Hướng Dẫn Cách Viết Hồ Sơ Xét Tuyển đại Học, Xét Tuyển Học Bạ Mới ...

Trong bài viết dưới đây 123job sẽ chia sẻ tới bạn đọc các thông tin về kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia là gì? Cách viết hồ sơ thi THPT quốc gia và sẽ hướng dẫn cho các em học sinh cách viết hồ sơ xét tuyển đại học, tuyển sinh đại học bằng học bạ mới nhất để tránh sai sót và giúp tiết kiệm thời gian.

I. Tìm hiểu về kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia là gì?

Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia là một trong những kỳ thi quan trọng trong ngành Giáo dục tại Việt Nam và cũng là kỳ thi quan trọng đối với các em học sinh. Đây là một kỳ thi xét tuyển đại học và cao đẳng chuyển từ giai đoạn học kiến thức nền tảng lên kiến thức chuyên nghiệp để hành nghề.

Đơn vị tổ chức thi tuyển là các trường Đại học, Cao đẳng, Học viện trên cả nước và Cục nhà trường trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, Cơ sở Giáo dục và Đào tạo.

Đối tượng tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia là các thí sinh đã hoàn thành xong chương trình THPT và các chương trình tương đương tại Việt Nam. Đối với những thí sinh chưa có bằng tú tài hay đối với những ai đã tốt nghiệp THPT nhưng có nguyện vọng sẽ được tuyển sinh vào các trường Đại học, Cao đẳng trên cả nước.

Tìm hiểu về kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia là gì?

Tìm hiểu về kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia là gì?

Xem thêm: Lịch thi và tổng hợp bộ đề thi tham khảo Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021

II. Hồ sơ thi THPT quốc gia bao gồm những giấy tờ gì?

1. Đối với thí sinh đang là học sinh lớp 12

  • Phiếu đăng ký xét tuyển đại học: Gồm 2 phiếu (phiếu số 1 và phiếu số 2).
  • Chứng minh thư nhân dân (thẻ căn cước công dân): 2 mặt photocopy trên cùng một mặt giấy A4.
  • Ảnh thẻ kích thước 4×6: 2 ảnh đựng trong phong bì. Lưu ý, phía sau ảnh cần ghi rõ họ tên và ngày tháng năm sinh của mình. Bên cạnh đó, cần phải có 1 ảnh để dán vào mặt bì đựng phiếu đăng ký dự thi xét tuyển đại học.
  • Phong bì dán tem: 1 chiếc ghi rõ và đầy đủ địa chỉ, số điện thoại liên lạc của thí sinh.
  • Các loại giấy chứng nhận liên quan: Ví dụ như hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích (nếu có). Và những giấy tờ hợp pháp sẽ được hưởng chế độ ưu tiên trong kỳ thi xét tuyển đại học.

2. Đối với thí sinh tự do chưa tốt nghiệp THPT

  • Chuẩn bị 2 phiếu đăng ký dự tuyển giống nhau.
  • Chứng minh thư nhân dân (thẻ căn cước công dân): 2 mặt photocopy trên cùng một mặt giấy A4.
  • Ảnh thẻ kích thước 4×6: 2 ảnh đựng trong phong bì. Lưu ý, phía sau ảnh cần ghi rõ họ tên và ngày tháng năm sinh của mình. Bên cạnh đó, cần phải có 1 ảnh để dán vào mặt bì đựng phiếu đăng ký dự thi.
  • Phong bì dán tem: 1 chiếc ghi rõ và đầy đủ địa chỉ, số điện thoại liên lạc của thí sinh.
  • Các loại giấy chứng nhận liên quan: Ví dụ như hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích (nếu có). Và những giấy tờ hợp pháp sẽ được hưởng chế độ ưu tiên trong kỳ thi xét tuyển đại học.
  • Một bản sao học bạ THPT hoặc một tờ phiếu kiểm tra của người học theo đúng hình thức tự học đối với giáo dục thường xuyên.
  • Bản sao bằng tốt nghiệp THCS hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp.
  • Giấy xác nhận bảo lưu quá trình học nhưng phải được chính Hiệu trưởng trường THPT nơi thí sinh dự thi xác nhận.
  • Trong trường hợp thí sinh tự do mất bản chính học bạ THPT nhưng nếu có nguyện vọng dự thi thì cần phải có xác nhận lại học bạ và được cấp dựa trên cơ sở đối chiếu hồ sơ sao lưu tại trường THPT làm căn cứ vào hồ sơ dự tuyển kỳ thi.

