Hướng Dẫn Cách Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Hoàn Hảo Nhất
Có thể bạn quan tâm
Xây dựng chiến lược kinh doanh ảnh hưởng rất lớn đến việc sống còn của doanh nghiệp. Chính bởi vậy nên quá trình thông qua chiến lược kinh doanh thường được diễn ra qua nhiều cấp, phòng ban một cách gắt gao. Do đó nó đòi hỏi ở người lập cần có trình độ chuyên môn cao cùng với kỹ năng lập kế hoạch tốt. Thấu hiểu sự khó khăn khi thiết lập các chiến lược kinh doanh của đông đảo các bạn, sau đây 123job xin đưa ra một số thông tin hướng dẫn giúp bạn sở hữu cho mình một chiến lược kinh doanh hoàn hảo.
I. Chiến lược kinh doanh là gì?
Chiến lược kinh doanh là việc xác định cách thức, phương hướng để doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình. Tùy vào các doanh nghiệp khác nhau, ngành kinh doanh và môi trường khác nhau mà họ có cách mục tiêu cũng như chiến lược riêng. Tuy nhiên nhìn chung việc xây dựng chiến lược kinh doanh thường liên quan tới:
- Việc định vị hoạt động kinh doanh để cạnh tranh.
- Dự đoán những thay đổi của nhu cầu, những tiến bộ khoa học công nghệ và điều chỉnh chiến lược để thích nghi và đáp ứng những thay đổi này.
- Tác động và làm thay đổi tính chất của cạnh tranh thông qua các hoạt động chiến lược như là gia nhập theo chiều dọc hoặc thông qua các hoạt động chính trị.
Xem thêm: Hàng sale là bán lỗ vốn? Sự thật về chiến lược kinh doanh vô cùng hiệu quả
II. Mô hình chiến lược kinh doanh
Mô hình xây dựng chiến lược kinh doanh
Dựa vào điều kiện của mỗi doanh nghiệp mà người thiết lập chiến lược đưa ra từng mô hình xây dựng chiến lược kinh doanh. Tuy nhiên với mong muốn bạn đọc có được một cái nhìn toàn diện hơn, chúng tôi xin đưa ra toàn cảnh về mô hình chiến lược kinh doanh dùng chung cho mọi công ty:
- Môi trường cạnh tranh: Ở đây việc cần làm là nhận diện hình ảnh và hồ sơ của đối thủ bao gồm các điểm mạnh, điểm yếu.
- Xây dựng bộ lợi ích để đáp ứng chào hàng: Nó được hiểu là bạn cần chú trọng nhu cầu – vấn đề của khách hàng cần phải quyết, mô tả chào hàng – các lợi ích lý tính và cảm tính và kết hợp với chiến lược giá và giá trị.
- Chiến lược và định vị thị trường: Bạn cần xác định rõ định vị lợi ích lớn nhất từ đó đưa ra các chiến lược thương hiệu, chiến lược thâm nhập thị cũng như các rào cản thay thế.
- Chiến lược bán hàng và Truyền thông: Cụ thể là các nội dung như chiến lược sale và kênh bán hàng, tổ chức lực lượng bán hàng, đo lường và các biện pháp tăng doanh thu, chiến lược quảng cáo, chiến lược PR,…
- Tung sản phẩm: Ở đây bạn cần xác định rõ mốc thời gian tung cùng các chiến lược đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng.
- Tổ chức và cách thức hoạt động: Nó có nghĩa ra bạn phải làm rõ các cấu trúc, mô hình hoạt động. Bên cạnh đó cũng đưa ra cách thức quản lý nguồn nhân lực và quản trình kinh doanh
- Phân tích tài chính: Thực hiện đưa ra các mô hình tài chính - Cấu trúc chi phí -Lợi nhuận và doanh thu dự kiến.
- Ngoài ra bạn cũng có thể tham khổ hơn các mẫu xây dựng chiến lược kinh doanh để hiểu và biết cách hoàn thiện thêm bản chiến lược của mình. Bởi lẽ chỉ một bản chiến lược tối mới được coi trọng và thông qua để đi vào thực hiện. Hơn nữa nó cũng góp phần lớn trong việc khẳng định năng lực của bạn.
