Hướng Dẫn Cách Viết Nhật Ký Thi Công Xây Dựng Công Trình Chính Xác ...

Kiến thức cần biết để viết nhật ký thi công xây dựng công trình

Nhật ký thi công xây dựng công trình là một tài liệu quan trọng trong công tác lập hồ sơ chất lượng công trình xây dựng. Việc ghi chép nội dung nhật ký rất quan trọng, nếu không nắm rõ quy định về nhật ký thi công có thể xảy ra sai sót gây bất lợi cho nhà thầu thi công khi thanh tra, kiểm toán, hoàn công sau này. Người ghi chép nhật ký thi công xây dựng công trình cần có kiến thức tổng hợp, bám sát theo thực thế của Dự án, bao gồm:

  • Nắm rõ về hồ sơ thầu: Để hiểu về những dữ liệu đầu vào tối thiểu mình sẽ có như số lượng máy móc, thiết bị, nhân lực huy động cho Dự án
  • Nắm rõ về Dự toán: Để hiểu với một khối lượng thi công thì cần định mức tối thiểu về số nhân lực, số thiết bị, công ca máy phù hợp
  • Nắm rõ về biện pháp thi công, trình tự thi công, nghiệm thu: Để hiểu đúng về thời gian thi công, các công việc sẽ diễn ra của từng cấu kiện, hạng mục công trình
  • Nắm rõ thực tế thi công, thực tế của công trình: Luôn bám sát thực tế, nhật ký phản ánh đúng thực tế thi công.
  • Viết nhật ký thi công xây dựng công trình cần tuân thủ theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021. Cụ thể theo Phụ lục IIA của Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định chi tiết về nội dung nhật ký thi công công trình xây dựng

Nhật ký thi công xây dựng công trình

Quy định về hình thức của Nhật ký thi công

Căn cứ theo phụ lục IIA của Nghị định 06/2021/NĐ-CP thì có quy định chi tiết:

Nhật ký thi công do nhà thầu lập cho từng gói thầu xây dựng hoặc toàn bộ công trình xây dựng.

  • Bạn phải nắm rõ về gói thầu theo hợp đồng thi công xây dựng và hạng mục của gói thầu để tránh việc viết sai và thiếu sót hoặc nhầm lẫn.
  • Lưu ý: Thực tế có những trường hợp anh em viết riêng theo hạng mục của các gói thầu, điều này là không đúng quy định

Chủ đầu tư thỏa thuận với Nhà thầu thi công xây dựng về hình thức và nội dung của nhật ký thi công xây dựng làm cơ sở thực hiện trước khi thi công xây dựng công trình

  • Hình thức thể hiện nhật ký có thể là đánh máy hoặc chép tay, hoàn toàn là sự thỏa thuận giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu thi công, vì vậy bạn sẽ áp dụng theo thực tế Dự án quy định.
  • Nội dung chi tiết thể hiện trong cuốn nhật ký thi công xây dựng công trình là sự thỏa thuận giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu thi công nên bạn sẽ thấy mỗi Dự án có một các trình bày, thể hiện nội dung là không giống nhau.

Hướng dẫn cách viết nhật ký thi công xây dựng công trình

Nội dung nhật ký thi công xây dựng công trình

Theo quy định tại Phụ lục IIA của Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định chi tiết về nội dung nhật ký thi công công trình xây dựng:

  • a) Diễn biến điều kiện thi công (nhiệt độ, thời tiết và các thông tin liên quan); số lượng nhân công, thiết bị do nhà thầu thi công xây dựng huy động để thực hiện thi công tại hiện trường; các công việc xây dựng được nghiệm thu hàng ngày trên công trường;
  • b) Mô tả chi tiết các sự cố, hư hỏng, tai nạn lao động, các vấn đề phát sinh khác và biện pháp khắc phục, xử lý trong quá trình thi công xây dựng công trình (nếu có);
  • c) Các kiến nghị của nhà thầu thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng (nếu có);
  • d) Những ý kiến về việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công xây dựng của các bên có liên quan.

Hướng dẫn lập Nhật ký thi công tự động bằng 3 Bước thực hành

Hướng dẫn cách viết nhật ký thi công xây dựng công trình chính xác theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP

Cách ghi chép các nội dung thể hiện trong nhật ký thi công

1. Diễn biến thời tiết:

  • Căn cứ theo thực tế.
  • Lưu ý những ngày mưa bão không thể thi công được là trường hợp bất khả ảnh hưởng đến tiến độ thi công và sẽ được giảm trừ nếu chậm tiến độ nên bạn ghi càng chi tiết càng tốt.

