Hướng Dẫn Cách Xác định đầu Dây Motor 3 Pha Và Cách đấu đúng ...
Có thể bạn quan tâm
Động cơ điện 3 pha được ứng dụng phổ biến trong sản xuất và gia đình nhằm chuyển đổi năng lượng điện thành cơ năng và cung cấp mô men lực cho thiết bị điện. Tuy nhiên, nói đến cách xác định đầu dây motor 3 pha hay cách đấu motor 3 pha thì không phải ai cũng biết. Do đó, trong bài viết này, Kyoritsuvietnam.net sẽ chia sẻ đến bạn những kiến thức liên quan đến vấn đề trên.
Đặc điểm của động cơ điện 3 pha
Để biết cách xác định đầu dây 3 pha thì trước tiên bạn cần phải hiểu được động cơ điện 3 pha là gì cũng như cấu tạo của nó.
Động cơ 3 pha (hay motor 3 pha) là động cơ điện xoay chiều, hoạt động dựa trên sơ đồ nối điện. Cấu tạo của động cơ điện 3 pha bao gồm 2 thành phần chính là stator để tạo và từ trường quay và roto.
Để tăng thêm hiệu quả cho động cơ, thông thường, người ta sẽ ghép nhiều thanh kim loại chung thành một lồng hình trụ, mặt bên trên được tạo nên bởi nhiều thanh kim loại song song. Bộ phận này được gọi chung là roto lồng sóc.
Cơ chế hoạt động của động cơ 3 pha tương tự như điện xoay chiều. Nó có chức năng chính là chuyển đổi năng lượng điện thành cơ năng nhằm cung cấp mô men lực. Ngoài ra, nó cũng có thêm nhiều chức năng nổi bật khác.
Khi mắc động cơ vào vào mạng điện 3 pha, stato sẽ tạo ra từ trường quay khiến cho roto quay liên tục. Chuyển động quay của roto sẽ được phần trục của máy truyền ra ngoài giúp máy móc hoạt động hay hỗ trợ cho các cơ cấu chuyển động khác.
Thông thường, số rãnh của motor 3 pha là: 18, 24, 27, 30, 36, 42, 48, 54, 60, 72. Bên cạnh motor 3 pha 6 đầu dây, thì motor 3 pha 9 đầu dây và motor 3 pha 12 đầu dây cũng được ứng dụng phổ biến. Vậy làm thế nào để xác định đầu dây motor 3 pha và cách đấu dây motor 3 pha như thế nào, cùng tìm hiểu ngay nội dung tiếp theo.
Cách xác định đầu dây motor 3 pha bằng đồng hồ vạn năng
Hướng dẫn cách xác định 6 đầu dây motor 3 pha
Motor điện 3 pha thường có 6 dây ra, tức là chúng sẽ bao gồm 3 cặp. Nhìn bằng mắt thường, chúng ta không thể phân biệt được các đầu dây, vậy nên, để xác định đầu dây motor 3 pha, các bạn cần sử dụng Đồng hồ VOM (tức đồng hồ vạn năng).
Cách xác định 6 đầu dây motor 3 pha khá đơn giản, bạn chỉ cần tham khảo sơ đồ đấu dây motor 3 pha được minh họa dưới đây và thực hiện theo các hướng dẫn sau:
Bước 1: Điều chỉnh núm vặn trên thân đồng hồ vạn năng về thang đo điện trở bằng X1
Bước 2: Thực hiện kiểm tra từng cặp dây. Nếu thấy kim đồng hồ đo điện di chuyển lên tức đó là một cặp. Bạn hãy đánh dấu lại từng cặp. Ví dụ, ta gọi 6 sợi dây của động cơ lần lượt là 1,2, 3, 4, 5, 6 thì trong đó 1 và 2 là 1 cặp, 3 và 4 là 1 cặp, 5 và 6 là 1 cặp.
Bước 3: Chọn thang 2.5 DC mA trên thang điện trở của đồng hồ vạn năng, sau đó quấn que đỏ và que đen của đồng hồ với cặp dây 1 - 2 đã xác định ở trên.
Bước 4: Lấy 2 cặp dây còn lại (3 - 4 và 5 - 6) lần lượt chạm vào 2 đầu âm dương của cục pin. Chẳng hạn, khi đo cặp 3 - 4 nếu đồng hồ chạy lên theo chiều thuận thì dây ở cực dương là dây dương (đầu đầu) còn dây ở cực âm cục pin là đầu cuối.
Ví dụ: Dây 3 ở cực dương cục pin thì dây 3 là dây dương (đầu đầu) còn dây 4 đang ở cực âm thì tức là dây 4 là dây âm (đầu cuối). Còn nếu thấy đồng hồ vạn năng chạy ngược lại thì dây 3 là âm và dây 4 là dương.
Tương tự, bạn tiền hành đo cặp đây 5 - 6 để xác định được đầu âm - dương của nó. Riêng đối với cặp dây 1 - 2 thì ngược lại, dây nào nối với que dương của đồng hồ vom thì đó là dây âm (đầu cuối), dây còn lại đang nối que âm của đồng hồ sẽ là dây dương (đầu đầu).
Xem thêm: Hướng dẫn cách xác định, cách đấu đầu dây motor 1 pha nhanh chóng
Lưu ý khi lựa chọn đồng hồ VOM để xác định đầu dây 3 pha
Đồng hồ vạn năng là một thiết bị quan trọng dùng để kiểm tra, đo lường, đánh giá và hỗ trợ sửa chữa điện năng. Đây cũng là công cụ không thể thiếu để xác định đầu dây motor 3 pha.
