Hướng Dẫn Cách Trồng Xà Lách Thủy Canh Từ A đến Z - Sfarm

Hiện nay trồng xà lách theo phương pháp thủy canh đang dần được mọi người ưa chuộng và áp dụng phổ biến bởi ưu điểm dễ trồng, không tốn nhiều chi phí mà còn an toàn về chất lượng. Đặng Gia Trang sẽ hướng dẫn bạn cách trồng xà lách thủy canh an toàn và hiệu quả qua bài viết này nhé!

  1. 1/ Hai phương pháp thủy canh hiện nay
    1. 1.1 Phương pháp thủy canh tĩnh
    2. 1.2 Phương pháp thủy canh động
  2. 2/ Các giống xà lách trồng thủy canh phổ biến hiện nay
  3. 3/ Chuẩn bị trước khi trồng xà lách thủy canh động
    1. 3.1 Giá thể thủy canh
    2. 3.2 Thùng chứa dinh dưỡng
    3. 3.3 Rọ thủy canh và phao
    4. 3.4 Cách đặt máy bơm
    5. 3.5 Cách ươm hạt giống
  4. 4/ Kỹ thuật trồng rau xà lách thủy canh
  5. 5/ Cách chăm sóc xà lách thủy canh
    1. Nhiệt độ
    2. Đưa rau con lên giàn thủy canh
    3. Cường độ ánh sáng
    4. Nhiệt độ
    5. Độ pH
  6. 6/ Phòng ngừa sâu bệnh
    1. Hãy đảm bảo sự lưu thông không khí
    2. Hãy sử dụng các tấm chắn và bẫy dính để tránh côn trùng
    3. Hạn chế ánh sáng trực tiếp để ngăn ngừa sự phát triển của tảo
    4. Khử trùng vệ sinh hệ thống
  7. 7/ Thu hoạch xà lách thủy canh
  8. 8/ Một số lưu ý khi trồng xà lách thủy canh

1/ Hai phương pháp thủy canh hiện nay

1.1 Phương pháp thủy canh tĩnh

Hệ thống thủy canh tĩnh thì dung dịch dinh dưỡng sẽ không được chuyển hóa trong quá trình trồng cây. Lúc này rễ cây sẽ được nhúng một phần hoặc toàn bộ vào chất dinh dưỡng. Phương pháp này có ưu điểm là mức chi phí thấp vì không cần đầu tư hệ thống chuyển động dung dịch. Hạn chế là thường có hiện tượng thiếu oxy và giảm độ pH gây ngộ độc cho cây.

1.2 Phương pháp thủy canh động

Hệ thống thủy canh động thì dung dịch sẽ có sự chuyển động trong suốt quá trình trồng cây. Mức chi phí sẽ cao hơn nhưng rễ cây sẽ không bị thiếu oxy. Hệ thống hoạt động theo nguyên lý thủy triều, sục khí cùng với việc tưới nhỏ giọt.

Bên cạnh thuỷ cành, mô hình Aquaponics hiện cũng đang được nhiều người quan tâm, mời bà con xem hướng dẫn làm hệ thống Aquaponics trồng rau nuôi cá để biết chi tiết nhé!

2/ Các giống xà lách trồng thủy canh phổ biến hiện nay

Dưới đây là một số loại xà lách đang được trồng phổ biến hiện nay mà bạn có thể lựa chọn:

+ Xà lách Mỹ: Lớp lá bên ngoài xanh hơn và lớp lá bên trong trắng hơn. Loại này phổ biến nhất vì có kết cấu lá giòn, mùi vị nhẹ nhàng và có nhiều nước.

+ Xà lách lá xoăn: Lá xà lách khá giòn, vị đắng cũng rõ hơn. Lá có nhiều nếp uốn xoăn, gân lá giòn, dài và nhỏ, hơi chát. Loại xà lách này thường được dùng trong các nhà hàng.

+ Xà lách Carol: Xà lách có vị giòn, mát, hơi đắng nhưng một lúc có thể cảm nhận được vị ngọt trong rau, sử dụng để làm salad rất ngon và giàu dinh dưỡng.

