【HƯỚNG DẨN】 Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Trúc Quân Tử - Hoa đẹp
Có thể bạn quan tâm
Trong trang trí cảnh quan sân vườn, trúc quân tử là một loài cây được ưa chuộng hàng đầu tại các vị trí hàng rào, tường rào,… Thay vì những hàng rào bê tông, sắt thép khô cứng thì một hàng rào cây trúc quân tử sẽ khiến không gian trông mềm mại, xanh mát. Bên cạnh đó loài cây này cũng mang một ý nghĩa phong thuỷ vô cùng tốt đẹp, bài viết này mình cùng nhau tìm hiểu về cây trúc quân tử nhé.
Đôi nét về tên gọi, nguồn gốc và ý nghĩa của cây trúc quân tử
Được xếp trong nhóm tứ quý nổi tiếng “Tùng – Cúc – Trúc – Mai”, cây trúc nói chung và trúc quân tử nói riêng mang nhiều ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Bởi vậy nên loài cây này rất được ưa chuộng, cùng xem những ý nghĩa mà cây trúc quân tử mang đến cho người trồng nhé.
Tên gọi, nguồn gốc của cây trúc quân tử
Cây trúc quân tử hay còn được gọi là tre hàng rào, có tên khoa học là Bambusa multiplex, thuộc họ thực vật Poaceae. Trúc quân tử có nguồn từ Nepal, một số nước ở khu vực Đông Á và ở miền nam Trung Quốc, sau đó được du nhập vào Việt Nam và dần trở thành loại cây được ưa chuộng và sử dụng nhiều ở Việt Nam. Ngày nay rất nhiều các công trình kiến trúc, cảnh quan người ta đều ưu tiên sử dụng loài cây này để trang trí bởi đặc tính khoẻ, chống chịu được các điều kiện thời tiết khắc nghiệt, ít công chăm sóc.
Ý nghĩa của cây trúc quân tử
Trúc quân tử mang ý nghĩa như chính tên gọi của mình, nó là biểu tượng cho những người chính nhân quân tử, đại diện cho chính nghĩa. Loài cây này còn có ý nghĩa cho sự may mắn, hạnh phúc, màu vàng cho sự thịnh vượng làm ăn phát đạt, thu hút năng lượng tích cực giúp gia chủ tránh được tai ương, xui rủi, ma quỷ và tà ma quấy rầy. Trúc quân tử còn tượng trưng cho trí tuệ thông minh, uyên bác, sự bền vững trước những khó khăn, nghịch cảnh của cuộc sống.
Đặc điểm của cây trúc quân tử
Mặc dù là một loài cây trồng khá phổ biến, dễ bắt gặp nhưng nhiều đặc điểm về cây trúc quân tử vẫn còn xa lạ, mới mẻ với một số người. Việc hiểu đặc điểm hình thái, sinh trưởng của cây trúc quân tử sẽ giúp ích cho việc lựa chọn và chăm sóc tốt loài cây này.
Đặc điểm hình thái cây trúc quân tử
Cây trúc quân tử có rễ bò dài và sâu, có thân nhỏ, mảnh mai, thường mọc thẳng đứng. Chiều cao trung bình của cây đạt khoảng 1,6 – 3m, các cây trúc quân tử chụm lại thành 1 bụi. Thân cây trúc quân tử có màu vàng tươi óng rực rỡ, có nhiều cành nhánh mềm, măng non có kích thước nhỏ. Lá trúc đen có có nhiều gân hình vòng cung, phiến lá dạng dài, thuôn, nhọn dần về phần ngọn lá và có bẹ bóng ôm sát lấy thân. Hoa cây trúc quân tử mọc thành cụm, nhiều bông tạo thành chùy, mỗi cây đều có cả hoa đực và hoa cái, nên có khả năng tự thụ phấn bằng gió, mỗi năm cây chỉ ra hoa 1 lần vào khoảng cuối tháng 7 hàng năm.
Đặc điểm sinh trưởng của cây trúc quân tử
Trúc quân tử có tốc độ sinh trưởng và phát triển trung bình. Nó là loài ưa sáng, nhưng cũng có thể sống tốt nơi có bóng râm 1 phần, chính vì vậy cây trúc quân tử có thể trồng được ở nhiều nơi như hàng rào, cảnh quan sân vườn, hay ban công…. Cây trúc quân tử là loài cây sống lâu năm, tuỳ vào chế độ chăm sóc mà cây có tuổi thọ khác nhau, trung bình từ 3 -5 năm, tuy nhiên nếu được chăm sóc tốt với điều kiện phát triển mạnh cây có thể sống đến 6 – 7 năm.
