Hướng Dẫn Cách Vệ Sinh Rốn Cho Trẻ Sơ Sinh

Đặt lịch khám chữa bệnh

Quý khách sử dụng dịch vụ Đặt hẹn trực tuyến, xin vui lòng đặt trước ít nhất là 24 giờ trước khi đến khám.

Gửi yêu cầu
  1. Trang chủ
  2. Tin tức
  3. Trẻ em - Nhi - Sơ sinh
Hướng dẫn cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh

Nguyễn Thị Lan

21-12-2020

goole news Thay đổi font chữ 16

Rốn của trẻ sơ sinh chính là một vết thương hở, nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ dễ bị nhiễm trùng. Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh đúng, đảm bảo an toàn sẽ giúp phòng tránh nhiễm khuẩn hiệu quả. Bài viết sau Bác sĩ chuyên khoa của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ đưa ra lời khuyên dành cho các mẹ khi chăm sóc vệ sinh rốn trẻ sơ sinh.

  • Rốn trẻ sơ sinh: Các vấn đề thường gặp? Khi nào cần đến Bệnh viện?

  • Rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi là bị bệnh gì? Chăm sóc và xử lý ra sao?

  • Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh: Cách chăm sóc và lưu ý khi chăm sóc rốn cho trẻ

  • Hướng dẫn cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh

  • Hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng giúp mẹ dễ nhận biết

Nội dung chính
  • Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh
  • Có nên dùng băng rốn không?
  • Sai lầm thường gặp khi vệ sinh rốn
  • Một số biểu hiện rốn ba mẹ cần cho con đi khám

Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh

Bác sĩ chuyên khoa cho biết sau khi bé cất tiếng khóc chào đời, dây rốn được kẹp lại để giữ phần cuống rốn luôn luôn sạch. Việc vệ sinh rốn sau đó là hết sức quan trọng để tránh nhiễm trùng. Trường hợp kẹp rốn bị hở hoặc bị rơi ra, mẹ cần thực hiện việc vệ sinh khu xung quanh rốn mỗi ngày một lần. 

Chị Nguyễn Thị Minh Phương (30 tuổi, sống tại Trần Hưng Đạo, Hà Nội) chia sẻ: “Mình sinh em bé lần đầu nên loay hoay không biết vệ sinh rốn cho con như thế nào mới đúng cách, nhờ có sự tư vấn của điều dưỡng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông mình mới bớt bỡ ngỡ. Giờ thì tắm rửa và vệ sinh rốn cho bé “ngon lành” rồi”.

Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh trước khi rụng rốn

Sử dụng tăm bông để vệ sinh cuống rốn cho bé

  • Bước 4: Sử dụng thêm một tăm bông khác để thấm khô vùng chân rốn và cuống rốn của bé. Mẹ cần lưu ý mỗi lần sát trùng nên sử dụng một tăm bông mới để đảm bảo vệ sinh. 
  • Bước 5: Sử dụng cồn 70 độ để sát trùng xung quanh vùng rốn của bé.
  • Bước 6: Mẹ có thể sử dụng một miếng gạc mỏng để bảo vệ vùng cuống rốn vừa vệ sinh. Thực tế các bé sơ sinh không bắt buộc phải sử dụng băng rốn, tuy nhiên mẹ bầu hoàn toàn có thể sử dụng một miếng gạc thật mỏng để cảm thấy an tâm hơn. 

Vệ sinh rốn khi rốn đã rụng

Khác với việc vệ sinh rốn cho bà bầu, cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh cần hết sức kỹ lưỡng và cẩn thận. Ngay cả khi bé đã rụng rốn thì việc vệ sinh cũng vẫn rất cần thiết. Dưới đây là tổng hợp những vấn đề cần chú ý khi chăm bé sau rụng rốn.

  • Chú ý giữ gốc rốn luôn khô: Mẹ cần lưu ý, rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng cần được để hở, không khí sẽ giúp rốn khô thoáng và mau lành hơn. Thực tế có rất nhiều mẹ do quá lo lắng, sợ rốn bé bị cọ xát đã sử dụng bằng gạc để băng rốn lại. Điều này hoàn toàn không đúng, việc để rốn hở tự nhiên mới là điều nên làm. 
  • Giữ cho gốc rốn sạch: Ngay cả khi trẻ đã rụng rốn thì mẹ vẫn cần phải lưu ý tới cách vệ sinh rốn trẻ sơ sinh. Mỗi ngày nên vệ sinh ít nhất 1 lần bằng bông y tế. Mẹ cần lau nhẹ nhàng vùng gốc rốn để có thể loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn.Tuyệt đối không nên sử dụng xà phòng, cồn hay các dung dịch vệ sinh khác vì chúng có thể gây ra tình trạng kích ứng da của bé. 

Băng rốn quá chặt có thể dẫn tới tình trạng nhiễm trùng

Băng rốn quá chặt có thể dẫn tới tình trạng nhiễm trùng

  • Băng rốn quá chặt: Một số mẹ vì lo sợ quá đã băng rốn của bé quá chặt hoặc quá kín. Điều này có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gia tăng nguy cơ nhiễm trùng. 
  • Cho bé ngâm mình trong nước: Với các bé chưa rụng rốn, trong quá trình tắm mẹ nên cố gắng không để rốn của bé bị ướt. Trường hợp để nước vào rốn trẻ có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng và kéo dài thời gian rụng rốn.
  • Không tự ý bứt núm rốn: Hãy để rốn tự khô, rụng theo tự nhiên, không nên can thiệp bằng việc giật, kéo. Việc làm này có thể gây đau, nhiễm trùng hoặc chảy máu. 
  • Không tự ý bôi thuốc lạ lên rốn trẻ: Một số mẹo dân gian cho rằng việc đắp lá có thể giúp cuống rốn khô và nhanh rụng hơn. Tuy nhiên thực tế những quan niệm này chưa được nghiên cứu khoa học chứng minh. Việc sử dụng có thể vô tình gia tăng nguy cơ nhiễm trùng cuống rốn của bé. 

Một số biểu hiện rốn ba mẹ cần cho con đi khám

Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh, vệ sinh cuống rốn là việc làm cần thiết mà các mẹ cần đặc biệt chú ý. Các mẹ cũng cần theo dõi những bất thường để nhanh chóng đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế uy tín. Một số biểu hiện cần đặc biệt lưu ý bao gồm:

  • Cuống rốn của trẻ có dịch vàng chảy ra kèm theo biểu hiện sưng đỏ.
  • Phần rốn có mùi hôi bất thường gây khó chịu. Với tình trạng này mẹ cần kiểm tra nếu rỉ mủ nên sử dụng tăm bông thấm cồn 35 độ để lau vệ sinh lỗ rốn. Tiếp đó đưa bé đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn chi tiết.
  • Trường hợp mặt ngoài rốn đã đóng vảy nhưng vẫn có mủ, mẹ nên sử dụng bông thấm Nitrofurazone 0,1 % để đắp rốn cho trẻ mỗi ngày 3 đến 4 lần. Tiếp sau đó đưa bé đến bệnh viện để khám và kiểm tra.
  • Bé bị chảy mủ ở rốn kéo dài, sốt cao, mệt mỏi, quấy khóc kéo dài cần nhanh chóng đưa tới bệnh viện. 

Từ khóa » Cách Vs Rốn Cho Trẻ Sơ Sinh