Hướng Dẫn Cách Xác định Quan Hệ Liên Kết Theo Vốn Vay - LuatVietnam
Có thể bạn quan tâm
Trả lời:
Hiện nay, vấn đề giao dịch giữa các doanh nghiệp có quan hệ liên kết được quy định tại Nghị định sô 132/2020/NĐ-CP. Các giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này là các giao dịch mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận mua, bán, sử dụng chung nguồn lực như tài sản, vốn, lao động, chia sẻ chi phí giữa các bên có quan hệ liên kết, trừ các giao dịch kinh doanh đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh giá của Nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về giá (Khoản 2, Điều 1).
Theo quy định tại Nghị định này, các bên có quan hệ liên kết là các bên có mối quan hệ thuộc một trong các trường hợp: (a) Một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư vào bên kia; (b) Các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư của một bên khác.
Áp dụng trong trường hợp cụ thể về quan hệ giữa doanh nghiệp đi vay và tổ chức tín dụng, điểm d), khoản 2, Điều 5 quy định như sau:
“Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay”.
Như vậy, để xác định giữa Doanh nghiệp của bạn và Ngân hàng có bị coi là có quan hệ liên kết theo vốn vay hay không,cần dựa vào mấy tiêu chí như sau để đánh giá:
Thứ nhất: Có quan hệ bảo lãnh hoặc quan hệ cho vay hay không?
Thứ hai: Khoản vay có bằng hoặc lớn hơn 25% vốn góp của chủ sở hữu doanh nghiệp đi vay hay không?
Thứ ba: Khoản vay có chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay hay không?
Xem thêm: Bổ sung trường hợp doanh nghiệp có quan hệ liên kết
Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006199 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
Từ khóa » Các Bên Có Quan Hệ Liên Kết Là Gì
-
Giao Dịch Liên Kết Là Gì? Quy Định Về Giao Dịch Liên Kết Mới Nhất
-
Quan Hệ Liên Kết Là Gì? Các Bên Liên Kết Gồm Những Bên Nào?
-
Xác định Quan Hệ Liên Kết Của Giao Dịch Liên Kết Như Thế Nào ?
-
Xác định Các Bên Có Quan Hệ Liên Kết để áp Dụng Thủ Tục APA
-
Doanh Nghiệp Tại Việt Nam: Giao Dịch Liên Kết Là Gì?
-
Xác định Các Bên Có Quan Hệ Liên Kết - Kreston (VN)
-
Các Bên Có Quan Hệ Liên Kết ? - Văn Phòng Luật Sư đms
-
Quy định Về Giao Dịch Liên Kết Nghị định 132 - Kế Toán Thiên Ưng
-
Thế Nào Là Doanh Nghiệp Có Giao Dịch Liên Kết? - Tạp Chí Tài Chính
-
Giao Dịch Liên Kết Của Công Ty Là Gì ? - Luat 3s
-
GIAO DỊCH LIÊN KẾT GIỮA CÁC BÊN CÓ QUAN HỆ LIÊN KẾT
-
Giao Dịch Liên Kết Là Gì? | Tri Thức Việt
-
Hình Thức Quan Hệ Giao Dịch Liên Kết - Kế Toán Thuế Minh Đức
-
Giao Dịch Liên Kết Là Gì? Các Hình Thức Hoạt động Và Chi Phí