Hồ sơ thi THPT quốc gia bao gồm những giấy tờ gì?

Hồ sơ thi THPT quốc gia bao gồm những giấy tờ gì?

3. Đối với thí sinh tự do đã tốt nghiệp THPT

  • Phiếu đăng ký dự tuyển: Gồm 2 phiếu (phiếu số 1 và phiếu số 2).
  • Chứng minh thư nhân dân (thẻ căn cước công dân): 2 mặt photocopy trên cùng một mặt giấy A4.
  • Ảnh thẻ kích thước 4×6: 2 ảnh đựng trong phong bì. Lưu ý, phía sau ảnh cần ghi rõ họ tên và ngày tháng năm sinh của mình. Bên cạnh đó, cần phải có 1 ảnh để dán vào mặt bì đựng phiếu đăng ký dự thi.
  • Phong bì dán tem: 1 chiếc ghi rõ và đầy đủ địa chỉ, số điện thoại liên lạc của thí sinh.
  • Một bản sao bằng tốt nghiệp THPT hoặc bằng trung cấp.

Xem thêm: Review nhanh về trường đại học Tôn Đức Thắng - Có đáng để lựa chọn?

III. Cách viết hồ sơ thi THPT quốc gia

Ở mục SỞ GDĐT……… MÃ SỞ: Thí sinh đăng ký dự thi xét tuyển đại học tại đơn vị đăng ký dự thi thuộc sở nào thì cần ghi tên sở đó vào vị trí trống, sau đó điền 2 chữ số biểu thị mã sở vào trong 2 ô trống tiếp theo, mã sở GD&ĐT do Bộ GD&ĐT quy định. Đối với mục số phiếu: Thí sinh không cần ghi mục này.

Cách viết hồ sơ thi THPT quốc gia

Cách viết hồ sơ thi THPT quốc gia

Cách viết hồ sơ thi THPT quốc gia

  • Mục 1. Họ và tên viết tên đúng và chính xác như giấy khai sinh, bằng chữ in hoa có dấu.

Đối với mục giới tính thì nữ ghi số 1 và nam ghi số 0

  • Mục 2: Ngày, tháng năm sinh. Ghi đúng ngày, tháng, năm sinh như giấy khai sinh. Nếu ngày tháng năm nhỏ hơn 10 thì bạn cần ghi thêm số 0 phía trước. Phần năm sinh chỉ cần viết 2 số cuối.
  • Mục 3: a) Nơi sinh của chỉ cần ghi rõ tên tỉnh hoặc thành phố, nếu sinh ở nước ngoài thí sinh cần ghi rõ tên quốc gia đó (theo tiếng Việt Nam). b) Về mục dân tộc thì ghi đúng theo giấy khai sinh. c) Quốc tịch nước ngoài thì bạn cần đánh dấu (X) vào ô bên cạnh.
  • Mục 4: Đối với Chứng minh nhân dân mẫu cũ thì ghi 9 chữ số vào 9 ô cuối bên phải còn ba ô đầu để trống; đối với căn cước công dân thì bạn ghi đủ 12 chữ số vào các ô tương ứng.
  • Mục 5: Ghi đầy đủ và chính xác mã tỉnh (thành phố), mã huyện (quận) và mã xã (phường), đối với các xã (phường) thuộc Khu vực 1 thì sẽ do Bộ GD&ĐT quy định. Thí sinh cần tra cứu tại nơi đăng ký dự thi để ghi đúng địa điểm chính xác.
  • Mục 6: Ghi rõ tên trường và địa chỉ huyện (quận), tỉnh (thành phố) của trường. Ghi mã tỉnh nơi trường đóng vào 2 ô đầu và ghi mã trường vào 3 ô tiếp theo (mã trường phải ghi theo quy định của Sở GD&ĐT, nếu mã trường có 1 chữ số thì 2 ô đầu tiên sẽ ghi số 0, còn nếu mã trường có 2 chữ số thì ô đầu tiên ghi số 0).

