Hướng Dẫn Cách Viết CV Nhân Viên Kinh Doanh Chi Tiết Nhất 2022
Có thể bạn quan tâm
Nhân viên kinh doanh hay còn được gọi là Sales, với mức thu nhập khủng, môi trường làm việc năng động, rộng mở đã thu hút đông đảo sự quan tâm từ các ứng viên trẻ tuổi. Quá trình duyệt hồ sơ để chọn nhân viên Sales khá khắt khe. Vì vậy việc chuẩn bị CV nổi bật sẽ dễ dàng lọt vào mắt xanh nhà tuyển dụng. Hãy cùng theo dõi cách viết CV nhân viên kinh doanh dưới đây.
CV nhân viên kinh doanh là gì?
CV nhân viên kinh doanh (sales) là CV được thiết kế dành cho các nhân viên bán hàng, kinh doanh hoặc người làm trong bộ phận Sales và Marketing. Mục kỹ năng và mục tiêu nghề nghiệp là 2 phần quan trọng nhất, bởi nhà tuyển dụng sẽ dựa vào đó để đánh giá ứng viên có phù hợp với vị trí họ đang tìm kiếm hay không?
Xem thêm: Kinh doanh thông tin và những lợi thế tuyệt vời khiến bạn bất ngờ
Top 3 tiêu chí để đánh giá một CV nhân viên kinh doanh
Để sở hữu một chiếc CV cho nhân viên kinh doanh đẹp mắt không thể bỏ qua 3 tiêu chí sau:
Bố cục
Để bố cục được hợp lý, cần đảm bảo sự cân đối và logic của các nội dung trong CV để thu hút người xem nhất bằng cách chia bố cục CV thành hai phần bằng nhau hoặc chia bố cục thành 4 phần ở giữa có hai giao điểm chính cắt nhau. Đây là cách chia khá phổ biến và an toàn. Bố cục cần chú ý sắp xếp nội dung nào cần bổ trợ hoặc cần được nhấn mạnh.
Lưu ý: Không nên làm bố cục khi mục tiêu đề ở trang trước còn nội dung ở trang sau, hoặc nội dung bị thừa một ít sang trang tiếp theo, cố gắng căn chỉnh tất cả nội dung nằm trên cùng 1 trang giấy A4 là đẹp nhất.
Hình thức
Hình thức nắm giữ một vai trò rất quan trọng, một chiếc CV bắt mắt sẽ trở nên đặc biệt hơn trong mắt nhà tuyển dụng, đặc biệt đối với CV xin việc kinh doanh có rất nhiều sự cạnh tranh. Chính vì vậy, thay vì sử dụng cách viết CV truyền thống tại Word bị hạn chế bởi các chức năng hỗ trợ không linh hoạt thì bạn có thể sử dụng các phần mềm thiết kế CV chuyên nghiệp, photoshop, các công cụ hỗ trợ để CV trở nên độc đáo hơn. Tuy nhiên, nếu bạn không khéo tay, có thể sử dụng mẫu cv xin việc có sẵn tại đây để nhanh và thuận tiện hơn.
Nội dung
Một chiếc CV đúng chuẩn thường không thể thiếu phần nội dung được, đây là yếu tố “cốt lõi” của một chiếc CV. Tuy nhiên, không yêu cầu điều gì quá cao siêu, chỉ cần ứng viên đáp ứng đủ các thông tin chính xác, ngắn gọn, đầy đủ ý, không quá sơ sài. Nội dung phải được trình bày cân đối với nhau sẽ ghi được điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng.
Hướng dẫn cách viết CV nhân viên kinh doanh siêu hiệu quả
Để sở hữu một bản CV nhân viên kinh doanh đạt tiêu chuẩn, ứng viên cần đảm các mục cơ bản cơ bản sau đây:
Xem thêm: Các loại hình kinh doanh phổ biến nhất hiện có ở Việt Nam
Thông tin cá nhân
Một bản CV nhân viên kinh doanh phải đảm bảo đầy đủ các thông tin cá nhân như:
- Ảnh chân dung
- Họ và tên
- Ngày sinh
- Địa chỉ
- Số điện thoại
- Chức danh ứng tuyển
- …..
Lưu ý: Ảnh chân dung cá nhân nên lựa chọn ảnh rõ mặt, không cần quá nghiêm túc, chỉ cần một tấm ảnh với nụ cười sáng là được.
Cách viết trình độ học vấn
Mặc dù nhân viên kinh doanh (sales) không yêu cầu bằng cấp quá khắt khe, đối với các bạn tốt nghiệp THPT hoặc trung cấp cũng có cơ được làm việc. Mặc dù vậy, nhưng khi đào tạo một ứng viên có kỹ năng và nền tảng kiến thức tốt sẽ có nhiều cơ hội để thăng tiến hơn. Với mục trình độ học vấn các ứng viên được đào tạo ở đại học với các chuyên ngành: kinh tế quốc tế, marketing, quản trị kinh doanh, kinh doanh thương mại,…được cho là phù hợp nhất
Lưu ý: Mục trình độ học vấn khá quan trọng nên dù ứng viên có bằng đại học hoặc THPT cũng đều cần ghi rõ, tránh bỏ qua nội dung này.
