【HƯỚNG DẨN】 Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Xương Cá - Hoa đẹp
Có thể bạn quan tâm
Cây xương cá có tên khoa học là Euphorbia tirucalli, là 1 loài thực vật có hoa trong họ Đại kích, trong họ lớn thầu dầu (Euphorbiaceae). Xương cá còn có nhiều tên gọi khác tùy theo từng vùng miền như: cây kim dao, cây san hô xanh, cây càng tôm, cây nọc rắn,…
Cây xương cá có nguồn gốc từ các nước Châu Phi, Ả Rập, có các khu vực có khí hậu nhiệt đới. Cây xương cá rất dễ trồng và chăm sóc, nên được trồng hầu hết ở các tỉnh thành trên cả nước, hoặc thường mọc hoang ở các vùng quê.
Đặc điểm của cây xương cá
Đặc điểm hình dáng cây xương cá
Cây xương cá là một loại cây thuộc nhóm xương rồng, nhưng không có gai, có chiều cao trung bình từ 1 – 2m. Thân có gồm nhiều đốt nhỏ có đường kính giống như chiếc đũa mọc tua tủa ở ở các phía, mỗi nhánh có độ dài khác nhau, thân khi bẻ thường chảy nhiều mủ trắng đặc đục như sữa. Lá xương cá nhỏ, hẹp và thường rụng rất sớm, nên chỉ còn cành và nhánh trơ trọ. Hoa thường mọc thành cụm chung nhỏ, có hình dầu dục, mỗi hoa có 5 tuyến, nhụy có 3 vòi chẻ làm đôi, có rất nhiều nhị. Quả nang gồm có 3 mảnh lồi, thường có 1 lớp lông mỏng phủ bên ngoài, hạt có hình trái xoan nhẵn.
Đặc điểm sinh trưởng cây xương cá
Cây xương cá có thể sống trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau, giống như cây xương rồng từ đồi cỏ, các vách núi, mặt đá, dọc các con sông, đến các vùng có địa chất sao thạch, sa mạc,… Cây có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, giống như cây xương rồng có thể chịu được hạn hán, cường độ nhiệt độ cao, tuy nhiên cây rất dễ bị thối gốc, thân do bị ngập úng, chế độ thoát nước không kịp.
Công dụng của cây xương cá
Trong y học
–Cây xương cá được biết đến với tác dụng chủ yếu là điều trị chứng bệnh viêm xoang mũi, theo thống kê hiện nay có khoảng hơn 90% người bệnh sử dụng phương pháp này đều chữa khỏi. Trong y học dân gian của Trung Quốc, cây xương cá được sử dụng để chữa trị các bệnh ngoài da như: nấm, ghe, lăng ben,… Nhựa cây xương có tác dụng chữa các bệnh về đường hô hấp như trị ho, hen suyễn,… trị mụn cóc, viêm tay chân, đau tai. Trong y học của nước ta, cành xương cá được dùng để làm thuốc chữa trọ các bệnh táo bón, đầy bụng, khó tiêu, liệt dương. Rễ được dùng để điều trọ các bệnh về da như: lở loét, nấm, và bệnh trĩ. Đồng thời, theo những nghiên cứu gần đây cho thấy, cây xương cá có các hoạt chất đẩy lùi các khối u, ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào gây ung thư ở người.
Trong cuộc sống
Cây xương cá được xem là chiếc hàng rào được trồng xung quanh nhà, ao vườn, các trang trại,… nhằm chống lại các loại con trùng như: muỗi, bọ xít,… Các đặc điểm không bị sâu mọt tấn công, nên cây xương cá thường được dùng để làm cột chống mái nhà.
Cách trồng và chăm sóc cây xương cá
Đất trồng
Đối với các loại cây thuộc họ xương rồng, không nhất thiết phải chọn những loại đất có dộ dinh dưỡng cao, tuy nhiên, nên lưu ý về độ ẩm cũng như khả năng thoát nước trong cơ chế đất. Đặc biệt, không nên trồng cây xương cá ở những nơi đất nhiễm phèn, bị chua, độ pH thích hợp nên ở khoảng giữa 6 – 7 độ.
Chọn giống
Cây xương giao thường được nhân giống bằng phương pháp giâm cành, vì vậy, cần chọn những cành đang phát triển tốt, chắc, khỏe, không bị sâu bệnh gây hại.
Cách trồng cây xương cá
Dùng dao sắc cắt cẩn thận, mỗi cành giống nên có độ dài từ 3 – 4 đốt trở lên, tránh để cành giống bị dập, nát hoặc bị tòe vết cắt, như vậy cành giống sẽ không phát triển, bén rễ được, mà sẽ bị thối rữa khi giâm giống. Sau khi cắt rời được đoạn giống khỏi cây mẹ, thì nên chờ cho cây khô hẳn mủ rồi mới tiến hành giâm, trong lúc đợi mủ khô có thể để cành giống trong bóng râm khoảng 2 ngày. Đợi cho cây khô mủ xong, tiến hành giâm cành giống xuống đất ẩm khoảng 20cm. Sau khi trồng xong, cần tưới nước ngay cho cây để thích nghi với môi trường mới, cũng như hồi phục vết cắt.
