【HƯỚNG DẨN】 Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Lan Huệ - Hoa đẹp

THÔNG TIN CHI TIẾT

Hoa Lan Huệ là loại hoa không còn xa lạ với chúng ta. Mang trong mình nét đẹp thanh nhã nhưng rất sang trọng cùng với ý nghĩa sâu sắc, cây hoa này đang ngày càng được ưa chuộng tại Việt Nam. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu và hướng dẫn cách chăm sóc loài cây này. 

Nguồn gốc, tên gọi hoa Lan Huệ

  • Tên thường gọi: Lan Huệ
  • Tên khoa học: Hippeastrum 
  • Tên gọi khác: Ngoài cái tên thông thường thì hoa Lan Huệ còn có tên gọi khác là Lan tứ diện
  • Thuộc họ:  Amaryllidaceae (họ thủy tiên)
  • Nguồn gốc: ở vùng có khí hậu nhiệt đới thuộc châu Mỹ

    hoa-lan-hue-1

    Hình ảnh các loại hoa lan huệ

Đặc điểm của cây lan huệ

Đặc điểm hình thái của cây lan huệ

Có một điều mà không phải ai cũng biết là cây hoa lan huệ được mọc lên từ củ. Củ Lan Huệ có hình dạng trông giống như củ hành tây, kích thước to khoảng một nắm đấm tay của người trưởng thành. Củ được cấu tạo bởi các bẹ lá xếp quanh thân hình xoáy ốc rất chặt. Rễ của cây là rễ chùm giúp cây bám chắc hơn vào đất và hút dưỡng chất, nước, muối khoáng để cây phát triển tốt.

Thân cây là thân thảo có dạng hình trụ mọc thẳng từ củ và có màu xanh mướt vô cùng đặc trưng. Thân cây cao khoảng 30-60cm tùy loại. Lá cây có dạng thon nhọn dần về phía đầu, có chiều dài từ 10-20cm. Lá cây như những chiếc khiên xếp xung quanh thân, nghiêng góc 30-45º tạo thành một màng chắn bao bọc lấy thân cây.

Hoa của cây Lan huệ rất đa dạng màu sắc: xanh, đỏ, cam. trắng… do công nghệ phối giống ngày càng tiến bộ nên ngày càng có nhiều loại hoa Lan huệ có màu sắc mới lạ Tuy nhiên đa số hoa loài này đều có đặc điểm hình dáng chung. Hoa thường nở thành bông to để lộ đài hoa và nhụy vàng làm điểm nhấn. Chúng có thể mọc đơn lẻ hoặc nở theo cụm tạo thành chùm dạng hình cầu. Hương hoa dịu nhẹ, tuy không quá nồng nàn nhưng cũng đủ làm cho người ta xao xuyến, bâng khuâng.

hoa-lan-hue-4

Hoa lan huệ với nét đẹp tao nhã, sang trọng

Đặc điểm sinh thái của cây lan huệ

Giống như các loài hoa khác, Lan huệ rất ưa sáng. Cây có tốc độ sinh trưởng, phát triển tốt, có thể sống được cả môi trường đất và môi trường thủy sinh. Thời gian ra hoa vào khoảng mùa đông xuân nên để chăm sóc hoa nở đúng dịp tết thì cần lưu ý một vài kĩ thuật chăm sóc như hướng dẫn ở phần dưới . Hoa nở rộ và kéo dài được 5-10 ngày thì hoa tàn. Tuy nhiên nếu biết cách chăm sóc thì có thể giúp hoa tươi lâu hơn.

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc Lan Huệ để cây ra hoa vào đúng dịp Tết 

Cách trồng hoa Lan Huệ từ củ

Bước 1 (bước quan trọng nhất):  chọn củ Lan huệ chất lượng, đảm bảo điều kiện rằng củ khỏe mạnh, không bị thối và có sức sinh trưởng tốt

Bạn có thể tách củ từ cây mẹ hoặc có thể mua củ sẵn từ các shop bán cây cảnh. Đối với củ chưa từng trồng vào đất (củ khô) thì phải xử lí bằng cách bóc tách lớp vỏ khô bên ngoài và ngâm vào nước khoảng 1 ngày

Bước 2: Chọn đất trồng

Hoa lan huệ ưa môi trường đất tơi xốp, thoáng khí và có độ ẩm trung bình. Bạn có thể pha đất theo công thức tham khảo sau: Trộn 3 phần đất thịt đã đập nát với 1 phần mụn dừa, hoặc 1,5 phần tro, hoặc 0,5 phần trấu, hoặc xỉ than,… rồi đảo đều.

Bước 3: Chọn chậu

Nên chọn châu cây có đường kính tối thiểu là 20cm vì cây có rễ chùm. Chọn chậu bé quá cây sẽ khó phát triển tốt. Và chậu cây phải có lỗ thoát nước

Bước 4: Trồng cây

Cho đất vào trong chậu và dùng xẻng đào một lỗ nhỏ rồi cho củ Lan huệ vào. Lưu ý chỉ đắp đất để lộ ⅓ củ nếu không củ sẽ dễ bị thối rồi đặt cây ở vị trí thoáng mát, tránh ánh nắng quá gay gắt chiếu vào.