Ví dụ: Đại học Công Đoàn (9/2016 – 6/2020)
Ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Xếp loại: Khá
Kinh nghiệm làm việc
Đã có kinh nghiệm
Nếu đã từng có kinh nghiệm làm nhân viên kinh doanh hoặc kinh doanh các mặt hàng, sản phẩm đúng cùng thị trường với doanh nghiệp thì đây sẽ là một lợi thế rất lớn, bởi nhà tuyển dụng luôn mong muốn tìm được ứng viên năng động trong lĩnh vực. Ứng viên cần đảm bảo liệt kê các thông tin như:
- Viết từ 3 – 5 kinh nghiệm
- Kinh nghiệm nên có liên quan đến bán hàng, tiếp thị, kinh doanh, tư vấn
- Liệt kê đầy đủ các thông tin như: tên công ty, vị trí, thời gian làm việc, thành tích, mô tả nhiệm vụ,…
Chưa có kinh nghiệm
Đối với ứng viên chưa có kinh nghiệm sẽ có 2 trường hợp:
- Chưa đi làm chính thức: đây là các ứng viên có các trải nghiệm trong thời gian ngắn như làm các công việc part – time, làm thêm bán hàng, đi thực tập, nhân viên phục vụ,….Hãy liệt kê thật kỹ các công việc và kỹ năng có liên quan để nhà tuyển dụng cân nhắc và xem xét. Nếu ứng viên đủ điều kiện, công ty không ngại nhận vào để đào tạo bài bản
- Chưa từng có bất kì trải nghiệm nào: Là các ứng viên chưa từng đi làm hoặc làm công việc có liên quan đến bán hàng, kinh doanh, thì hãy ghi rõ các hoạt động tại câu lạc bộ hoặc hoạt động ngoại khóa tại trường cũng là một lợi thế.
Kỹ năng
Đây là mục khá quan trọng mà nhà tuyển dụng để tâm đến, một nhân viên kinh doanh tiềm năng không thể thiếu được các kỹ năng, nó còn quan trọng hơn cả bằng cấp. Bởi công ty có thể đào tạo được bạn kiến thức về sản phẩm, dịch vụ nhưng không thể tự phát triển kỹ năng của ứng viên trong thời gian ngắn. Vì vậy, hãy liệt kê tất cả các kỹ năng có liên quan đến vị trí nhân viên kinh doanh như:
- Kỹ năng giao tiếp, tương tác
- Kỹ năng tư vấn, chăm sóc khách hàng
- Kỹ năng chốt sales
- Kỹ năng ngoại ngữ
- Kỹ năng thuyết trình
- Kỹ năng phân tích
- Kỹ năng xử lý tình huống
- ……
Lưu ý: Không nên liệt kê quá dài, chỉ cần đảm bảo liệt kê ngắn gọn, chính xác.
Mục tiêu nghề nghiệp
Tại mục tiêu nghề nghiệp, ứng viên không nên phóng đại mục tiêu lên cao, vượt qua khả năng của bản thân, mà hãy thực tế, dù là mục tiêu ngắn hay dài hạn đều phải gắn với con đường kinh doanh trong tương lai. Bạn nên viết mục tiêu kèm con số cụ thể sẽ thể hiện được nội dung tốt hơn là các mục tiêu không rõ mình muốn làm gì kế tiếp trong tương lai.
Ví dụ:
- Hoàn thành tốt các chỉ tiêu công việc do cấp trên đề ra và trong vòng 3 năm tới có thể trở thành chuyên gia kinh doanh, quản lý một đội ngũ nhân viên kinh doanh xuất sắc.
- Trong tương lai đạt được KPI theo chỉ tiêu, mở rộng được danh sách khách hàng tiềm năng, mang lại lợi nhuận cao cho công ty.
Mẫu CV nhân viên kinh doanh “đốn tim” nhà tuyển dụng
Để thuận tiện trong việc tạo CV nhanh chóng, các ứng viên có thể tham khảo các mẫu dưới đây:
Mẫu 1
Dùng ngay mẫu CV này
Mẫu 2
Dùng ngay mẫu CV này
Trên đây là các hướng dẫn chi tiết về cách viết CV nhân viên kinh doanh nhanh chóng nhất, dù bạn là ứng viên đã có kinh nghiệm hay chưa thì cơ hội xin vào vị trí kinh doanh là điều không quá khó, chỉ cần bạn chuẩn bị đầy đủ và chu đáo một chiếc CV nổi bật, thì cơ hội được làm việc tại công ty mong muốn là điều không quá khó. Chúc bạn thành công!
5 (100%) 1 voteTừ khóa » Cv Xin Việc Nhân Viên Kinh Doanh ô Tô
-
Mẫu CV Nhân Viên Kinh Doanh Ô Tô - ViecLamVui
-
13932 Mẫu CV NHÂN VIÊN KINH DOANH Ô TÔ Thiết Kế Chuẩn Nhất ...
-
#2011 Mẫu CV NHÂN VIÊN KINH DOANH Ô TÔ MAZDA Thiết Kế ...
-
Mách Bạn Cách Viết CV Xin Việc Sale ô Tô Chi Tiết Nhất
-
Những Mẹo Hữu ích Cho CV Xin Việc Sale ô Tô Cực Hiệu Quả
-
Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Viết CV Xin Việc Sale ô Tô Chuyên Nghiệp
-
Mẫu CV Xin Việc Nhân Viên Kinh Doanh
-
Tạo CV Xin Việc Sale ô Tô để Lấy Cắp Trái Tim Nhà Tuyển Dụng
-
Tham Khảo Cách Viết Mẫu CV Xin Việc Sale ô Tô ấn Tượng Nhất
-
Tìm Việc Làm Nhan Vien Kinh Doanh O To, Tuyển Dụng ... - TopCV
-
Nhân Viên Kinh Doanh Ô Tô (Thu Nhập 20 - 30 Triệu Hoặc Nhiều ...
-
Vén Màn Bí Mật Về Kinh Nghiệm Viết CV Xin Việc Sale ô Tô Chuẩn