Hướng Dẫn Cách Viết Hóa Đơn Bán Hàng Cho Hộ Kinh Doanh

Hóa đơn bán hàng là một trong những loại hóa đơn quan trọng mà các kế toán cần quan tâm. Để hiểu hơn về hóa đơn này và nắm bắt được cách viết hóa đơn bán hàng cho hộ kinh doanh các bạn đừng bỏ qua bài viết dưới đây. Chúng tôi sẽ cung cấp và hướng dẫn chi tiết tới các bạn nội dung này.

cách viết hóa đơn bán hàng cho hộ kinh doanh

Hóa đơn bán hàng cho hộ kinh doanh

1. Hóa đơn bán hàng là gì?

Hóa đơn bán hàng (hay còn gọi là hóa đơn trực tiếp, hóa đơn thông thường) là loại hóa được sử dụng để kê khai và tính thuế theo phương pháp trực tiếp.

Loại hóa đơn này được áp dụng cho các cá nhân, tổ chức thực hiện kinh doanh hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trong nước hoặc khi xuất khẩu hàng hóa vào các khu phi thuế quan và các trường hợp khác tương tự như xuất khẩu như: Hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho các cá nhân, tổ chức thuộc khu phi thuế quan; hoạt động bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ ở trong nước. Hóa đơn bán hàng trong trường hợp này sẽ bao gồm cả hóa đơn điện tử, hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết chuyển dữ liệu với cơ quan thuế.

2. Đối tượng được sử dụng hóa đơn bán hàng

Đối tượng được phép sử dụng hóa đơn bán hàng là các cá nhân, tổ chức sử dụng phương pháp kê khai và tính thuế theo phương pháp trực tiếp, bao gồm:

- Các tổ chức kinh doanh (không phải là doanh nghiệp) có bao gồm nhà thầu nước ngoài, hợp tác xã hay các ban quản lý dự án.

- Các hộ, cá nhân kinh doanh

- Các doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp theo tỉ lệ % doanh thu của doanh nghiệp.

- Các doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế hay từng vi phạm về hóa đơn, đã bị phạt hành chính về việc trốn thuế, gian lận thuế thì phải dùng hóa đơn tự in, đặt in.

3. Hướng dẫn cách viết hóa đơn bán hàng cho hộ kinh doanh

cách viết hóa đơn bán hàng cho hộ kinh doanh cá thể

Cách viết hóa đơn bán hàng cho hộ kinh doanh cá thể

Khi viết hóa đơn bán hàng cho hộ kinh doanh cần chú ý điền đầy đủ các thông tin dưới đây:

Chỉ tiêu “Ngày tháng năm”:

- Đối với hoạt động bán hàng: Là ngày chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa.

- Đối với hoạt động cung cấp dịch vụ: Là ngày hoàn thành việc cung cấp dịch vụ

- Đối với hoạt động xây dựng: Là ngày nghiệm thu bàn giao công trình, hạng mục công trình

Thông tin người bán

- "Đơn vị bán hàng”: Ghi tên công ty bán hàng

- “Mã số thuế”: Ghi mã số thuế của bên bán hàng

- “Địa chỉ”: Ghi địa chỉ bên bán theo giấy phép đăng ký kinh doanh

- “Điện thoại/Fax”: Ghi số điện thoại, số fax của đơn vị bên bán (nếu có)

- “Số tài khoản”: Ghi số tài khoản giao dịch đã đăng ký với cơ quan thuế theo mẫu 08

Thông tin người mua hàng

- “Họ tên người mua hàng”: Ghi họ và tên của người mua hàng, trường hợp người mua không lấy hóa đơn thì ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”

- “Tên đơn vị”:  Ghi tên đầy đủ hoặc tên viết tắt của bên mua hàng theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế.

- “Mã số thuế”: Ghi mã số thuế của bên mua hàng

- “Địa chỉ”:Ghi địa chỉ chính xác của bên mua theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế

Nếu tên, địa chỉ người mua quá dài, trên hóa đơn người bán được viết ngắn gọn một số danh từ thông dụng như: “Phường” => “P”; “Quận” => “Q”, “Thành phố” => “TP”, “Việt Nam” => “VN” hoặc “Cổ phần” => “CP”, “Trách nhiệm Hữu hạn” => “TNHH”, “Khu công nghiệp” => “KCN”, “Chi nhánh” => “CN”, “sản xuất” => “SX”, … nhưng phải đảm bảo đầy đủ số nhà, tên đường, phố/ thôn, xóm; phường/ xã; quận/huyện, tỉnh/thành phố. Những thông tin này phải xác định được chính xác tên, địa chỉ doanh nghiệp và phù hợp với đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế của doanh nghiệp.

- “Hình thức thanh toán”: Ghi “CK” nếu thanh toán qua ngân hàng và ghi “TM” nếu thanh toán bằng tiền mặt; trường hợp chưa xác định hình thức thanh toán ghi “TM/CK”.

Lưu ý: Những hóa đơn có tổng trị giá thanh toán từ 20 triệu đồng trở lên thanh toán chuyển khoản thì người mua mới được khấu trừ thuế GTGT và được hạch toán vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

- “Số tài khoản”: Chỉ tiêu này có thể bỏ qua hoặc ghi số tài khoản của đơn vị, người mua hàng.

