Hướng Dẫn Cách Viết Sáng Kiến Kinh Nghiệm Hay, Không Thể Bỏ ...

Sáng kiến kinh nghiệm là một phần gắn liền với những năm tháng dạy học của giáo viên. Thế nhưng, ngay cả những người có kinh nghiệm lâu năm trong nghề thì đây vẫn là một nỗi “ám ảnh” rất lớn. Trong bài viết dưới đây, Tri Thức Cộng Đồng sẽ chia sẻ đến bạn cách viết sáng kiến kinh nghiệm vừa đơn giản lại hiệu quả cũng như những mẫu sáng kiến kinh nghiệm phục vụ cho nhu cầu tham khảo.

Mục lục

  • 1. Thế nào là một sáng kiến kinh nghiệm chất lượng?
  • 2. Hình thức trình bày sáng kiến kinh nghiệm
  • 3. Cấu trúc bố cục viết sáng kiến kinh nghiệm chuẩn
  • 4. Hướng dẫn cách viết phần nội dung sáng kiến kinh nghiệm chi tiết
    • 4.1. Đặt vấn đề
    • 4.2. Giải quyết vấn đề
    • 4.3. Kết luận 
  • 5. Một số lưu ý viết sáng kiến kinh nghiệm hiệu quả
  • 6. Download Miễn phí Mẫu sáng kiến kinh nghiệm hay tham khảo

1. Thế nào là một sáng kiến kinh nghiệm chất lượng?

Hình ảnh Thế nào là một sáng kiến kinh nghiệm chất lượng?
Thế nào là một sáng kiến kinh nghiệm chất lượng?

Muốn viết được sáng kiến kinh nghiệm hay, trước tiên bạn phải nắm được những tiêu chí đánh giá sáng kiến kinh nghiệm. Từ đó chú trọng vào những yếu tố này để gây ấn tượng với giám khảo. Vậy các yếu tố cần thiết cho bài sáng kiến kinh nghiệm là gì? 

  • Chủ đề mới mẻ và sáng tạo: 

Đã là một sáng kiến kinh nghiệm thì chắc chắn nó cần phải đảm bảo tính mới mẻ, điều này có nghĩa là chủ đề của sáng kiến phải chưa từng được công bố, không trùng lặp với những sáng kiến trước đó. 

Đồng thời, người viết cũng cần sáng tạo trong cả nội dung và hình thức, khai thác những góc nhìn mới mẻ, giải quyết được những vấn đề còn tồn đọng.

  • Tính thực tiễn và khả năng ứng dụng: 

Sáng kiến kinh nghiệm có nghĩa là nó phải áp dụng được vào trong thực tế. Dù cho sáng kiến của bạn có mới mẻ đến đâu mà tính ứng dụng vào đơn vị giáo dục không cao thì sáng kiến kinh nghiệm đó coi như không có giá trị. 

  • Tính hiệu quả: 

Khi viết sáng kiến kinh nghiệm, bạn cũng cần lưu ý đánh giá được tính hiệu quả của sáng kiến, sự tiết kiệm về thời gian, công sức trong quá trình giảng dạy, quản lý đồng thời góp phần phát triển, cải thiện môi trường của học sinh. 

Tham khảo: Đề Tài Sáng Kiến Kinh Nghiệm THCS Hay

2. Hình thức trình bày sáng kiến kinh nghiệm

Để thể hiện được tính chuyên nghiệp cho sáng kiến kinh nghiệm, người viết cần chú ý đến hình thức của bài viết. Nhìn chung, bạn cần phải đáp ứng được những yêu cầu sau:

  • Ngôn ngữ: 

Bài viết phải được diễn đạt lưu loát, dễ hiểu, súc tích, tránh những biểu đạt ẩn ý, hoa mỹ khiến cho người đọc hiểu lầm.

  • Nội dung: 

Nội dung bài viết cần được chỉn chu trong cách sắp xếp sao cho khoa học, kiến thức được hệ thống hóa, đảm bảo đầy đủ và chi tiết.

  • Tài liệu tham khảo: 

Tất cả tài liệu tham khảo cần phải được trích dẫn và ghi nguồn cụ thể, sắp xếp theo quy định.

  • Trình bày trên khổ giấy A4 (21,0 x 29,7cm); Kiểu chữ Time New Roman; Phông Unicode; Cỡ chữ 13; Lề trái 3cm, lề phải 2cm, lề trên 2cm, lề dưới 2cm.
  • Đánh số trang bên phải phía dưới bắt đầu tính từ phần nội dung của sáng kiến kinh nghiệm. 