Xem thêm: 9 chiến lược kinh doanh giúp Startup vượt qua năm đầu khởi nghiệp
III. Quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
Các bước xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả nhất
1. Xác định tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp
Đây là bước đầu tiên cũng chính là bước quan trọng nhất trong các bước xây dựng chiến lược kinh doanh của từng doanh nghiệp. Bởi lẽ chỉ khi xác định được đúng mục tiêu của mình thì chiến lược mới có đích để hướng tới. Điều này nó cũng tương tự như việc bạn cứ đi trong mông lưng và không biết điều thực sự mình muốn làm là gì thì quá trình đó sẽ trở nên vô nghĩa. Do đó dù là làm bất cứ điều gì bạn cũng cần phải có mục tiêu và nhờ có nó bạn mới biết mình phải làm gì mà có động lực thôi thúc mình hoàn thành nó. Trong bước đầu tiên này bạn cần thực hiện:
- Tầm nhìn: là thông điệp cụ thể hóa sứ mệnh thành một mục tiêu tổng quát, tạo niềm tin vào tương lai của doanh nghiệp.
- Sứ mệnh: nêu rõ lý do tồn tại của doanh nghiệp và chỉ ra các việc cần làm
- Mục tiêu chiến lược: chỉ rõ những nhiệm vụ của doanh nghiệp, những gì mà doanh nghiệp hy vọng sẽ đạt được trong phạm vi dài hạn và trung hạn.
2. Phân tích môi trường bên ngoài doanh nghiệp
Ý nghĩa của phân tích môi trường bên ngoài là nhận thức các cơ hội và nguy cơ từ môi trường để đưa ra các biện pháp đối phó phù hợp. Trong đó bao gồm việc phân tích môi trường vĩ mô và môi trường ngành mà doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh. Việc đánh giá môi trường ngành cũng có ý nghĩa khá lớn trong việc tìm ra các lợi thế và có phương pháp khai thác nó để giúp doanh nghiệp phát triển tốt hơn.
3. Phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp
Không chỉ riêng việc phân tích môi trường bên ngoài quan trọng mà phần môi trường bên trong cũng đem lại nhiều lợi ích to lớn đến việc xây dựng chiến lược kinh doanh hoàn chỉnh. Bởi lẽ nó giúp tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp. Nhờ vào nó mà công ty đưa ra các cách thức đạt đến lợi thế cạnh tranh. Bên cạnh đó nó cũng góp phần đưa công ty phát triển một cách vượt trội về hiệu quả, chất lượng, cải tiến và trách nhiệm với khách hàng.
4. Xây dựng chiến lược
Xây dựng chiến lược kinh doanh là xác định các phương án chiến lược ứng với các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa của doanh nghiệp. Một chiến lược kinh doanh tốt có thể đưa doanh nghiệp phát triển và chiếm lĩnh một lượng lớn thị trường mục tiêu. Nhưng trái lại một chiến lược kinh doanh tốt tốt, không phù hợp cũng có thể kiến doanh nghiệp phá sản. Chính bởi vậy việc xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp cần hết sức cẩn thận và luôn bám sát nguồn lực công ty cũng như biến đổi của thị trường.
5. Triển khai thực hiện chiến lược
Triển khai là bước đánh dấu sự bắt đầu của một chiến lược kinh doanh. Ở đó chúng ta thực hiện chiến lược là việc xây dựng các cách thức, biện pháp phù hợp với từng chiến lược để thực thi và đạt được mục tiêu đề ra. Việc triển khai thực hiện chiến lược cần phải rõ ràng có phân công công việc cụ thể và lộ trình thực hiện các công việc.
6. Kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện
Doanh nghiệp cần phải thiết lập một hệ thống kiểm soát tất cả các khâu như tổ chức, kiểm soát đầu vào, kiểm soát đầu ra... Dựa vào đó giúp doanh nghiệp nhận ra sớm các vấn đề phù hợp và chưa phù hợp để có những cải cách điều chỉnh kịp thời làm cho chiến lược hiệu quả hơn. Đặc biệt nó giúp xác định liệu chiến lược có đi đúng hướng hay không và kiểm tra xem liệu nhân viên có được giao hay không. Bởi vậy đây vẫn luôn là một trong những bước không thể thiếu trong một quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh.