Mục tên lớp: Ghi rõ tên lớp 12 nơi bạn đang học (ví dụ 12A1, 12A2...). Đối với thí sinh dự thi tự do thì ghi là thí sinh tự do ghi “TDO”.

  • Mục 7: Ghi rõ số điện thoại và email của bản thân. Đối với thí sinh có yêu cầu điều chỉnh việc đăng ký xét tuyển tuyển sinh đại học trực tuyến thì cần đăng ký số điện thoại di động cá nhân để được cấp mật khẩu sử dụng một lần (OTP) qua SMS và bạn lưu ý phải đảm bảo cho sự bảo mật khi đăng ký xét tuyển trực tuyến.
  • Mục 8: Thí sinh phải ghi rõ thông tin của người liên hệ như: họ và tên; số điện thoại; địa chỉ xóm (số nhà), thôn (đường phố, ngõ ngách), xã (phường), huyện (quận) và tỉnh (thành phố). Địa chỉ này cũng chính là địa chỉ nhận Giấy báo trúng tuyển đại học nếu thí sinh trúng tuyển.
  • Mục 9: Thí sinh có nguyện vọng lấy kết quả dự thi THPT Quốc gia để xét tuyển đại học; cao đẳng Giáo dục Mầm non thì đánh dấu (X) vào ô bên cạnh.
  • Mục 10: Bắt buộc phải đánh dấu (X) vào một trong 2 ô để biểu thị rõ thí sinh đang học theo chương trình THPT hay chương trình GDTX.
  • Mục 11: Đối với thí sinh tự do thì phải đánh dấu (X) vào một trong 2 ô để từ đó phân biệt được rõ là thí sinh tự do chưa tốt nghiệp THPT hay đã tốt nghiệp THPT (tính đến thời điểm đăng ký dự thi).
  • Mục 12: Thí sinh đăng ký dự thi xét tuyển đại học tại Hội đồng thi nào thì ghi tên Hội đồng thi đó và mã Hội đồng thi sẽ do Bộ GDĐT quy định vào vị trí tương ứng.
  • Mục 13: Học sinh đang học tại trường THPT nào thì nộp đăng ký xét tuyển đại học tại trường đó. Đối với các đối tượng khác nộp đăng ký xét tuyển đại học tại các địa điểm do Sở GD&ĐT quy định. Mã đơn vị đăng ký xét tuyển đại học cần ghi theo hướng dẫn của nơi nhận ĐKDT.
  • Mục 14: Đối với thí sinh hiện nay đang là học sinh lớp 12 (chưa tốt nghiệp THPT) thì phải đăng ký bài thi tại điểm a và thí sinh không được phép chọn các môn thi thành phần ở điểm b.
  • Mục 15: Đối với những thí sinh có nguyện vọng miễn thi ngoại ngữ thì cần ghi rõ loại chứng chỉ đủ điều kiện miễn thi hoặc phải ghi rõ là thành viên của đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế môn Ngoại ngữ nào theo quy định của Bộ GD&ĐT. Hoặc thí sinh cũng có thể ghi loại chứng chỉ ngoại ngữ để đăng ký xét tuyển theo yêu cầu của trường Đại học, Cao đẳng. Đối với loại chứng chỉ có ghi điểm thi (điểm toàn bài thi) thì thí sinh phải ghi điểm vào mục “Điểm thi”.
  • Mục 16: Thí sinh đã dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT ở năm trước, nếu có những bài thi/môn thi đủ điều kiện mà bảo lưu theo quy định, thí sinh muốn bảo lưu điểm của bài thi/môn thi nào thì ghi điểm của bài thi/môn thi đó vào ô tương ứng.
  • Mục 17: Thí sinh tự xác định đối tượng ưu tiên và cần ghi đúng ký hiệu của các đối tượng ưu tiên theo quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học; tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non và văn bản hướng dẫn. Nếu các thông tin khai thiếu trung thực thì sẽ bị xử lý theo các quy định hiện hành. Đối với những thí sinh thuộc diện ưu tiên thì phải nộp đủ giấy tờ, minh chứng hợp pháp cho trường khi đến nhập học.
  • Mục 18: Đối với thí sinh dự thi có mục đích là để xét tuyển đại học, cao đẳng thì cần ghi mã khu vực vào ô trống như sau: Khu vực 1 (KV1) thì điền chữ số 1, Khu vực 2 nông thôn (KV2-NT) thì điền 2NT, Khu vực 2 (KV2) thì điền chữ số 2, Khu vực 3 (KV3) thì điền chữ số 3.
  • Mục 19: Ghi theo hướng dẫn trên phiếu đăng ký dự thi xét tuyển đại học.
  • Mục 20: Đối với những thí sinh thi với mục đích chính là lấy kết quả để xét học liên thông lên/sang cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, đại học thì cần đánh dấu (X) vào ô đã tốt nghiệp ở bậc học tương ứng: Đã tốt nghiệp trung cấp (TC) hoặc đã tốt nghiệp cao đẳng (CĐ) hoặc đại học (ĐH).
  • Mục 21: Mục này dành cho những thí sinh có nguyện vọng xét tuyển đại học; tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non.