Ứng dụng của cây trúc quân tử trong cuộc sống
Ngoài những ý nghĩa đặc biệt của mình, trúc quân tử còn được ứng dụng rất nhiều trong cuộc của con người. Dưới đây là một số những ứng dụng chính, quan trọng nhất của cây trúc quân tử để các bạn tham khảo từ đó giúp ích cho việc quyết định có lựa chọn để trồng loài cây này tô đẹp cho không gian ngôi nhà mình không.
- Do có hình dáng đẹp, sinh trưởng và phát triển, mạnh nên cây trúc quân tử thường được trồng làm cây cảnh, cây công trình,… cho sân vườn, hoặc trong các khuôn viên công cộng.
- Cây trúc quân tử có đặc tính thường mọc thẳng đứng thành bụi lớn, nên hay được trồng thành hàng thay thế cho hàng rào, tường, hàng lang lối đi,… vừa có mục đích bảo vệ vừa tạo không gian xanh cho cảnh quan thay vì những bức tường bê thông, sắt thép thô cứng.
- Theo các khoa học, cây trúc quân tử có tác dụng tích cực trong việc thành lọc không khí, loại bỏ khí độc, điều hòa nhiệt độ, tạo nên 1 không gian sống xanh tươi mát, dễ chịu, xua tan đi cái nóng oi bức của những ngày oi ả.
- Ngọn cây trúc quân tử có thể sử dụng làm thức ăn, thân cây có thể được dùng làm giấy, khi già thân cây lại được sử dụng làm là nguyên liệu để sản xuất đồ mỹ nghệ như bàn ghế, thảm,…
Cây trúc quân tử trong phong thuỷ
Trúc quân tử không chỉ là một loài cây trồng trang trí cảnh quan mà nó còn là một loài cây có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với phong thuỷ của cả ngôi nhà. Không vậy mà người ta coi trúc được liệt vào hàng tứ quý – 4 loại cây quý: tùng, cúc, trúc, mai. Hầu hết người trồng cây trúc quân tử đều đặc biệt quan tâm đến ý nghĩa phong thuỷ của loài cây này.
Cây trúc quân tử hợp tuổi gì, mệnh gì?
Trúc quân tử là loài chuyên mọc thẳng, dù bạn có uốn cong cành cây xuống sau khi thả ra nó cũng ngay lập tức trở về trạng thái ban đầu hay cho dù điều kiện trồng như thế nào thì loài cây này vẫn luôn vươn thẳng lên trời. Theo quan điểm Nho giáo thì người quân tử là người am hiểu nhân, nghĩa, lễ, chí, tín và chắc chắn đó phải là người ngay thẳng, chính trực.
Kết hợp lại cả 2 điều trên thì cái tên trúc quân tử ra đời như loài cây biểu tượng của bậc quân tử. Và theo quan niệm phong thuỷ thì loài cây này cũng phù hợp với tất cả các tuổi, mệnh khác nhau. Do vậy nếu bạn băn khoăn cây trúc quân tử có hợp với tuổi và mệnh của mình không thì câu trả lời chắc chắn là có bạn nhé. Đó cũng là lý do mà nhiều người yêu thích lựa chọn trồng loại cây này.
Vị trí trồng cây trúc quân tử thu hút tài lộc cho gia chủ
Cây trúc quân tử có thể trồng làm hàng rào ngoài cổng, trồng thành bụi lớn hay trồng trong bồn hoa trước sân,.. Tất cả mọi vị trí trồng loài cây này đều có mục đích làm đẹp cảnh quan và trong phong thuỷ có ý nghĩa xua đuổi tà khí, thu hút năng lượng tích cực vào nhà giúp cho gia chủ gặp nhiều may mắn, thuận lợi trong công danh, sự nghiệp.
Cách trồng và chăm sóc cây trúc quân tử
Thuộc top những loài cây cực dễ trồng, dễ chăm sóc nên cây trúc quân tử thường được lựa chọn ở những nơi ít điều kiện chăm sóc như công viên, hàng rào,… Mặc dù vậy với người mới lần đầu biết đến loài cây này vẫn sẽ có chút băn khoăn, bỡ ngỡ do vậy mình sẽ tổng kết một số điểm quan trọng trong cách trồng và chăm sóc loài cây này dưới đây.
