Hướng Dẫn Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Giấy đúng Kỹ Thuật - Sfarm

Hoa giấy với sắc màu rực rỡ, dáng cổ thụ vững chắn, dễ trồng và dễ chăm. Vì thế, nhiều gia đình ưa chuộng trồng hoa giấy làm cổng rào tô điểm thêm cho không gian. Cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu ngay cách trồng hoa giấy và chăm sóc chuẩn kỹ thuật nhé!

  1. 1/ Giới thiệu về cây hoa giấy
    1. 1.1 Đặc điểm sinh trưởng
    2. 1.2 Thời vụ trồng
  2. 2/ Chuẩn bị vật tư
    1. 2.1 Đất trồng
    2. 2.2 Vị trí trồng
    3. 2.3 Chuẩn bị chậu
    4. 3/ Các loại hoa giấy phổ biến hiện nay
  3. 4/ Cách trồng hoa giấy bằng giâm cành
  4. 5/ Chăm sóc hoa giấy nở hoa quanh năm
    1. 5.1. Tưới nước
    2. 5.2. Bón phân
    3. 5.3. Cắt tỉa hoa giấy
    4. 5.4. Sang chậu
  5. 6/ Tuổi thọ của cây hoa giấy
  6. 7/ Ý nghĩa của hoa giấy
    1. Ý nghĩa trong tình yêu
    2. Ý nghĩa bảo vệ cái đẹp
    3. Ý nghĩa tình cảm gia đình
  7. 8/ Những vấn đề thường gặp khi trồng cây hoa giấy

1/ Giới thiệu về cây hoa giấy

Hoa giấy là một loài thực vật thuộc chi thực vật có hoa, có tên khoa học là Bougainvillea, có xuất xứ từ Nam Mỹ. Hiện nay đã phân bố ra nhiều nơi trên thế giới trong đó có Việt Nam.

Hoa Giay Dep Ruc Ro (2)

1.1 Đặc điểm sinh trưởng

Là loài cây ưa sáng, có dạng thân gỗ leo và có gai. Chiều cao thân cây có thể đạt đến 12m.

Lá đơn, mọc cách có dạng hình trứng, lá có màu xanh hoặc cẩm thạch tùy theo loại cây.

Hoa rất đa dạng. Có thể là hoa đơn hoặc hoa kép, với đủ các loại màu sắc khác nhau như: Tím, đỏ, vàng, cam, trắng, hồng,….

Với thời gian nở hoa quanh năm, lâu tàn nên hoa giấy luôn chiếm được niềm ưu ái của những người chơi hoa – kiểng.

1.2 Thời vụ trồng

Nhìn chung, vì là một loài cây dễ sống nên bạn có thể trồng hoa vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Đảm bảo thời tiết không quá khô hanh hay đất ẩm ướt. Tuy nhiên, Đặng Gia Trang khuyên bạn nên tiến hành trồng hay sang chậu vào mùa xuân hoặc mùa thu. Khi tiết trời dịu nhẹ và cây không bị thoát hơi nước quá nhiều.

Hoa Giay Dep Ruc Ro (6)

2/ Chuẩn bị vật tư

2.1 Đất trồng

Cũng như những loài cây khác, để trồng hoa giấy thì đất trồng là một nhân tố không thể thiếu. Cây không đòi hỏi quá cao về đất trồng, cây có thể sống kể cả trên giá thể là đất sỏi đá hay cát. Tuy nhiên, để gốc hoa giấy của bạn phát triển tốt thì bạn nên lựa chọn loại đất sạch, có thành phần dinh dưỡng phù hợp và thoát nước tốt.

Nhìn chung, bạn có thể trộn đất thịt, phân hữu cơ và trấu hoặc xơ dừa theo tỉ lệ 3:1:1 để làm giá thể trồng cây.

Bạn cũng có thể sử dụng loại đất đã được phối trộn sẵn như: Đất sạch hữu cơ trồng hoa – kiểng. Đây là loại đất vô cùng tiện lợi cho chủ vườn đặc biệt là các chủ vườn sống tại đô thị.

dat trong hoa sfarmTrồng hoa giấy với đất trồng hoa SFARM

2.2 Vị trí trồng

Là một loại cây ưa sáng vì thế bạn nên trồng ở những nơi có nhiều ánh sáng mặt trời.