Xem thêm: TOP 10 chiến lược kinh doanh bán lẻ mà chủ đầu tư cần nắm vững
IV. Các bước xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp
Các bước xây dựng chiến lược kinh doanh hoàn hảo
1. Thiết lập mục tiêu của công ty
Thiết lập mục tiêu là việc lượng hóa thể hiện chính xác những gì công ty muốn thu được. Ví dụ như: doanh thu, lợi nhuận, thị phần, tái đầu tư. Lập mục tiêu là một công việc quan trọng dẫn tới thành công của bất cứ công ty nào, nhưng nó càng đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp nhỏ, những doanh nghiệp này có thể trở nên rối trí khi không biết phải tập trung vào cái gì. Việc xác lập được mục tiêu trong việc xây dựng chiến lượng kinh doanh tại công ty giúp bạn biết đích đến và cố gắng nỗ lực để đạt được nó. Tuy nhiên mức tiêu đưa ra phải hợp lý dựa theo các điều kiện nguồn lực hữu hạn của công ty. Ví dụ nếu công ty còn nhỏ lẻ và điều kiện thị trường không cho thấy có cơ hội để phát triển nhưng bạn lại đặt doanh thu cần đạt được tương tự như một doanh nghiệp lớn thì nó không thể thành công và thậm chí làm nhân viên chán nản.
2. Đánh giá vị trí hiện tại
Để thực hiện được mục tiêu đề ra thì chúng ta cần phải đưa ra các đánh giá về : Nghiên cứu môi trường kinh doanh để xác định xem yếu tố nào trong môi trường hiện tại đang là nguy cơ hay cơ hội cho mục tiêu và chiến lược của công ty. Ngoài ra cũng cần phải có các đánh giá về nội bộ bên trong doanh nghiệp như phân tích điểm mạnh yếu của quản lý, hoạt động marketing, tài chính, hoạt động sản xuất, nghiên cứu và phát triển.
3. Nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh
Một trong các bước xây dựng chiến lược kinh doanh không thể thiếu là nghiên cứu thị trường và đối thử. Bởi lẽ, thứ nhất thị trường là nơi có thị trường mục tiêu, khách hàng mục tiêu là đối tượng quan trọng nhất đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó thị trường cũng ẩn chứa các cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp phải tìm cách vượt qua. Thứ hai về đối thủ cạnh tranh thì có thể là cạnh tranh trực tiếp hoặc cạnh tranh gián tiếp. Hộ kinh doanh các mặt hàng đối đầu với sản phẩm của doanh nghiệp và sẵn sàng thế chỗ doanh nghiệp bất cứ lúc nào. Do đó trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh cần phải có nghiên cứu đối thủ để tìm cách vượt qua đối thủ nhờ điểm mạnh của mình và không để đối thủ ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của mình.
4. Chiến lược sản phẩm trong chiến lược kinh doanh
Chiến lược sản phẩm là nền tảng là xương sống của chiến lược kinh doanh. Bởi, chiến lược sản phẩm giúp doanh nghiệp xác định phương hướng đầu tư, thiết kế sản phẩm phù hợp thị hiếu và hạn chế rủi ro. Vì vây doanh nghiệp cần tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng tới sản phẩm như: chất lượng sản phẩm đảm bảo, giá thành sản phẩm hợp lý, nhãn hiệu sản phẩm hấp dẫn. Bên cạnh đó trong xây dựng chiến lược kinh doanhcho sản phẩm cần sự kết hợp khéo léo của các nguồn lực của doanh nghiệp nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh và cách thức cạnh tranh dài hạn cho từng sản phẩm trong môi trường biến đổi cạnh tranh.
5. Phân bố ngân sách theo mục tiêu
Ngân sách của doanh nghiệp là hữu hạn. Do đó trong quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh thì cần phải đảm đảm phân bổ tốt ngân sách chi tiêu. Bởi lẽ nếu không thực hiện hoạch định kế hoạch ngân sách này trước mà để chi tiêu một cách tràn lan thị các hoạt động ở các giai đoạn sau của chiến lược dễ sẽ không có ngân sách chi tiêu và rơi vào tình trạng đình trệ. Do đó bạn cũng cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề này trong khi xây dựng chiến lược kinh doanhcho mình.
6. Luôn cập nhật những thông tin mới
Đúng là doanh nghiệp nên tập trung cho sự phát triển trong dài hạn, xây dựng từ những nền móng vững chắc, nhưng thương trường thì luôn thay đổi từng ngày. Ta đứng yên một chỗ cũng chẳng khác nào ta đi lùi trước sự phát triển của đối thủ.