Cách trồng cây trúc quân tử
Cây trúc quân tử là loại cây rất dễ trồng, việc trồng cây không đòi hỏi kỹ thuật cầu kỹ, phức tạp. Do vậy bất cứ ai cũng có thể trồng tốt loại cây này. Cách trồng cây trúc quân tử có 2 điểm đáng lưu ý đó là cách nhân giống và các bước trồng cây trúc quân tử.
- Nhân giống cây trúc quân tử:
Trúc quân tử có thể nhân giống bằng 2 phương pháp: gieo hạt và tách bụi, tuy nhiên người thường nhân giống bằng cách tách bụi. Bởi phương pháp này, mang lại hiệu quả nhanh, không tốn nhiều công sức, cây giống phát triển mạnh, thuận lợi cho quá trình chăm sóc sau này.
Trước tiên, bạn cần chuẩn bị bầu đất, trộn đất với phân bón và các loại bã mùn khác như: tro, trấu, phân trùn quế, xơ dừa. Chọn bụi cây trúc quân tử có cây mẹ đang phát triển khỏe mạnh, không bị nhiễm bệnh, tách cẩn thận 1 cụm gốc, nên chọn cụm đã có 2 – 3 cây con, chú ý không nên làm tổn thương bộ rễ trong quá trình tách gốc. Khi tách bụi xong, tiến hành trồng ngay cụm cây trúc quân tử vào bầu đất, đặt bầu ở thoáng mát, tưới nước đều đặn mỗi ngày cho cây. Sau khoảng 2 -3 tháng cây giống đã phát triển rễ và thân cây tốt, thì có thể đem đi trồng tùy theo mục đích sử dụng.
Lưu ý, nên tiến hành tách bụi nhân giống khi khí hậu trở nên mát mẻ, nhiệt độ không quá cao hoặc quá thấp.
- Trồng cây trúc quân tử:
Đất trồng: bạn có thể trồng cây trúc quân từ ở vườn hoặc trong chậu đều được, tuy nhiên cần chọn những loại đất có độ mùn cao, độ dinh dưỡng khoảng 60 – 80%, độ ẩm trong đất phải đạt trên 70%, chế độ thoát nước nhanh. Như vậy thì cây có thể phát triển lâu dài và có tuổi thọ cao, lâu phải thay chậu hơn.
Nếu cẩn thận hơn bạn có thể trộn thêm cho đất các thành phần khác để tạo nên độ dinh dưỡng như: phân chuồng, trấu, tro, xơ dừa và 1 ít vôi bột để khử độ chua trong đất, ủ đất với hỗn hợp trên trong vòng 1 – 2 tuần. Việc làm này sẽ giúp đất trồng cây trúc quân tử sạch mầm bệnh một các tối đa nhất.
Nếu trồng cây trúc quân tử trong chậu, trước tiên bạn cần chọn loại chậu có kích thước thích hợp với bầu đất cây giống, không nên chọn chậu quá to hoặc quá nhỏ, sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển. Nếu bạn muốn trồng cây trúc quân tử xuống vườn để làm hàng rào, hoặc lối đi, thì nên đào hố với kích thước khoảng 50x40x45 là vừa đủ. Đặt bầu giống nhẹ nhàng xuống hố, hoặc chậu cây, lấp 1/3 lớp đất xuống dùng tay nén chặt phần gốc để cố định cây, tiếp tục lấp đến khi đất cao hơn cổ hốc khoảng 15cm.
Sau khi trồng nên tưới nước thật đẫm cho cây phát triển, bạn có thể sử dụng mùn dửa, rắc 1 lớp mỏng ở trên bề gốc, nhằm giữ độ ẩm lâu hơn cho cây.
Xem thêm:
- Cây xà cừ
- Cây tuyết sơn phi hồng
Cách chăm sóc cây trúc quân tử
Việc chăm sóc cây trúc quân tử hết sức đơn giản, không mất nhiều thời gian cũng như công chăm sóc so với các loại cây hoa khác. Bạn có thể tham khảo một số lưu ý sau đây và có thể tự tin trồng loài cây này rồi nhé.