Bước 5: Chăm sóc cây

Trong giai đoạn đầu, chúng ta chỉ cần cấp đủ độ ẩm cho cây bằng cách 1 tuần tưới 1-2 lần, mỗi lần chỉ từ 200ml nước đối với chậu đường kính 20cm. Quan sát sự phát triển của củ. Sau khoảng 14-20 ngày thì củ sẽ nhú mầm. Lúc này, nên bổ sung cho cây bằng cách bón  phân lân hoặc phân kali giúp cây lớn lên có màu đậm hơn và phát triển tốt. Chuyển hoa Lan huệ ra nơi có ánh nắng nhẹ để cây quang hợp và phát triển tốt 

Xem thêm:

  • Cách trồng và chăm sóc cây trúc nhật
  • Cây xương rồng tai thỏ

Cách chăm sóc Lan Huệ để cây ra hoa đúng dịp Tết

Để cây Lan huệ ra hoa đúng dịp Tết thì cần phải lưu ý kĩ thuật xử lí để cây phân hóa mầm hoa, tức là đổi căn bản của cây từ sinh trưởng dinh dưỡng (ra lá, ra cành) sang sinh trưởng sinh thực (ra nụ, ra hoa, đậu quả và kết hạt). 

Khoảng tháng 9- 10 âm lịch, bạn chọn những củ Lan huệ già, cắt bỏ hết phần rễ và mang ra phơi cho đến khi khô. Lưu ý nên để nơi có bóng mát, khô ráo để củ khô từ từ. Đến tầm tháng 11 thì mang củ ra trồng theo cách hướng dẫn ở trên. Và lưu ý một số điều dưới đây khi chăm sóc:

  • Nước: Hoa lan huệ chịu ngập úng kém nên chỉ cần tưới một lượng vừa đủ để duy trì đổ ẩm cần thiết cho cây. Mỗi lần chỉ nên tưới từ 200-400ml nước phụ thuộc vào kích thước chậu. Nên dùng bình xịt để dễ dàng kiểm soát lượng nước
  • Ánh sáng và nhiệt độ: Là loại cây ưa sáng và ưa môi trường thoáng mát, độ ẩm trung bình. Nên vị trí thích hợp để đặt hoa lan huệ là nơi có ánh sáng chiếu nhẹ vào bởi nếu đặt ở nơi có nắng gay gắt chiếu thẳng vào thì cây sẽ dễ bị héo. Nếu bạn trồng trong nhà thì phải thường xuyên đưa cây ra ngoài vào sáng sớm từ 1-2 tiếng. Làm như vậy đều đặn 3 lần/tuần thì cây sẽ phát triển rất tốt và sớm ra hoa
  • Phân bón: Bón phân thì phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của cây. Khi trồng cây thì nên chọn đất tốt và trộn với các loại chất dinh dưỡng theo tỉ lệ hướng dẫn ở trên. Đến giai đoạn cây ra hoa thì nên bón phân kali hoặc phân lân để hoa nở to hơn và màu đậm hơn.

    hoa-lan-hue-2

    Hướng dẫn cách chăm sóc hoa lan huệ

Ý nghĩa của hoa Lan Huệ

Với màu sắc nổi bật và đa dạng như trắng, đỏ, xanh,… và hình dáng hoa thanh nhã, sang trọng, Lan huệ được sử dụng để trang trí trong hầu hết tất cả mọi dịp. Nếu bạn đang tìm cây hoa có mùi hương dịu nhẹ, màu sắc bắt mắt thì tuyệt đối không thể bỏ qua loài hoa này. Bạn có thể để trong phòng ngủ, phòng khách, phòng họp hay đặt trước thềm nhà, ngoài ban công,… bởi nó phù hợp tất cả không gian với các thiết kế khác nhau. Đặt chậu Lan Huệ trong nhà sẽ khiến cho không gian nhà cửa thêm sinh động, bắt mắt, hòa hợp với thiên nhiên. 

Ngoài ra, loài cây này còn hay được dùng trang trí bàn thờ tổ tiên, phòng khách mỗi dịp tết đến xuân về, nhất là hoa Lan huệ đỏ. Bởi màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn. Để hoa này ở trong nhà dịp Tết sẽ mang ý nghĩa an khang thịnh vượng, vạn sự như ý, không khí trong gia đình cũng ấm cúng hơn trong cái tiết trời se lạnh của mùa xuân.

Mùi hương dịu nhẹ nhưng làm cho người ta mê say này còn giúp giải tỏa stress, thư giãn đầu óc sau một ngày làm việc mệt mỏi. 

Một điều mà rất ít người biết là hoa Lan huệ còn là một vị thuốc chữa bệnh trong Đông y. Các sản phẩm được chiết xuất từ loài cây này có tác dụng cầm máu, giảm sưng, tránh nhiễm trùng,…

Một số loại hoa Lan Huệ phổ biến tại Việt Nam

Hoa Lan Huệ đang ngày càng được trồng phổ biến tại Việt Nam. Nó có rất nhiều loại với đa dạng màu sắc và hình dáng khác nhau. Nhưng được trồng và yêu thích nhiều thì phải kể đến các loại như lan huệ kép, lan huệ đỏ, lan huệ tây, lan huệ trắng, lan huệ tứ diện,…

Sau đây là hình ảnh của một số loài lan huệ:

hoa-lan-hue-3

Hoa lan huệ đỏ

hoa-lan-hue-6

Khám phá thêm một số loại cây trồng làm cây bonsai tại https://hoadepviet.com/bonsai-nghe-thuat/

Từ khóa » Hoa Lan Huệ Nở Vào Mùa Nào