Việc linh hoạt trước những thay đổi của ngoại cảnh là cần thiết và nên được quan tâm trong các bản đề xuất chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
7. Tham vấn ý kiến từ nhiều bên khác nhau
Một chiến lược kinh doanh tốt cần phải có sự tham vấn từ nhiều thành phần khác nhau trong doah nghiệp. Nhiều khi, những yếu tố chuyên môn tới từ các chuyên gia trong từng lĩnh vực cụ thể có thể giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết sách hợp lý và đúng đắn.
8. Đánh giá và kiểm soát kế hoạch
Ở giai đoạn này của quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh, các nhà quản lý xác định xem liệu lựa chọn chiến lược của họ trong mô hình thực hiện có phù hợp với các mục tiêu của doanh nghiệp. Đây là quá trình kiểm soát dự toán và quản lý thông thường nhưng bổ sung thêm về quy mô. Bên cạnh đó thông qua việc kiểm soát cũng biết được thái độ làm việc của nhân viên để có biệt phát khích lệ và xử phạt hợp lý.
Bất kỳ một chiến lược dài hơn nào đều cần phải sát với thực tiễn và có thể áp dụng được trong bối cảnh hiện tại. Chính vì thế, bạn cần phải quan tâm tới những vấn đề sau khi lên kế hoạch phát triển cho doanh nghiệp:
- Những chiến lược bạn xây dựng có thể theo dõi và đo lường được vấn đề hiệu quả hằng tháng.
- Kết quả của chiến lược cần phải đo lường được thông qua các chỉ số định lượng (như KPI chẳng hạn).
- Thường xuyên chia sẻ tầm nhìn và mục tiêu của doanh nghiệp để nhân viên trong công ty biết và hiểu rõ sức mệnh, vai trò của họ trong sự nghiệp phát triển của doanh nghiệp.
- Có những đánh giá định kỳ về hiệu quả của chiến lược. Đưa ra những thay đổi nếu cần thiết cho chiến lược.
Xem thêm: Cách để bạn có được một chiến lược kinh doanh spa hiệu quả
V. Các yếu tố ảnh hưởng tới chiến lược kinh doanh
Dưới đây là một số các yếu tố cơ bản sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp:
Sản phẩm/dịch vụ được cung cấp.
Nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Phương thức Marketing và bán hàng.
Năng lực sản xuất.
Khả năng đáp ứng khách hàng.
Mục tiêu tăng trưởng.
Phương thức phân phối.
Nền tảng công nghệ.
Loại hình và nhu cầu thị trường.
Mục tiêu về lợi nhuận.
Michael Treacy và Fred Wiersema gợi ý rằng có 3 nguyên tắc chủ chốt phải tuyệt đối tuân thủ trong chiến lược kinh doanh bao gồm:
Operational Excellence – Vận hành hoàn hảo Chiến lược này phụ thuộc cao vào khả năng sản xuất và phân phối sản phẩm/dịch vụ. Mục tiêu là để dẫn đầu thị trường bằng giá cả và sự thuận tiện.
Customer Intimacy – Sự trung thành của khách hàng Chiến lược này sẽ tập trung vào việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ thật phù hợp với nhóm phân khúc khách hàng lựa chọn. Mục tiêu là để xây dựng mối quan hệ bền vững và tạo dựng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu doanh nghiệp.
- Product Leadership Generation – Cung cấp sản phẩm dẫn đầu
Chiến lược này tập trung vào phát triển các sản phẩm và dịch vượt trội, cải tiến. Mục tiêu là để nhanh chóng thương mại hóa các ý tưởng sản phẩm thuộc doanh nghiệp.
VI. Những chiến lược kinh doanh thành công xuất sắc ở Việt Nam
Để giúp bạn đọc có cái nhìn trực quan hơn và học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm giúp ích cho việc xây dựng kế hoạch kinh doanh hoàn hảo, chúng tôi xin đưa ra một số chiến lược kinh doanh hoàn hảo đã đạt được thành công tại Việt Nam.
1. Thành công của Viettel
Trong khoảng năm 2005-2006, Viettel đã có một quyết định kinh doanh khá táo bạo, là từ bỏ thành phố để về đầu tư tại nông thôn. Tuy nhiên trong điều kiện khi ấy, chi phí để lắp đặt các trạm tại nông thôn rất tốn kém. Tuy nhiên, Viettel đã làm, và đã chứng minh được sự đúng đắn biến điện thoại di động từ thứ xa xỉ đã trở thành thứ bình dân - ở Việt Nam. Hơn nữa giới bình dân có tới 70% và chủ yếu ở nông thôn điều này đã giúp Viettel tiếp cần được với lượng khách hàng khổng lồ.
