Hướng Dẫn Cách Vẽ Ngũ Giác đều Chính Xác Và đơn Giản Nhất
Có thể bạn quan tâm
Để vẽ được đa giác đều bạn cần đến sự hỗ trợ của thước và compa. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách vẽ ngũ giác đều đơn giản và chính xác nhất, bạn đọc hãy cùng theo dõi để thực hiện nhé.
1. Thế nào là ngũ giác đều?
Ngũ giác đều hay còn gọi là hình 5 cạnh, một hình thể hình học phẳng. Ngũ giác là một đa giác, có 5 cạnh bằng nhau và được xác định bởi năm điểm. Một ngũ giác đều có năm cạnh và năm góc bằng nhau, các cạnh liền kề sẽ tạo thành một góc có số đo là 108 độ, tất cả nằm trong một mặt phẳng.
2. Cách vẽ hình ngũ giác đều đơn giản nhất
Hãy sử dụng compa và thước kẻ để vẽ ngũ giác đều được chuẩn xác nhất nhé. Bạn thực hiện lần lượt theo các bước dưới đây để vẽ ngũ giác đều:
Bước 1: Bạn dựng đường tròn tâm O, dùng thước kẻ 2 đường kính AR và PQ vuông góc với nhau tại O.
(Hoặc bạn có thể dùng thước kẻ đường kính PQ có trung điểm là O, sau đó kẻ đường trung của đoạn PQ, vẽ đường tròn tâm O, đường kính PQ cắt đường trung trực của PQ lần lượt lại A và R.
Hướng dẫn cách vẽ ngũ giác đều đơn giản nhất
Bước 2: Gọi M là trung điểm của đoạn thẳng PO, kẻ đường tròn tâm M bán kính MA cắt đường kính PQ tại N
Cách vẽ hình ngũ giác đều đơn giản nhất
Bước 3: Vẽ đường tròn tâm A, có bán kính là AN, hoặc AM. Đường tròn tâm A này cắt đường tròn tâm O lần lượt tại E và B
Hướng dẫn bạn cách vẽ ngũ giác đều đơn giản và chính xác nhất
Bước 4: Vẽ đường tròn tâm B, có bán kính là BA. Đường tròn tâm B này cắt đường tròn tâm O lần lượt tại A và C.
Đồng thời vẽ đường tròn tâm E, có bán kính là EA. Đường tròn tâm E này cắt đường tròn tâm O lần lượt tại A và D.
Hướng dẫn cách vẽ đa giác đều gồm 5 cạnh bằng nhau
Bước 5: Ta lấy thước kẻ nối 5 điểm A, B, C, D, E lại được ngũ giác đều ABCDE như hình bên dưới.
Cách vẽ ngũ giác đều đơn giản
3. Công thức tính diện tích và chu vi hình ngũ giác đều
Ngũ giác đều là đa giác với năm cạnh bằng nhau.
Các cạnh liền kề tạo thành góc 108°.
Công thức tính diện tích và chu vi hình ngũ giác đều
Trong đó
P – chu vi
S – diện tích
R – bán kính K
r – bán kính K
S’ – tâm
a – các cạnh
K – đường tròn ngoại tiếp
k – đường tròn nội tiếp
Hiện nay trên nhiều các website học tập về toán học có thiết lập sẵn bảng tính trực tuyến. Bạn chỉ cần nhập các thông số a (các cạnh), R (bán kính K), r (bán kính k), như vậy bảng tính sẽ tự động tính toán ra các số liệu diện tích và chu vi hình ngũ giác đều, đồng thời làm tròn đến số thập phân thứ 2. Bạn không mất thời gian nhập công thức tính toán bằng máy tính cầm tay nữa phải không?
Như vậy, bài viết đã hướng dẫn bạn đọc cách vẽ ngũ giác đều đồng thời gợi ý công thức tính diện tích và chu vi hình ngũ giác đều. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc, chúc các bạn thực hiện thành công.
Từ khóa » Cách Vẽ Bát Giác đều Nội Tiếp đường Tròn
-
Cách Vẽ Bát Giác đều Nội Tiếp đường Tròn - Xây Nhà
-
Bát Giác đều ABCDEFGH Nội Tiếp đường Tròn Bán Kính Bằng 1. Tính đ
-
Hướng Dẫn Vẽ đa Giác đều Nội Tiếp đường Tròn đẹp Bằng Geobra
-
CÁCH VẼ TAM GIÁC ĐỀU NỘI TIẾP ĐƯỜNG TRÒN BẰNG COMPA ...
-
Cách Vẽ Ngũ Giác đều Nội Tiếp đường Tròn - Học Tốt
-
Cách Vẽ Ngũ Giác đều Nội Tiếp đường Tròn - Bất Động Sản ABC Land
-
Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Vẽ Ngũ Giác đều
-
Cách Vẽ Hình Bát Giác Đều Đẹp Bằng Thước Và Compa, Xem ...
-
Cách Vẽ Lục Giác đều đơn Giản Nhất - TopLoigiai
-
Bài 8: Đường Tròn Ngoại Tiếp. Đường Tròn Nội Tiếp - LỚP 9
-
Đường Tròn Ngoại Tiếp. Đường Tròn Nội Tiếp - Sách Bài Tập Toán 9 ...
-
Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Vẽ Ngũ Giác đều - VOH
-
Bài 8. Đường Tròn Ngoại Tiếp. Đường Tròn Nội Tiếp