- Tưới nước cho cây trúc quân tử:
Trúc quân tử là loài ưa ẩm tuy nhiên cũng chịu úng rất kém, vì vậy trong quá trình cung cấp nước cho cây bạn cần lưu ý đến liều lượng khí tưới. Cách tốt nhất cứ 2 ngày bạn tưới cây 1 lần, lưu ý tưới lượng vừa đủ không nên tưới quá nhiều. Một mẹo nhỏ để bạn có thể nhận biết khi cây trúc quân tử thiếu nước là lá thường cuộn tròn lại thành 1 vòng cung.
- Bón phân cho cây trúc quân tử
Cứ 1 tháng bạn nên cung cấp phân bón cho cây 1 lần, mỗi lần nên thay đổi phân bón hợp lí, thường xuyên sử dụng các loại phân vô cơ, hoặc phân hữu cơ đa dạng khác nhau, 3 tháng/1 lần bạn nên phun thuốc cho lá
- Cắt, tỉa cành cây trúc quân tử
Khi cây bắt đầu hồi phục và phát triển mạnh, cân cắt, tỉa thường xuyên cho cây, tránh để cây có nhiều cành, rậm rạp, sẽ gây mất thẩm mỹ, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các loại nấm, sâu bệnh phát triển.
Phòng trừ sâu bệnh cho cây trúc quân tử
Nếu cây bị thiếu nước, sẽ rất dễ dẫn đến bệnh khô lá hoặc khô đầu lá và bạn dễ nhầm tưởng đó là cây trúc quân tử đang bị bệnh, do vậy để hạn chế tình trạng này bạn cần thường xuyên cung cấp nước đầy đủ cho cây, tránh để câu bị thiếu nước. Trong mùa mưa, khi điều kiện nhiệt độ bắt đầu giảm, các loại nấm. rệp, phát triển rất nhanh. Khi phát hiện cây trúc quân tử bị sâu, bệnh phá hoại cần tiến hành cắt bỏ đi những phần bị nhiễm bệnh, dùng vòi nước xịt mạnh để nấm, rệp rụng bớt, sau đó bạn tốt nhất bạn nên phun thuốc phòng, trừ các loại sâu bệnh hại đó bằng cách phun toàn bộ thân, tán lá, phun thêm cả phần gốc và đất xung quanh
Hi vọng, với những chia sẻ về loài cây trúc quân tử sẽ giúp bạn có thêm những hiểu biết bổ ích về loài cây này.
Nguồn bài viết: https://hoadepviet.com/cay-cong-trinh/
Từ khóa » Cách Trồng Cây Trúc Quân Tử Trong Chậu
-
Hướng Dẫn Trồng Và Chăm Sóc Hàng Cây Trúc Quân Tử Trong Sân Vườn
-
Ý Nghĩa Và Cách Trồng Trúc Quân Tử Phong Thủy Chuẩn Rước Hên Vào ...
-
Hướng Dẫn Trồng Cây Trúc Quân Tử Làm Hàng Rào Sân Vườn - Làm Thợ
-
Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Trúc Quân Tử
-
Trồng Cây Trúc Quân Tử Vừa đẹp Hàng Rào Vừa Phong Thủy
-
Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Trúc Quân Tử - Chậu Xi Măng
-
[#CHIA SẺ] Cách Trồng Trúc Quân Tử Sống Lâu, ít Sâu Bệnh - Sachico
-
Trúc Quân Tử - Hướng Dẫn Trồng Và Chăm Sóc - Bách Thảo
-
Cách Trồng, Chăm Sóc Cây Trúc Quân Tử,trúc Phong Thủy Cho Tươi Tốt,ý ...
-
Hướng Dẫn Cách Trồng Trúc Quân Tử Cực Chuẩn Xanh Tốt - Sfarm
-
Trồng Cây Trúc Quân Tử Làm Hàng Rào Rất đẹp, Chăm Sóc đơn Giản
-
Hướng Dẫn: Kỹ Thuật Trồng Cây Trúc Cần Câu Bao Sống - YouTube
-
Cây Trúc Quân Tử Trong Sân Vườn Đẹp Loại Cây Biểu Tượng Sự ...
-
Cây Trúc Quân Tử Cao Hơn 1m Cách Trồng Và ý Nghĩa Phong Thủy 75k