3. Cấu trúc bố cục viết sáng kiến kinh nghiệm chuẩn

Hình ảnh Cấu trúc bố cục viết sáng kiến kinh nghiệm chuẩn
Hình ảnh Cấu trúc bố cục viết sáng kiến kinh nghiệm chuẩn

Một bài sáng kiến kinh nghiệm hay trước hết là một bài sáng kiến kinh nghiệm đảm bảo đúng cấu trúc. Bám sát theo cấu trúc cũng chính là cách đơn giản và hiệu quả nhất để làm sáng kiến kinh nghiệm, tránh được những sai sót và đảm bảo đầy đủ về mặt nội dung.

Một bản sáng kiến kinh nghiệm gồm có trang bìa, mục lục, phần nội dung, tài liệu tham khảo, nhận xét đánh giá và được trình bày như sau:

  1. Trang bìa: 

Trang bìa được trình bày bao gồm các nội dung tên cơ quan, đơn vị giao dục, tên sáng kiến kinh nghiệm, tên người thực hiện, chức vụ và ngày tháng, đơn vị. 

  1. Mục lục:

Tên phần/chương:…………………………………………………………………… Trang

Tên các mục lớn:…………………………………………………………………….. Trang

Tên các mục con:……………………………………………………………………. Trang

  1. Nội dung:

I.PHẦN MỞ ĐẦU

  1. Lý do chọn đề tài
  2. Mục đích nghiên cứu
  3. Nhiệm vụ nghiên cứu
  4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
  5. Phương pháp nghiên cứu
  6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
  7. Cơ sở lý luận
  8. Cơ sở thực tiễn
  9. Các biện pháp nghiên cứu

III. KẾT QUẢ VÀ ỨNG DỤNG

– Kết quả

– Ứng dụng

  1. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

– Kết luận: 

+ Nêu ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm

+ Bài học kinh nghiệm

– Kiến nghị: Đối với Phòng GD&ĐT, đối với đơn vị giáo dục đang công tác. 

  1. Tài liệu tham khảo:

Tài liệu tham khảo phải sắp xếp theo quy tắc như sau: tài liệu trong nước trước, tài liệu nước ngoài sau. Cách viết tài liệu tham khảo theo mẫu: số thứ tự – tên tác giả – tên tài liệu – năm xuất bản – tên nhà xuất bản. 

  1. Nhận xét, đánh giá: Góp ý sáng kiến kinh nghiệm của ban giám khảo. 
Tham khảo mẫu bìa sáng kiến kinh nghiệm để bài sáng kiến kinh nghiệm được hoàn thiện hơn!

4. Hướng dẫn cách viết phần nội dung sáng kiến kinh nghiệm chi tiết

Nội dung là phần quan trọng nhất của sáng kiến kinh nghiệm. Chính vì thế mà bạn cũng cần lưu ý đầu tư nhiều thời gian và công sức nhất cho phần này. Trong đó, cách viết nội dung sao cho hiệu quả là quan trọng nhất. 

4.1. Đặt vấn đề

Đặt vấn đề hay lý do chọn đề tài là phần mà ở đó người viết phải trả lời câu hỏi “Tại sao lựa chọn đề tài nào?”. Để trả lời đúng trọng tâm nhất bạn nên căn cứ vào bối cảnh, yêu cần thực tế, tính cấp thiết của vấn đề. 

Trước tiên, bạn cần nêu vấn đề mà bạn sẽ giải quyết thông qua sáng kiến kinh nghiệm của mình. Tiếp đó, bạn có thể trình bày những khó khăn, thực trạng đang diễn ra tại đơn vị, cơ sở giáo dục cũng như khẳng định tính thời sự, cấp thiết của sáng kiến. Cuối cùng, kết lại bằng việc tuyên bố sáng kiến mà bạn sẽ trình bày là lựa chọn tối ưu để giải quyết những tồn đọng. 

4.2. Giải quyết vấn đề

Sáng kiến kinh nghiệm sinh ra là để giải quyết vấn đề. Vì vậy đây được coi như phần nội dung quan trọng nhất của bài. Do đó mà bạn cần triển khai được những nội dung chi tiết, góc nhìn đa chiều ở phần này. Phần giải quyết vấn đề bao gồm những mục nhỏ hơn như sau: 

  • Những vấn đề lý luận chung: 

Phần này bạn nêu ra những kiến thức mà bạn dùng làm cơ sở lý luận để phục vụ cho việc nghiên cứu và hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm. Những nội dung này cũng sẽ giúp cung cấp cho người đọc nền tảng kiến thức từ đó có thể tiếp thu những gì mà bạn trình bày một cách dễ dàng hơn. 