+ Xà lách mỡ: Đây là loại xà lách có lá lớn và được sắp xếp “lỏng lẻo”, và rất dễ dàng tách ra từ thân của nó. Nó có kết cấu lá mềm hơn, với hương vị ngọt ngào.

+ Xà lách Romaine: Có lá dài màu xanh đậm, kết cấu lá giòn và hương vị đậm đà hơn các loại khác, là nguồn chứa nhiều vitamin A, C, B1, B2 và axit folic.

+ Xà lách lô lô: Như tên gọi của nó, loại này có lá sắp xếp rời rạc, có tàng lá rộng và xoăn. Nó có hương vị nhẹ và kết cấu lá hơi giòn.

xà lách thủy canhTrồng xà lách thủy canh

3/ Chuẩn bị trước khi trồng xà lách thủy canh động

3.1 Giá thể thủy canh

Có rất nhiều loại chất nền cho bạn lựa chọn bao gồm: len đá, xơ dừa, đá Vermiculite, dăm bào gỗ thông, cát,…

Tất cả những loại chất nền này đều có những ưu điểm và nhược điểm, nhưng bạn có thể lựa chọn bất kỳ loại nào để trồng xà lách.

Thông thường, ở các hộ gia đình đã thi công giàn trồng rau thủy canh thì giá thể được sử dụng chủ yếu là xơ dừa.

3.2 Thùng chứa dinh dưỡng

Hãy mua một thùng chứa lớn hoặc bể cá để làm bể chứa dinh dưỡng cho xà lách. Chọn một bể chứa với diện tích bề mặt lớn, nhưng bạn cũng phải đảm bảo nó sâu ít nhất 8 inch (20 cm) để rễ cây có thể dễ dàng phát triển xuống phía dưới.

Đừng sử dụng bể chứa bằng kim loại. Kim loại có thể bị ăn mòn hoặc bị oxi hóa, giải phóng các chất hóa học có thể phá vỡ quá trình cung cấp dinh dưỡng cho cây.

3.3 Rọ thủy canh và phao

Có một số vật liệu khác nhau để làm rọ, chẳng hạn như xốp hoặc nắp củc bể chứa. Vật dụng có thể dùng để cố định vị trí của cây trồng phía trên nước, còn rễ thì chìm xuống. Khoan lỗ trên tấm giá đỡ cách nhau khoảng 25cm. Tùy vào số lượng giống mà bạn có, khoan bao nhiêu lỗ sẽ có bấy nhiêu rọ và mỗi rọ sẽ chứa một cây con . Đa số trên thị trường đều có bán rọ thủy canh chuyên dụng bạn có thể sử dụng nó.

3.4 Cách đặt máy bơm

Bạn cần phải có một hệ thống tại chỗ tạo ra bong bóng khí hoặc luân chuyển nước trong hồ chứa của bạn để rễ cây không bị nghẹt. Tạo một máy bơm khí trong hồ chứa dinh dưỡng sẽ giúp giải quyết vấn đề.

Bạn cần có một hệ thống ống thủy canh để trồng xà lách. Chiều dài ống thủy canh tùy thuộc vào mức độ và quy mô farm trồng rau mà bạn muốn xây dựng. Tuy nhiên phải đảm bảo độ sâu ít nhất 10 cm, sao cho rễ cây có thể mọc xuống.

3.5 Cách ươm hạt giống

Ngâm hạt theo cách truyền thống: pha nước 2 sôi + 3 lạnh (nhiệt độ khoảng 50 độ C) rồi cho hạt vào ngâm 2 – 3 tiếng. Công đoạn này giúp loại bỏ hạt lép, hạt sâu, hạt thối, tăng tỷ lệ nảy mầm và giúp cây con khỏe mạnh.

Sau đó cho hạt giống vào các giá thể đã được làm ẩm bằng dung dịch dinh dưỡng. Đặt giá thể vào rọ trồng rau. Sau khoảng 1 tuần hạt nảy mầm và ra lá thì cho lên giàn. Lưu ý không để vượt quá thời gian ra cây vì sẽ cây còi cọc do thiếu dinh dưỡng.