Cách xác định đầu dây motor 3 pha khá đơn giản, không đòi hỏi kỹ thuật cao nên bạn có thể sử dụng đồng hồ vạn năng chỉ thị kim hay đồng hồ vạn năng điện tử đều có thể đáp ứng được yêu cầu đo. Tuy nhiên, bạn nên chú ý để đảm bảo khả năng đo điện trở của đồng hồ nằm trong mức độ cho phép.
Ngoài ra, bạn cũng nên cân nhắc lựa chọn đồng hồ vạn năng đến từ những thương hiệu uy tín như Kyoritsu, Hioki, Fluke, Sanwa để đảm bảo chất lượng là tốt nhất cũng như độ chính xác khi đo và các chế độ bảo hành của sản phẩm.
Một số đồng hồ vạn năng bạn có thể tham khảo là: Kyoritsu 1021R, Kyoritsu 1109S, Sanwa SH-88TR, Hioki 3030-10,... Tất cả những sản phẩm này đều được sản xuất trên dây chuyền chất lượng cao, có chế độ bảo hành tốt và được trang bị chức năng đo điện trở với độ chính xác cao, giúp bạn có thể thực hiện kiểm tra xác định đầu dây motor 3 pha và tiến hành đấu dây chính xác nhất.
Có thể bạn quan tâm: Cách kiểm tra dây điện bị chập, bị đứt bằng đồng hồ vạn năng nhanh chóng
Cách đấu motor 3 pha
Với cách đấu motor 3 pha 6 đầu dây, tùy theo thông số cụ thể của động cơ điện và điện áp đo được của lưới điện, mà chúng ta có thể linh hoạt áp dụng cách đấu hình sao và đấu hình tam giác.
Cách đấu dây motor 3 pha theo kiểu đấu tam giác (∆)
Trong trường hợp bạn có một động cơ điện 3 pha với thông số điện áp định mức là 220V/ 380V chạy trong lưới điện hiện tại là 110V/ 220V 3 pha thì nên sử dụng cách đấu nối kiểu tam giác. Bởi đây là cách đấu motor 3 pha phù hợp giữa mức điện áp thấp (220V) của động cơ so với mức điện áp cao của lưới điện (220V).
Để hiểu rõ hơn về cách đấu nối động cơ điện 3 pha theo kiểu tam giác, bạn có thể xem chi tiết hơn trong phần ảnh minh họa về sơ đồ đấu nối dưới đây:
Cách đấu động cơ điện 3 hình sao (Y)
Với motor điện 3 pha có thông số điện áp định mức cụ thể là 220V/ 380V và lưới điện hiện tại của động cơ là 220V/ 380V chạy điện 3 pha thì bạn nên áp dụng cách đấu motor 3 pha 6 đầu dây theo kiểu hình sao (Y) để đảm bảo tính phù hợp giữa mức điện áp thấp (380V) của động cơ máy móc và mức điện áp cao của lưới điện quốc gia (380V).
Chi tiết và cách đấu nối bạn có thể tham khảo thêm ở hình minh họa dưới đây:
Lưu ý:
Nếu trên động cơ ghi 127V/ 220V thì bạn thực hiện đấu hình sao và sử dụng với điện áp là 220V chạy 3 pha.
Nếu trên động cơ ghi 380V/ 660V thì bạn thực hiện đấu theo kiểu tam giác để sử dụng điện áp 220V/ 380V chạy 3 pha.
Lựa chọn cách đấu hình tam giác với động cơ điện công suất trong khoảng 0,18 – 3,7kW với lưới điện áp 220/380V, 50hz.
Lựa chọn cách đấu hình sao với động cơ điện công suất của máy đạt trên 3,7kW với lưới điện là 380/660V, 50hz
Trên đây là hướng dẫn đầy đủ và chi tiết nhất cho bạn về cách xác định đầu dây motor 3 pha, sơ đồ quấn dây motor 3 pha cũng như cách đấu motor 3 pha. Hy vọng với những chia sẻ trên, các bạn sẽ thực hiện tốt công việc đo, kiểm tra và đấu nối động cơ điện 3 pha chính xác, hiệu quả nhất
Từ khóa » Sơ đồ Quấn Dây Motor 3 Pha 48 Rãnh
-
Sơ đồ Quấn Dây Motor 3 Pha 48 Rãnh - Trần Gia Hưng
-
Sơ đồ Quấn Dây Và Cách đấu Motor 3 Pha Chi Tiết - Hioki
-
Quấn Nhanh động Cơ 20hp Qua Sơ đồ Dây Quấn 48 Rãnh (P1)
-
Cách Quấn động Cơ 1400/phút 48 Rãnh 12 Cuộn Dây Liền Khuôn
-
Cách Quấn Motor 3 Pha Như Thế Nào Cho Chuẩn Nhất?
-
Sơ đồ động Cơ 3 Pha 48 Rãnh 2 Lớp 2p=10 - WebDien
-
Hướng Dẫn Cách Quấn Động Cơ Không Đồng Bộ Ba Pha (Phần 2)
-
Cách Dựng Sơ đồ Dây Quấn động Cơ 3 Pha - 123doc
-
Hướng Dẫn Cách Quấn Máy Điện 3 Pha Theo Hình Vẽ Tay Chi Tiết ...
-
Hướng Dẫn Vẽ Sơ đồ Trải Của động Cơ Không đồng Bộ 3 Pha
-
[PDF] Thực Hành Xây Dựng Sơ đồ Dây Quấn động Cơ điện Xoay Chiều 3 ...
-
Tài Liệu Quấn động Cơ Máy Bơm - Sửa điện Nước
-
Cách Quấn Dây Motor 3 Pha - .vn