  • Thực trạng của vấn đề: 

Trước khi nghiên cứu, đưa ra giải pháp thì những vấn đề mà cơ sở giáo dục đang gặp phải là gì, đâu là những bất cập cần phải giải quyết, đó chính là những nội dung mà bạn cần chỉ ra trong phần này. 

  • Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề: 

Bạn nên đưa ra hệ thống biện pháp được sắp xếp hợp lý. Đồng thời đừng quên đánh giá mức độ hiệu quả và khả năng áp dụng vào thực tiễn của từng biện pháp để người đọc có thể thấy được mức độ tối ưu của sáng kiến. 

  • Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: 

Hiệu quả của những biện pháp mà bạn sử dụng cho sáng kiến kinh nghiệm thường được thể hiện dưới dạng bảng biểu, là minh chứng thực tế và có căn cứ. Đó có thể con số cũng có thể là biểu đồ,… Những điều này sẽ tăng tính thiết thực và minh chứng cho tính đúng đắn của giải pháp. 

Những nội dung mà bạn có thể trình bày ở phần này bao gồm: 

  • Sáng kiến kinh nghiệm đã được áp dụng thử nghiệm ở đâu, trong phạm vi nào, đối tượng trải nghiệm trực tiếp là ai?
  • Kết quả thu được ra sao, có những kết quả nào tiến triển nổi bật hơn so với những sáng kiến được đưa ra trước đó?

4.3. Kết luận 

  • Kết luận, tóm tắt những giải pháp đã đưa ra trong phần nội dung.
  • Khẳng định khả năng áp dụng vào thực tế và hiệu quả đem lại của sáng kiến.
  • Rút ra bài học kinh nghiệm. 
  • Đề xuất ý kiến, kiến nghị với cơ quan cấp trên. 
Tham khảo: Sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 5

5. Một số lưu ý viết sáng kiến kinh nghiệm hiệu quả

Hình ảnh Một số lưu ý viết sáng kiến kinh nghiệm hiệu quả
Hình ảnh Một số lưu ý viết sáng kiến kinh nghiệm hiệu quả

Cách viết sáng kiến kinh nghiệm hay thì bạn cần lưu tâm đến những điểm sau đây: 

  • Ý tưởng cho đề tài: 

Việc lựa chọn đề tài phù hợp và sáng tạo là rất quan trọng. Có rất nhiều đề tài khác nhau cho bạn lựa chọn nhưng bạn cần phải đánh giá được mức độ phù hợp với hoàn cảnh, cân nhắc đến tính hiệu quả của nó… 

  • Đặt tên đề tài: 

Tưởng chừng việc đặt tên đề tài khá dễ dàng nhưng thực tế có rất nhiều người đã đặt tên đề tài sai dẫn đến nội dung trình bày đi sai hướng. Do đó, khi đặt tên đề tài, bạn cần đảm bảo nó khái quát được toàn bộ phạm vi và nội dung mà bạn sẽ trình bày. Tên đề tài không nên quá dài cũng không nên quá ngắn quá chung chung. 

  • Các bước viết sáng kiến:

Tuân thủ theo các bước viết đề cương sẽ giúp bạn đi đúng hướng và tránh được những rủi ro không đáng có. Các bước viết sáng kiến bao gồm viết đề cương, tìm kiếm và tổng hợp thông tin, tài liệu, viết bản thảo và cuối cùng là triển khai chi tiết. 

6. Download Miễn phí Mẫu sáng kiến kinh nghiệm hay tham khảo

Dưới đây là mẫu sáng kiến kinh nghiệm hay mà bạn có thể tham khảo để có thể hình dung rõ ràng nhất về cách làm, cách viết và cách triển khai. 

Link mẫu sáng kiến kinh nghiệm tham khảo TẠI ĐÂY

Trên đây là hướng dẫn viết sáng kiến kinh nghiệm đầy đủ nhất cho bạn tham khảo. Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích nhất.

Nếu như bạn có bất cứ khó khăn nào cần giúp đỡ hãy liên hệ ngay với Tri Thức Cộng Đồng thông qua SĐT: 0946 88 33 50 hoặc Email: ttcd.group@gmail.com để được hỗ trợ.

Nguồn: Tri Thức Cộng Đồng

Từ khóa » Bố Cục Sáng Kiến Kinh Nghiệm