Thứ hai, ở thời điểm đó Mobiphone đã có 10 hoạt động ở thành phố nên sẽ rất khó để Viettel có thể cạnh tranh. Nhưng về nông thôn, câu chuyện sẽ hoàn toàn khác hẳn: ở nông thôn không có sóng MobiFone, Viettel lại có - người dân sẽ cảm nhận rằng Viettel ở đây còn có sóng thì chắc hẳn ở thành phố còn tốt hơn. Và từ đó, thành công nối tiếp thành công đến với Viettel. Điều đó đã cho thấy việc xây dựng chiến lược kinh doanh cho Viettel khá bạo dạn và thông minh.
2. Thành công của TH True Milk
Nhờ đội ngũ xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty Vinamilk tốt đã giúp thương hiệu này trở kẻ thống trị thị trường sữa. Tuy nhiên sau khi TH True Milk xuất hiện đã đưa ra nhiều đặc điểm nổi trội mới để thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng, và cho mình một hình ảnh thích hợp. TH True Milk đã thực hiện xây dựng chiến lược linh doanh nhấn mạnh đến yếu tố “sữa sạch” để tạo ra khác biệt hóa với những nhãn hàng sữa khác trên thị trường và gắn tên tuổi của mình với ý niệm “sạch”. Đặc biệt tâm lý người tiêu dùng là rất quan tâm đến vệ sinh an toàn thực phẩm và nó chúng là cơ hội để TH True Milk định vị thành công hình ảnh của mình.
Xem thêm: Kinh doanh Online là gì? 12 chiến lược kinh doanh online hot nhất 2021
VII. Những chiến lược kinh doanh thành công của các thương hiệu lớn trên Thế giới
1. Chiến lược dẫn đầu của NIKE
Đã từ lâu, Nike đã rất thành công khi sử dụng những chiến lược quảng cáo qua tivi và các ấn phẩm truyền thông đại chúng để quảng bá cho từng sản phẩm mới hay từng nhà tài trợ của họ. Câu khẩu hiệu “Just Do It” và “Bo Knows” đã trở nên gắn liền với thương hiệu của hãng. Tuy nhiên, hiện nay Nike không còn sử dụng những phương pháp quảng cáo đó nữa.
Thay vào các quảng cáo truyền thống, Nike tập trung truyền tải các thông điệp qua Emotional branding (Tạo thương hiệu bằng cảm xúc khách hàng) và là một trong những thương hiệu thành công nhất trong lĩnh vực quảng cáo này. Các quảng cáo của Nike đưa ra nhằm mục đích tạo động lực để khách hàng đứng lên, tiến về phía trước, không ngừng cố gắng, và tóm gọn là “hãy hành động”. Quảng cáo của Nike thường ca ngợi sự chăm chỉ và ăn mừng các chiến thắng, đặc biệt là chiến thắng của khách hàng trước sự lười biếng, và những gì Nike làm chính là đánh vào mong muốn trở nên vĩ đại của khách hàng.
Nike đã rất thành công khi thực hiện điều đó, quảng cáo của họ không chỉ tác động đến các vận động viên, mà tất cả mọi người, bởi khát khao trở nên vĩ đại là một điều mà ai cũng có, giúp cho chiến lược này có một sức hút gần như toàn cầu.
Và mặc dù đã chuyển từ quảng cáo qua in ấn và tivi sang quảng cáo số, Nike vẫn không nhừng việc sử dụng emotional branding. Thông qua việc gửi các thông điệp ý nghĩa trên Twitter, hay vinh danh những vận động viên trên Fanpage và Instagram, Nike vẫn luôn duy trì được kết nối với khách hàng theo cách mà không nhiều đối thủ khác có thể làm được.
Bài học thành công ở đây là việc xây dựng các chiến dịch quảng cáo đánh đúng vào tâm lý khách hàng để tạo ra các thông điệp lan tỏa trên phạm vi toàn cầu
2. Bài học thành công của SAMSUNG
Từ một doanh nghiệp kinh doanh nhỏ với 40 công nhân, sau nhiều năm kiên trì phát triển, Samsung Electronics (Hàn Quốc) giờ đây đã trở thành nhà sản xuất thiết bị điện tử hàng đầu thế giới. Vậy, đâu là chìa khóa thành công của đế chế Samsung ? Công đầu tiên phải kể đến “ông trùm” Lee Kun Hee với câu nói nổi tiếng “Hãy thay đổi tất cả, trừ vợ và con”. Lee Kun Hee cũng được biết đến với phong cách làm việc “lạ đời” là chỉ làm việc ở nhà mà không đến cơ quan, buộc cấp dưới phải tự đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm trước quyết định đó. Điều này đã góp phần tạo ra tính kỷ luật cũng như văn hóa “luôn làm mới mình” của Samsung.