Xem thêm: Có nên học trường Đại học Lạc Hồng không? Cơ sở vật chất của trường?

IV. Hồ sơ xét tuyển học bạ bao gồm những gì?

1. Xét học bạ là gì?

Xét tuyển học bạ là phương thức tuyển sinh đại học phổ biến hiện nay dựa trên kết quả điểm của 3 năm học THPT hoặc điểm trung bình của năm học lớp 12 theo tổ hợp môn để xét tuyển đại học. Ưu điểm của phương thức này là tạo điều kiện cho thí sinh giảm bớt áp lực ôn tập cũng như thi cử. Đây cũng là cơ hội lớn cho các em học sinh có kết quả học tập cấp 3 tốt để rộng đường bước vào cánh cửa đại học.

2. Xét học bạ như thế nào?

Đối với việc tuyển sinh đại học bằng phương thức xét học bạ thì có rất nhiều phương thức khác nhau. Ví dụ như:

  • Có trường sẽ xét điểm trung bình học tập của cả 3 năm học THPT.
  • Có trường lại xét kết quả học tập của năm học lớp 12.
  • Có trường lại dựa vào tổng điểm trung bình 3 môn trong tổ hợp xét tuyển đại học.
  • Có trường yêu cầu điểm trung bình của cả 3 năm học THPT của từng môn trong tổ hợp xét tuyển đại học...

3. Hồ sơ xét tuyển học bạ bao gồm những gì?

  • Đơn đăng ký xét tuyển đại học (có mẫu của từng trường).
  • Bản photo học bạ công chứng.
  • Bằng tốt nghiệp THPT hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời đã công chứng.
  • Chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân (bản photo chứng thực).
  • Giấy chứng nhận diện ưu tiên (nếu có).
  • Phong bì dán sẵn tem và ghi đầy đủ về địa chỉ liên lạc, số điện thoại của thí sinh để trường thông báo kết quả xét tuyển đại học.
  • 04 ảnh 3x4.
  • Lệ phí xét tuyển (tùy vào từng trường Đại học, Cao đẳng).