4/ Kỹ thuật trồng rau xà lách thủy canh

Khi cây con có chiều cao khoảng 2 inch (5 cm) và có khoảng 4 lá thì tiến hành chuyển cây con vào rọ nhựa. Hãy cẩn thận lấy từng cây con từ các ô (ngăn) cho vào các rọ. Xếp từng rọ vào các lỗ mà bạn đã khoan trên tấm phao nổi hoặc nắp bể chứa rồi đặt chúng vào bể chứa.

5/ Cách chăm sóc xà lách thủy canh

Nhiệt độ

Để xà lách bắt đầu phát triển, cách ngày một lần hãy tưới nước cho vườn ươm để duy trì độ ẩm. Đồng thời để ở nơi có đầy đủ ánh sáng hoặc ánh nắng mặt trời tự nhiên, có nhiệt độ từ 65 – 80°F (từ 18°- 27°C).

Đưa rau con lên giàn thủy canh

Cần cẩn thận, nhẹ nhàng đưa các rọ rau con vào các ô trống trên giàn thủy canh. Lưu ý làm sạch ống thủy canh trước khi cho rọ vào ô trống để đảm bảo dung dịch dinh dưỡng lưu thông tốt và không có chất bẩn gây hại.

Cường độ ánh sáng

Không giống các cây trồng khác, xà lách ưa ánh sáng dịu, không quá gắt. Trồng rau trong môi trường văn phòng hay không gian kín với ánh sáng nhân tạo, thì cần cung cấp cho rau xà lách 10 – 14 giờ ánh sáng huỳnh quang mỗi ngày. Ánh sáng huỳnh quang là tốt nhất vì nó chỉ yêu cầu đầu tư ban đầu rẻ; tiêu thụ ít năng lượng và tỏa ít nhiệt.

Nhiệt độ

Xà lách là một loại rau trồng phát triển tốt hơn trong một môi trường mát mẻ (ôn đới). Để có kết quả tốt nhất, giữ nhiệt độ khoảng 55°F (13°C) vào ban đêm và khoảng 75°F (24°C) vào ban ngày. Nếu nhiệt độ quá nóng thì xà lách sẽ bị cụp lại hoặc ra hoa, điều này sẽ tạo ra vị đắng trong lá xà lách.

Độ pH

Đảm bảo độ pH nằm trong khoảng từ 5,5 đến 6,5. Thường xuyên kiểm tra độ pH bằng một giấy quỳ và đảm bảo rằng nó có tính axit nhẹ đến gần như trung tính để xà lách có thể phát triển tốt nhất. Hiện nay các hệ thống thủy canh quy mô trang trại thường sử dụng bút đo pH để cho kết quả chính xác hơn.

6/ Phòng ngừa sâu bệnh

Xà lách thủy canh vẫn có thể mắc một số loại sâu bệnh hại, vì thế bạn nên lưu ý quan sát khi cây có vấn đề để có biện pháp phòng trừ hiệu quả.

Hãy đảm bảo sự lưu thông không khí

Vườn xà lách thủy canh nên được thông gió tốt để giúp cây trồng có được lượng CO2 cần thiết và ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc, vi khuẩn.

Hãy mở cửa đại hoặc cửa sổ gần cây trồng, hoặc cân nhắc việc lắp một lỗ thông khí với một chiếc quạt thông gió nếu trồng xà lách trong một không gian kín.

Hãy để vườn rau của bạn dưới quạt trần, hoặc lắp một chiếc quạt đặt trên sàn, cho quay gần đó và bật số bé nhất.

Hãy sử dụng các tấm chắn và bẫy dính để tránh côn trùng

Hãy đảm bảo rằng tất cả các cửa sổ gần đó đều được che phủ bởi một tấm chắn côn trùng dạng lưới (màng mịn). Kiểm tra tấm chắn thường xuyên để phát hiện các lỗ hổng, vết rách.

