiều nhánh sẽ cho nhiều hoa, đậu nhiều lứa trái.
Chú ý:
Tưới nước đủ ẩm cho cà chua, không để cà chua bị úng ngập hoặc độ ẩm quá lớn. Thường xuyên phát hiện và phòng trừ sâu bệnh kịp thời cho cà chua.
Thường xuyên tỉa bỏ các lá già, lá sâu bệnh giúp cây thông thoáng, giảm sâu bệnh.
Mục đích bấm ngọn tỉa cành là để tập trung chất dinh dưỡng nuôi quả. Có hai cách bấm ngọn tỉa cành, tùy thuộc vào đặc điểm của từng giống cây thì dùng cách khác nhau.
Với cà chua sinh trưởng hữu hạn: Tiến hành bấm cành nhưng vẫn để lại một cành từ thân chính dưới nách cọng lá phía dưới chùm hoa thứ nhất. (Tất cả chồi non và cành khỏe cắt hết). Bấm ngọn khi cây đó ra được 4 - 5 chùm quả. Tính từ chùm quả cuối cùng lên chừa lại hai lá, phần ngọn phía trên bấm đi.
Thu hoạch
Quả sẽ xuất hiện từ khoảng 45-90 ngày tính từ thời điểm trồng cây xuống đất. Ban đầu quả sẽ có màu xanh, sau đó là vàng, hồng và cuối cùng là đỏ đậm. Chất lượng quả cao nhất khi quả chuyển sang giai đoạn chín hoàn toàn (đỏ đậm). Khi quả chín hãy dùng dao hoặc kéo cắt quả. Hoặc có thể hái sớm hơn, giữ trong nhà để quả tự chín.
Tác dụng của cà chua bi tới sức khỏe
Cà chua là nguồn cung cấp vitamin A và C tuyệt vời, có chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng khác như lycopene - một chất chống oxy hóa mạnh, vitamin C, K, các chất chống viêm như carotenoid và bioflavonoid, ít chất béo và không chứa cholesterol,...
Không những có thể chế biến nhiều món ăn ngon, là nguyên liệu làm đẹp cho chị em, mà cà chua bi còn có nhiều công dụng chữa bệnh rất tốt như cải thiện thị lực, phòng chống ung thư tuyến tiền liệt, dạ dày, phổi, tử cung, giảm lượng đường trong máu, giúp ngủ ngon hơn...
Từ khóa » Cách Làm Giàn Cho Cây Cà Chua Bi
-
5 Cách Làm Giàn Cà Chua Cho Cây Sai Quả Cực đơn Giản - Yêu Trẻ
-
7 Cách Làm Giàn Cà Chua Sai Trĩu Quả Cực Kỳ đơn Giản
-
Cách Làm Giàn Cà Chua để Trồng Trên Sân Thượng đơn Giản
-
3 Cách Làm Giàn đơn Giản Cho Những Cây Cà Chua Sai Trĩu Quả
-
Cách Làm Giàn Cà Chua - 7 Sai Trĩu Quả Cực Kỳ Đơn Giản
-
7 Cách Làm Giàn đơn Giản Cho Những Cây Cà Chua Sai Trĩu Quả
-
7 Cách Làm Giàn đơn Giản Cho Những Cây Cà Chua Sai Trĩu Quả
-
Cách Làm Những Loại Giàn Trồng Cà Chua đơn Giản
-
15 Kiểu Giàn Cà Chua Tham Khảo Trước Khi Bắt Tay Vào Trồng Tại Nhà
-
Trồng Và Chăm Sóc Cà Chua Bi "sai Trĩu Quả" Vô Cùng đơn Giản
-
Hướng Dẫn Cách Trồng Và Chăm Sóc Cà Chua Bi Tại Nhà
-
Cách Trồng Cà Chua Bi “siêu Năng Suất” - .vn
-
Các Kỹ Thuật Làm Giàn Từ Dây Trồng Cà Chua Bạn Nên Biết - Asia Dragon