4. Lưu ý khi xét học bạ để chắc chắn đỗ

Lưu ý khi xét học bạ để chắc chắn đỗLưu ý khi xét học bạ để chắc chắn đỗ

  • Dù là xét học bạ thì thí sinh cũng vẫn phải đảm bảo điều kiện là đỗ tốt nghiệp cấp 3.
  • Giữa phương thức xét tuyển học bạ và xét tuyển nguyện vọng hoàn toàn không ảnh hưởng đến nhau. Các em học sinh có thể đăng ký xét tuyển học bạ vào một trường dù bạn không đăng ký nguyện vọng vào trường đó.
  • Thí sinh có thể nộp hồ sơ xét học bạ ở nhiều trường khác nhau và nếu đỗ ở nhiều trường sẽ được tự chọn nhập học ở trường nào.
  • Ở một số trường đại học, số lượng hồ sơ đăng ký theo phương thức xét học bạ rất lớn ngay trong đợt xét tuyển đại học đầu tiên. Ở đợt sau có thể điều kiện xét tuyển đại học sẽ cao hơn. Chính vì vậy, bạn nên nộp hồ sơ càng sớm càng tốt để có khả năng trúng tuyển cao hơn.
  • Để nắm chắc cơ hội trúng tuyển và không bị lãng phí thời gian thì thí sinh cần hiểu rõ kết quả học tập THPT của mình cũng như điều kiện xét tuyển đại học của từng trường.
  • Bạn cần chuẩn bị thật đầy đủ hồ sơ xét tuyển học bạ, nếu không nộp đủ giấy tờ cần thiết, không ghi đầy đủ các thông tin cá nhân thì hồ sơ của bạn có rất nhiều khả năng sẽ bị loại.
  • Việc xét tuyển đại học bằng học bạ có số chỉ tiêu nhất định tùy vào thông tin tuyển sinh đại học của từng trường, thí sinh nên đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia và dùng điểm thi xét tuyển Đại học để tránh được trường hợp xét tuyển học bạ mà không đỗ.

Xem thêm: Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch học sinh chuẩn nhất 2021

V. Bộ GD&ĐT công bố lịch thi tốt nghiệp THPT 2021

Bộ GDĐT vừa công bố lịch thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) trong hướng dẫn tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Theo đó, kỳ thi dự kiến diễn ra vào ngày 7 và 8.7.2021.

Theo đó, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 diễn ra từ ngày 6 - 9.7.2021. Trong đó, có 2 ngày thi chính thức là ngày 7 và 8.7.2021.Lịch thi cụ thể như sau:

555

Năm 2021, để xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh giáo dục THPT phải dự thi 4 bài thi, gồm 3 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi tổ hợp (Khoa học Tự nhiên hoặc Khoa học Xã hội) do thí sinh tự chọn.

Thí sinh giáo dục thường xuyên (GDTX) dự thi 3 bài thi, gồm 2 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn và 1 bài thi tổ hợp (Khoa học Tự nhiên hoặc Khoa học Xã hội) do thí sinh tự chọn.

Thí sinh GDTX có thể đăng ký dự thi thêm bài thi Ngoại ngữ để lấy kết quả xét tuyển sinh đại học.

Thí sinh tự do (đã tốt nghiệp THPT hoặc trung cấp) được đăng ký dự thi các bài thi độc lập, bài thi tổ hợp hoặc môn thành phần của bài thi tổ hợp.

Lưu ý, khi làm thủ tục dự thi, thí sinh phải có căn cước công dân. Các sở giáo dục và đào tạo, các trường phổ thông hướng dẫn để học sinh có căn cước công dân trước khi nộp phiếu đăng ký dự thi.

Trong trường hợp không có căn cước công dân thì hệ thống quản lý thi sẽ gán cho thí sinh một mã số gồm 12 ký tự để quản lý. Những thí sinh muốn điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển sinh đại học, cao đẳng thì phải đăng ký số điện thoại, email của mình khi đăng ký dự thi.

Theo: Báo Lao động

Xem thêm:Đại học Kiến trúc Hà Nội - Ngôi trường mơ ước của sinh viên ngành kiến trúc

VI. Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin về xét tuyển đại học, cách viết hồ sơ xét tuyển đại học, xét tuyển học bạ mới nhất mà 123job muốn gửi tới các em học sinh, nhất là các bạn cuối cấp. Hy vọng với những chia sẻ ở bài viết giúp bạn biết cách viết hồ sơ xét tuyển đại học và tránh gặp phải những sai sót nhất. 123job chúc các em hoàn thành xuất sắc kỳ thi tốt nghiệp THPT với kết quả tốt nhất và sớm có được tấm vé vào ngôi trường Đại học, Cao đẳng mà bản thân mơ ước!

Từ khóa » Cách Ghi Nơi Sinh Trong Hồ Sơ Thi đại Học