Tiếp đến là chính sách đa dạng hóa về sản phẩm. Người xưa vẫn thường nói “Không nên cất toàn bộ trứng vào trong một rổ” và Samsung đã lĩnh hội rất rõ điều này. Gã khổng lồ đến từ Hàn Quốc đã áp dụng một chiến dịch kinh doanh rất khác biệt so với các đối thủ khác như Apple, Google hay Microsoft – những nhà sản xuất chỉ tập trung vào sản phẩm “thế mạnh” như smartphone (Apple), phần mềm máy tính (Microsoft) hay dữ liệu người dùng (Google) – đó là “tận dụng” mọi ngõ ngách trong ngôi nhà của người tiêu dùng. Samsung không ngại thử nghiệm bất cứ điều gì, từ sản xuất điện thoại đến máy tính bảng, từ tủ lạnh đến máy rửa bát, TV, máy giặt… Các sản phẩm của Samsung phủ sóng mọi phân khúc thị trường mà ta có thể mường tượng được.
Trong bối cảnh thị trường công nghệ đang “bội thực” với ngày một nhiều các sản phẩm điện thoại thông minh, máy tính bảng,… thì Samsung đã chọn cách khôn ngoan là tập trung vào khâu tiếp thị, thay vì đổi mới, cách tân sản phẩm. Samsung đã trở thành hãng công nghệ đầu tiên chi nhiều tiền nhất cho các hoạt động quảng cáo và tiếp thị. Bên cạnh đó, việc trở thành nhà tài trợ của câu lạc bộ bóng đá Chelsea hay các chương trình ăn khách như “the X-factor” và Olympics cũng khiến tên tuổi Samsung tiếp cận với các khách hàng mục tiêu nhiều hơn. Kết quả là bằng chiến lược tiếp thị tuyệt hảo của mình, Samsung đã ngăn chặn những thất bại, thúc đẩy sự thành công và giữ vững vị trí của mình trên đỉnh của lĩnh vực kinh doanh công nghệ.
Bài học thành công ở đây là chiến lược đa dạng hóa sản phẩm và xây dựng thương hiệu để tiếp cận nhiều hơn đối với khách hàng mục tiêu.
Xem thêm: Hướng dẫn cách xây dựng chiến lược kinh doanh hoàn hảo nhất
VIII. Kết luận
Chiến lược kinh doanh càng rõ ràng, càng khả thi thì mục tiêu càng sớm đạt được. Bởi vậy khi xây dựng chiến lược kinh doanh người lập cần phải phân tích các yếu tố nguồn lực, yếu tố vi mô, vĩ mô một cách chi tiết để giúp kế hoạch thêm hoàn chỉnh và hướng đến mục tiêu nhanh chóng hơn. Hy vọng các thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn đọc. Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết tiếp theo tại 123job.
Từ khóa » Các Bước Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh
-
5 Bước Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Hiệu Quả Cho Doanh Nghiệp
-
Quy Trình Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp
-
Chiến Lược Kinh Doanh Là Gì? Các Bước Xây Dựng Chiến Lược Hiệu Quả
-
Xây Dựng Chiến Lược Doanh Nghiệp - 4 Bước Xây Dựng Hiệu Quả
-
9 Bước Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh - LAPO.VN
-
4 Bước Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Hiệu Quả Cho ... - KiotViet
-
Các Bước Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Hiệu Quả - MAX COOL
-
5 Bước Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Hiệu Quả Bạn Không Nên Bỏ ...
-
Các Bước Phát Triển Chiến Lược Doanh Nghiệp Thành Công
-
7 Nguyên Tắc Về Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Hiện Đại
-
Chiến Lược Kinh Doanh Là Gì? 4 Bước Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh
-
4 Bước Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Hiệu Quả Cho ... - KiotViet
-
Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh - Công Ty TNHH Tư Vấn Quản Lý ...
-
Quy Trình Xây Dựng Chiến Lược (6 Bước)