Thông tin hàng hóa dịch vụ

- “STT”: Ghi số thứ tự tăng dần (1,2,3…) của các loại hàng hóa, dịch vụ căn cứ hợp đồng

- “Tên hàng hóa, dịch vụ”: Ghi đầy đủ, chi tiết, chính xác tên của từng loại hàng hóa/ dịch vụ bán ra giống như tên hàng hóa lúc mua vào (theo đúng tên, ký hiệu, mã)

- “Đơn vị tính”: Ghi đơn vị tính của hàng hóa bán ra giống với đơn vị tính khi mua vào. (Ví dụ: Nếu mua vào đơn vị tính là “cái” thì bán ra phải ghi đơn vị tính là “cái”). Nếu có sự thay đổi đơn vị tính thì phải có bảng qui đổi có xác nhận của nhà cung cấp.

- “Số lượng”: Ghi số lượng của hàng hóa/ dịch vụ bán ra

- “Đơn giá”:  Ghi giá bán của 1 đơn vị sản phẩm chưa bao gồm thuế GTGT

- “Thành tiền”: Ghi tổng số tiền (Tổng số tiền = đơn giá x số lượng)

- “Cộng tiền hàng”: Ghi tổng của các chỉ tiêu “Thành tiền”

- “Thuế suất thuế GTGT”: Ghi mức thuế suất của hàng hóa, dịch vụ là 0%, 5%, 10% tùy từng mặt hàng. Lưu ý: Các mặt hàng có thuế suất giống nhau thì mới được viết chung 1 hóa đơn

- “Tiền thuế GTGT”:Ghi tiền thuế GTGT(Tiền thuế GTGT = Cộng tiền hàng x Thuế suất thuế GTGT)

Lưu ý: Nếu hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế, miễn thuế thì gạch chéo “/” phần “Thuế suất thuế GTGT” và “Tiền thuế GTGT” (trường hợp viết hóa đơn giấy). Đối với đơn vị sử dụng hóa đơn điện tử thì nội dung này sẽ được lược bỏ trên hóa đơn

- “Tổng tiền thanh toán”:Ghi tổng tiền thanh toán (Tổng tiền thanh toán = Cộng tiền hàng + Tiền thuế GTGT)

  • Chỉ được làm tròn số lẻ đến hàng đơn vị (VD: 1.980.364,6 đ = 1.980.365 đ hoặc 200.346,4đ = 200.346đ)
  • Đồng tiền ghi trên hóa đơn là đồng Việt Nam (Việt Nam đồng)

+ Trường hợp người bán được bán hàng thu tiền là ngoại tệ theo quy định của pháp luật, tổng số tiền thanh toán được ghi bằng nguyên tệ, phần chữ sẽ ghi bằng tiếng Việt. (Ví dụ: 20.000 USD sẽ ghi là “Hai mươi nghìn đô la Mỹ”). Bên cạnh đó, người bán ghi trên hóa đơn tỷ giá ngoại tệ so với đồng Việt Nam (tỷ giá ngoại tệ được ghi dựa theo tỷ giá giao dịch bình quân của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã công bố tại thời điểm lập hóa đơn).

+ Trường hợp ngoại tệ đơn vị thu về là loại tiền không có tỷ giá với đồng Việt Nam thì ghi tỷ giá chéo với một loại ngoại tệ khác được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tỷ giá.

Chỉ tiêu “Người mua hàng”:

- Người mua hàng ký và ghi rõ họ tên (trường hợp bán hàng qua điện thoại, mạng,… thì người mua hàng không phải ký nhưng phải ghi rõ là bán hàng qua điện thoại, mạng,…).

- Đối với hóa đơn điện tử, tại chỉ tiêu này là chữ ký số của bên mua hàng. Trường hợp bên mua không có chữ ký số, bên mua là không phải là đơn vị kế toán và 2 bên không thỏa thuận yêu cầu chữ ký số người mua trên hóa đơn điện tử thfi không nhất thiết phải có chữ ký số

Chỉ tiêu “Người bán hàng”:

- Người viết hóa đơn sẽ ký và ghi rõ họ tên. Đối với hóa đơn điện tử mục này sẽ là chữ ký số của đơn vị.

Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách viết hóa đơn bán hàng cho hộ kinh doanh cá thể. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp ích cho các đơn vị trong quá trình sử dụng hóa đơn.

 

Đăng ký dùng thử miễn phí hóa đơn điện tử iHOADON TẠI ĐÂY

✅ iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 

- Miền Bắc: Hotline: 19006142 - Tel/Zalo: Ms. Hằng  0912 656 142

- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899

iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

NỘI DUNG LIÊN QUAN Hộ kinh doanh cá thể có được xuất hóa đơn đỏ không? Hộ kinh doanh cá thể có cần lấy Hóa đơn đầu vào không? Hóa đơn đầu ra xuất trước hóa đơn đầu vào có được hay không?

HaTT_TT

Từ khóa » Hóa đơn Bán Hàng