2. Số lượng thiết bị:

  • Loại máy thi công cần sử dụng căn cứ theo biện pháp thi công được duyệt, với Dự án nhỏ biện pháp thi công ít thay đổi có thể căn cứ theo hồ sơ dự thầu.
  • Số lượng máy móc tương ứng với khối lượng công việc, cần căn cứ theo định mức để biết số lượng theo quy định. Số lượng theo định mức là số lượng tối thiểu chúng ta thể hiện trong nhật ký thi công để tránh việc thanh tra kiểm toán cắt hoặc giảm trừ khối lượng sau này.
  • Lưu ý về loại máy và số lượng phải phù hợp với tiến độ huy động máy móc, thiết bị được phê duyệt, biên bản nghiệm thu máy móc thiết bị để đưa vào sử dụng.

3. Số lượng nhân lực:

  • Căn cứ vào tình hình thực tế nhân lực của Nhà thầu tại hiện trường.
  • Căn cứ vào biểu đồ nhân lực trong tiến độ thi công được phê duyệt.
  • Căn cứ theo định mức để biết số lượng nhân lực theo quy định, và đây cũng là số lượng tối thiểu chúng ta đưa vào nhật ký thi công. Thường số nhân lực ghi theo thực tế thi công thường lớn hơn định mức quy định

4. Các công việc thi công, nghiệm thu hàng ngày:

  • Ghi chép theo thực tế thi công và nghiệm thu tại hiện trường, phù hợp với tiến độ thi công được duyệt. Luôn bám sát thực tế với tiến độ thi công được phê duyệt để tránh những việc bị phạt tiến độ không đáng có.
  • Cần nắm rõ biện pháp thi công được phê duyệt, trong đó thể hiện diễn biến thi công từng bước của một công việc xây dựng. Dựa vào đó bạn có thể biết thời gian thi công và nghiệm thu là bao lâu để viết cho chính xác, phù hợp.

5. Mô tả chi tiết các sự cố, hư hỏng, tai nạn lao động, các vấn đề phát sinh khác và biện pháp khắc phục, xử lý trong quá trình thi công xây dựng công trình (nếu có)

  • Ghi chép theo thực tế tại hiện trường, theo các biên bản hiện trường đã được xác nhận.

6. Các kiến nghị của nhà thầu thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng (nếu có);

  • Theo thực tế của Dự án, theo ý kiến của các bên tham gia ký nhật ký thi công.

7. Những ý kiến về việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công xây dựng của các bên có liên quan.

  • Theo thực tế của Dự án, theo ý kiến của các bên tham gia ký nhật ký thi công.

8. Thành phần ký nhật ký thi công

  • Điều này không thể hiện trong quy định, theo thực tế việc ký nhật ký thi công sẽ áp dụng tương tự như thành phần ký biên bản nghiệm thu công việc xây dựng.

Video hướng dẫn cách viết nhật ký thi công và những điều cần lưu ý

Video chia sẻ trên nội dung quy định về nhật ký thi công - Điều 10 - Thông Tư 26/2016 /TT-BXD, tuy nhiên nội dung nhật ký thi công vẫn giống như Phụ lục IIA của Nghị định 06/2021/NĐ-CP, bình mới rượu cũ.

Các bạn có thể tham khảo

Dành cho Kỹ sư quản lý chất lượng, lập hồ sơ chất lượng công trình

Phương pháp 05 Bước thiết lập và xuất hàng loạt Hồ sơ chất lượng

  • Hướng dẫn sử dụng tổ chức dữ liệu toàn bộ dữ liệu nghiệm thu chỉ cần 01 file Excel
  • Xây dựng file Hồ sơ chất lượng tự động bằng các hàm, lống ghép hàm trong Excel mà không cần biết đến VBA
  • In hàng loạt Hồ sơ nghiệm thu trên Excel chỉ cần 01 click mà không cần VBA - tặng kèm phần mềm tiện ích XDAddins bản quyền
  • Lập và xuất nhật ký thi công tự động
Tư vấn hỗ trợ đăng ký chứng thư số công cộng đấu thầu

Từ khóa » Cách Viết Nhật Ký Thi Công Xây Dựng Công Trình