Tuy nhiên, lúc mới trồng hay lúc vừa mới sang chậu bạn nên đưa cây vào chỗ râm để cây hạn chế thoát hơi nước và không bị héo. Sau khi cây đã sinh trưởng ổn định thì có thể đưa cây ra lại ngoài ánh nắng.

Một sai lầm khác mà nhiều người khi trồng hoa giấy hay mắc phải, đó là trồng cây ở vị trí thoát nước kém, dễ ngập nước. Chính điều này sẽ khiến cây phát triển chậm hoặc thậm chí là thối rễ và chết.

2.3 Chuẩn bị chậu

Chọn chậu chính là một bước quan trọng trong quy trình trồng hoa giấy, là một công việc đòi buộc người trồng phải có khả năng đánh giá tốt.

Thông thường bạn có thể chọn chậu nhựa, sứ, hay xi măng đều được. Chậu có chiều cao ít nhất 20cm và chiều rộng có thể dựa vào kích thước thân và tán cây sao cho chậu cây nhìn cân đối.

Về màu sắc chậu, bạn nên chọn chậu có màu sắc không quá sặc sỡ và tương phản với màu hoa. Như thế những bông hoa của bạn có thể trở nên nổi bật hơn.

3/ Các loại hoa giấy phổ biến hiện nay

Ở nước ta hiện nay đã du nhập nhiều giống hoa giấy với màu sắc và đặc điểm khác nhau. Sau đây Đặng Gia Trang sẽ giới thiệu cho bạn 3 giống hoa giấy sẽ trở thành lựa chọn tuyệt vời cho khu vườn nhà bạn:

– Hoa giấy Mĩ: Nổi bật với đặc tính có hoa màu đậm và lâu rụng, đặc biệt là không rụng vào mùa mưa. Loại hoa giấy này là lựa chọn của nhiều người cho vị trí cây cảnh ở ban công hay tầng thượng.

– Hoa giấy Thái: Là loại hoa giấy tương đối thông dụng, với nhiều màu sắc, thân cỗ thụ, phát triển nhanh là loại cây được người chơi bonsai ưa thích.

– Hoa giấy cẩm thạch: Là một loại cây nổi bật với màu sắc lá xanh ngọc với viền vàng kem được rất nhiều người tìm kiếm và sưu tầm. Tuy nhiên đây cũng là loài cây tương đối khó để chăm sóc.

Ngoài ra, thông dụng nhất hiện nay là loài Bông giấy được ghép từ nhiều giống khác nhau. Nhiều người chọn loại giống này bởi vì cho nhiều sắc hoa sặc sỡ và kích thích thị giác của người nhìn.

Cách chọn cành giâm trồng hoa giấy

Cách trồng hoa giấy bằng cành giâm

* Lựa chọn cành giâm:

Là một loài cây dễ nhân giống, bạn có thể giâm, chiết hay ghép đều được. Trong đó, nhân giống bằng hom đang là cách trồng hoa giấy được nhiều người sử dụng bởi vì nó giúp đẩy nhanh thời gian phát triển của cây.

Cành giâm có thể là cành già hoặc vừa hóa gỗ, có chiều dài khoảng 15cm.

Lưu ý: Bạn phải cắt hết lá ở cành hom và gọt vết cắt cho thật phẳng, nếu bạn chưa giâm ngay hãy bảo quản trong bọc kín và tránh ánh sáng mặt trời.

4/ Cách trồng hoa giấy bằng giâm cành

Thời điểm tốt nhất để có thể giâm cành là vào mùa xuân khi thời tiết dịu nhẹ. Bạn có thể thực hiện cách trồng hoa giấy bằng cành giâm theo các bước sau:

Bước 1: Ngâm cành hom đã chuẩn bị ở trên vào dung dịch kích rễ trong 5-10 phút.

Bước 2: Cắm cành hom vào giá thể, độ sâu khoảng từ 7-10 cm và vun đất lại.

Lưu ý: Giá thể có thể là cát, đất hoặc xơ dừa; bạn phải cắm gốc hom xuống đất, không được làm ngược lại.

Bước 3: Cắm cọc cố định gốc hom sao cho không bị lung lay.

Bước 4: Tưới nước và giữ hom ở nơi râm mát.

Sau 2 – 4 tuần hom sẽ bắt đầu ra rễ và bạn có thể trồng vào chậu.