Bất kì một lỗ hổng nào cũng đều phải được che chắn lại. Treo các băng keo lên để bắt bất kì con côn trùng nào đang bay và cố vượt qua tấm chắn.

Hạn chế ánh sáng trực tiếp để ngăn ngừa sự phát triển của tảo

Tảo có xu hướng phát triển trong điều kiện ẩm thấp của một khu vườn thủy canh. Tuy nhiên, tảo không thể phát triển được nếu không có ánh mặt trời trực tiếp.

Nếu xà lách của bạn được đặt dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp vào ban ngày, hãy tạo một bóng râm bao phủ lên các cây.

Khử trùng vệ sinh hệ thống

Nên vệ sinh các dụng cụ, thiết bị của bạn bằng dung dịch thuốc tẩy 2% hoặc một loại chất khử trùng thương mại khác như Greenshield để ngăn ngừa nấm mốc sản sinh trong nước.

Hãy khử trùng tất cả các chậu, hồ chứa, bể chứa và bất kì các dụng cụ chứa hoặc cung cấp nước nào khác tiếp xúc với cây trồng. Thay thế các chất nền đã bị ô nhiễm.

7/ Thu hoạch xà lách thủy canh

Xà lách trồng thủy canh rút ngắn được thời gian thu hoạch đáng kể. Ở một số loại rau xà lách thì thời gian sinh trưởng chỉ trên dưới 24 ngày. Xà lách đủ tiêu chuẩn thu hoạch có yêu cầu như sau:

+ Cây to, phát triển lá chứ không phát triển thân, trọng lượng dao động từ 160 – 320g

+ Phiến lá rộng, xanh tươi, không sâu bệnh, dập úa

+ Đủ số ngày phát triển để đảm bảo chất lượng

Lưu ý: Trước thu hoạch cần cắt dinh dưỡng cho rau trước 0,5 – 2 giờ. Nên thu hoạch lúc sáng sớm hoặc chiều tối để không ảnh hưởng đến chất lượng xà lách.

8/ Một số lưu ý khi trồng xà lách thủy canh

  • Từ khi gieo đến khi rễ cây có khả năng hút dung dịch cần chú ý phun tưới thường xuyên để giữ đủ ẩm cho hạt nảy mầm.
  • Nên khuấy cho dung dịch dinh dưỡng phân tán đều trong thùng chứa để cây hút dễ dàng hơn.
  • Nếu có điều kiện mỗi tuần một lần tiến hành sục khí làm thoáng dung dịch khi cây còn nhỏ và 4 – 5 ngày/lần khi cây lớn giúp cây phát triển tốt hơn.
  • Trong quá trình cây sinh trưởng cây sẽ hút dung dịch trong thùng chứa, vì vậy dung dịch sẽ vơi dần, chú ý bổ sung thường xuyên cho cây (thường 1 lần/tuần) để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây trồng.
  • Quây lưới để bảo vệ rau khỏi côn trùng có hại, nhất là ốc sên nếu trồng ngoài trời.
  • Trong quá trình trồng cần tiến hành tỉa lá già, sâu bệnh để nấm bệnh không phát triển, bắt sâu nếu thấy sâu hại xuất hiện, không nên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
  • Hãy chắc chắn bảo vệ hệ thống thủy canh khỏi nước mưa để tránh pha loãng dung dịch dinh dưỡng.

Như vậy qua bài viết này bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích về cách trồng rau xà lách thủy canh rồi. Mọi chi tiết thắc mắc vui lòng liên hệ Hotline 0902.652.099 nhé!

Sfarm.vn

*Xem thêm

  • Kỹ thuật trồng xà lách cho trang trại đạt năng suất cao
  • Cách trồng xà lách búp siêu ngon tại nhà
  • Cách trồng xà lách búp siêu ngon tại nhà
  • Rau ăn lá là gì? Các loại rau ăn lá dễ trồng tại nhà
=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé! Đánh giá bài viết

Từ khóa » Trồng Xà Lách Thủy Canh