Cách chăm sóc cây xương cá
Bón phân
Thực chất, cây xương cá có thể sống trong các vách đá, sa mạc,… vì vậy cây không yêu cầu quá cao về phân bón, hoặc có thể không cần bón phân cũng được. Tuy vậy, để cây phát triển tốt hơn và cho chất lượng tốt hơn, bạn nên bón thêm phân chuồng hữu cơ cho cây 1 tháng/lần để cây có thêm khoáng chất dinh dưỡng phát triển mạnh hơn. Ngoài ra, cứ 3 tháng/ 1 lần, vào những hôm trời mưa nhỏ bạn có thể rải thêm 1 ít phân đạm hoặc phân NPK (16 – 16- 8), xung quanh gốc của cây.
Xem thêm:
- Cây tùng bồng lai
- Cây tuyết sơn phi hồng
Tưới nước
Đối với họ xương rồng, bên trong thân đã chứa rất nhiều nước, vì vậy bạn cần lưu ý trong quá trình cung cấp nước cho cây. Trong giai đoạn mới trồng giống, nên tưới nước 1 lần/ ngày cho cây, nên chọn lúc sáng sớm hoặc chiều mát để tưới, tránh tưới vào trưa nắng gắt gây sẽ bị nóng, hầm cây. Sau khi cây đã phát triển rễ, thân, cành, thì nên giảm lượng nước tưới xuống, 3 ngày/1 lần, lưu ý lượng nước cũng phải phù hợp, không nên tưới quá nhiều cây sẽ rất dễ bị ngập úng, gây thối gốc.
Thường xuyên làm cỏ
Để cây phát triển tốt nhất, việc làm cỏ xung quanh gốc cũng rất cần thiết, định kỳ 2 tháng/1 lần cần tiến hành làm cỏ, vun xới xung quanh gốc, nhằm giúp cây tập trung được dinh dưỡng vừa phòng ngừa được các mầm bệnh cho cây.
Cắt tỉa thường xuyên
Định kỳ 4 tháng/ lần, nên cắt tỉa bớt những cành bị khô, cành già, cành mọc vượt, hoặc những cành bị sâu bệnh cho cây, vừa có thể tránh được sâu bệnh tấn công, vừa có thể tạo tính thẩm mỹ cũng như kiểm soát được chiều cao của cây.
Phòng trừ sâu bệnh cho cây
Bệnh thối rễ trên cây xương cá
Loại bệnh này thường bắt nguồn từ cách chăm sóc, đặc biệt là quá trình cung cấp nước cho cây quá nhiều, dẫn đến cây bị dư nước, thoát nước không kịp, gây ứ đọng nước, làm cây bị thối rễ.
Để phòng trừ loại bệnh này cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần chú ý quan sát tình trạng của cây, điều chỉnh lượng nước tưới phù hợp là được, đồng thời cũng nên chú trọng đến cơ chế thoát nước của cây cho kịp thời.
Bệnh rầy, rệp trên cây xương cá
Tuy cây xương cá không bị sâu đục gây hại, tuy nhiên vẫn thường hay bị rầy, rệp tấn công, nguyên nhân chủ yếu do đổ ẩm cũng như môi trường sinh trưởng của cây. Để phòng tròng tránh bệnh rầy rệp cho cây xương cá, cần lưu ý đến quy trình chăm sóc cây cho hợp lí, ngoài ra, nếu phát hiện cây bị bệnh cần tiến hành cắt bỏ những phần bị rệp tấn công.
Hi vọng, với những chia sẻ trên, chúng tôi mong rằng bạn sẽ có thêm nhiều những kinh nghiệm bổ ích về loài cây xương cá độc đáo này.
Nguồn bài viết: https://hoadepviet.com/bonsai-nghe-thuat/
Từ khóa » Cây Xương Khô Cách Trồng
-
Cây Xương Khô
-
Cách Chăm Sóc Cây Xương Cá Trồng Chậu – Nông Nghiệp Phố
-
Cây Giao (cây Xương Khô): Tác Dụng Dược Lý & Các Bài Thuốc Chữa ...
-
Cây Xương Cá Cảnh: đặc điểm, Tác Dụng, Cách Trồng Và Chăm Sóc
-
Cây Xương Khô (san Hô Xanh,xương Cá,cây Giao,cành Giao)
-
Những Nguyên Tắc Khi Dùng Cây Xương Khô Trị Viêm Xoang
-
Hướng Dẫn Cách Trồng Cây Giao Tại Nhà | Tài Nguyên Thực Vật
-
Cây Giao (Cây Xương Cá)- Tác Dụng Và Cách Dùng Trị Bệnh
-
Cây Xương Cá (Cây Giao) - Đặc điểm, Cách Chăm Sóc & địa Chỉ Mua
-
Cây Xương Khô Chữa đau Răng - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Cây Xương Khô Chữa đau Răng - Tiền Phong
-
Cây Giao (Cây Xương Cá) - Giống Cây Trồng Cây ăn Trái
-
Vị Thuốc Quanh Ta “Cây Xương Khô” - YouTube