Hoa Giay Dep Ruc Ro (4)

5/ Chăm sóc hoa giấy nở hoa quanh năm

5.1. Tưới nước

Giai đoạn 1: Cây vừa mới trồng vào chậu

Ở giai đoạn này, hệ rễ của cây vẫn còn yếu, bạn nên hạn chế tưới đẫm cho cây, tránh cho cây bị úng và thối rễ. Bạn nên tưới 2 lần/ngày vào buổi sớm và chiều muộn với lượng nước tưới vừa đủ.

Giai đoạn 2: Cây đang trong giai đoạn sinh trưởng

Ở giai đoạn này, mọi cơ quan của cây hoa giấy đã ổn định. Bạn nên tưới nhiều nước hơn để cây có thể sinh trưởng mạnh, ra nhiều chồi và lá.

Giai đoạn 3: Cây chuẩn bị ra hoa

Ở giai đoạn này, bạn phải buộc cây chuyển từ sinh trưởng sang phát triển bằng cách giảm lượng nước tưới xuống. Bạn có thể tưới còn 50% nước trong 1 tuần, sau đó ngừng tưới. Khi bạn thấy lá bắt đầu có dấu hiệu héo và chồi hoa mọc lên thì có thể tăng dần lượng nước tưới 50% và sau đó là 100% sau 7 ngày.

5.2. Bón phân

Vì cây hoa giấy của bạn được trồng trong chậu, vậy nên bạn buộc phải bổ sung dinh dưỡng ngay cho cây sau mỗi đợt hoa. Thực tế, bạn hoàn toàn có thể bón phân hữu cơ hoặc phân hóa học. Tuy nhiên Đặng Gia Trang khuyên bạn hãy sử dụng phân hữu cơ sạch như: PHÂN TRÙN QUẾ SFARM PB01, phân vi sinh, phân chuồng ủ hoai,…

Phân hữu cơ không chỉ tốt cho cây và đất mà nó còn không ảnh hưởng đến hệ VSV trong đất, đặc biệt là nó tốt cho môi trường ở đô thị. Nếu vào dịp cuối năm, để kích hoa giấy nở vào dịp Tết bạn cần chế độ bón phân hợp lý để cây ra hoa đúng Tết Nguyên Đán 

5.3. Cắt tỉa hoa giấy

Công việc cắt tỉa hoa giấy không chỉ giúp tạo tán hay dáng đẹp cho cây mà còn giúp trẻ hóa những cây già cỗi và kích cây ra hoa.

Vậy bạn hãy cắt tỉa cho hoa giấy thường xuyên, tỉa những cành dài để chúng ra chồi phụ, ngắt bớt những lá già để cây phân hóa chồi hoa.

Lưu ý: Dụng cụ cắt phải sạch và tốt hơn hết bạn nên dùng keo liền sẹo để bôi vào những vết thương lớn do việc cắt tỉa tạo ra cho cây để tránh bị nấm mốc xâm nhập.

5.4. Sang chậu

Thông thường hoa giấy trồng trong chậu từ 1 – 2 năm thì bạn nên sang chậu cho cây:

– Trường hợp cây phát triển nhanh và đạt đến sức chịu đựng của chậu, bạn hãy đổi chậu lớn hơn cho cây.

– Trường hợp cây chậm lớn, bạn hãy cắt rễ và thay đất mới cho cây để trẻ hóa cho bộ rễ của cây.

6/ Tuổi thọ của cây hoa giấy

Thật sự rất khó để người ta có thể xác định được tuổi thọ của cây, đặc biệt là đối với loài cây có khả năng sinh trưởng mạnh như cây hoa giấy.

Vì vậy hoa giấy được xem là loài cây trường tồn với thời gian cũng như thể hiện sự bền bỉ của tình yêu con người.

Chăm sóc hoa giấy giâm cànhHoa giấy đẹp

7/ Ý nghĩa của hoa giấy

Cây hoa giấy là loại cây được rất nhiều gia đình trồng trước cổng hoặc trong chậu làm cảnh. Đúng như tên của nó, hoa mỏng manh, nhẹ nhàng và đơn giản. Cây ra với đủ màu sắc sặc sỡ và quanh năm.

Hoa giấy mang ý nghĩa tốt lành trong cuộc sống, bằng sự giản dị của mình. Hoa mang lại cho mọi người cảm giác an yên, hạnh phúc.

Ý nghĩa của màu hoa giấy phụ thuộc vào từng màu hoa. Mỗi màu mang một sứ mệnh khác nhau rất sâu sắc.

Loài hoa này còn thể hiện sự chăm chỉ cần cù của những người nông dân Việt Nam. Điều này đã có từ xa xưa và đến nay vẫn được lưu giữ.

Tuy nó đơn sơ, mong manh, nhẹ nhàng và giản dị như thế. Nhưng lại chứa nội lực và sức sống mạnh mẽ ở bên trong. Nó giống như người con gái Việt Nam với đức tính không sợ giông bão, khó khăn và luôn kiên cường.

Hoa giấy không mang vẻ đẹp kiêu sa, sang trọng mà nó mang nét đẹp giản dị và nhẹ nhàng. Đôi khi với màu trắng tinh khôi mang vẻ đẹp tinh khiết, màu hồng đậm lại mang vẻ đẹp nồng thắm.

Ý nghĩa trong tình yêu

Hoa đơn giản, mộc mạc không sang trọng. Đồng thời còn sinh trưởng rất nhanh, dễ dàng nhân giống. Chính vì thế mà người ta thường nghĩ đến nó khi nhắc tới. Nó tượng trưng cho tình yêu đơn sơ, giản dị. Hoa giấy nhẹ nhàng, dịu dàng, chung thủy, nó như một tình đầu của đôi lứa.

Ý nghĩa bảo vệ cái đẹp

Thân hoa là dạng leo, lại có nhiều gai và rất cứng chắc. Ngược lại với thân hình rắn chắc, những bông giấy lại rất mong manh như những tờ giấy. Cho nên người ta thường nói nó tượng trưng cho sự bảo vệ cái đẹp.

Ý nghĩa tình cảm gia đình

Nhìn vào ai cũng thấy, những bông hoa giấy gắn kết vào nhau chặt chẽ. Vì vậy nó tượng trưng cho tình cảm gia đình, tình anh em khăng khít và sâu sắc.

Hoa Giay Dep Ruc Ro

8/ Những vấn đề thường gặp khi trồng cây hoa giấy

Cây hoa giấy của bạn trồng đã lâu nhưng không ra hoa?

Vậy thì bạn nên đem cây ra chỗ nhiều sáng, nên thử xiết nước và thay đổi chế độ bón phân cho cây.

Hoa giấy của bạn bị rụng hoa đột ngột?

Cây hoa giấy của bạn có thể là giống hoa giấy thái, rất dễ rụng hoa mỗi khi mưa. Hoặc cây của bạn bị sốc nhiệt do thay đổi thời tiết đột ngột, bạn hãy cắt tỉa bớt lá và tưới đầy đủ cho cây.

Cây Hoa giấy của bạn bị vàng lá và có dấu hiệu héo?

Do cây của bạn đã bị úng nước, hãy dời chậu đến vị trí thoát nước và cắt tỉa bớt lá của cây.

Hoa giấy ra bông nhỏ và màu sắc nhợt nhạt?

Cây của bạn có thể đã bị già cỗi hoặc đất trồng của bạn đã thiếu dinh dưỡng (Canxi và Photpho). Hãy thay thay đất, xén rễ và bón phân cho cây ngay nhé.

Hy vọng những thông tin hữu ích về cách trồng hoa giấy cũng như chăm sóc. Có thể giúp bạn trồng và chăm sóc tốt vườn hoa giấy của mình. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hay còn điều gì khác muốn tìm hiểu hãy liên hệ ngay Hotline 0902.652.099, để chúng tôi có thể tư vấn cho bạn cách chính xác và nhiệt tình nhất nhé!

Sfarm.vn

*Xem thêm:

  • Trồng hoa giấy trước cửa nhà có tốt không? Tìm hiểu ngay!
  • Kỹ thuật trồng và chăm sóc các loại cây khỏe, tươi tốt đơn giản
  • Cách trồng cúc họa mi chi tiết từ A đến Z
  • Tại sao nên sử dụng đất sạch SFARM?
  • Thành phần của đất sạch SFARM
=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé! Đánh giá bài viết

Từ khóa » Cây Hoa Giấy Dễ Trồng Không